BALENCIAGA – KHÔNG CHỈ LÀ BIG LOGO.
Có lẽ trong mỗi chúng ta, đặc biệt là những người yêu thích cụm từ “Streetwear” “Hypebeast” và nổi trội thành những “Fashion Icon” trong giai đoạn 2017-2019, hẳn ai cũng biết tới thương hiệu “Balenciaga”. Nhưng mình dám cá với các bạn, Balenciaga trong đại đa số chúng ta – sẽ được biết tới nhiều nhất tới những đôi Speedrunner, TripleS, áo Biglogo Balenciaga hay sơ mi full printed. Căn bản, ngay cả Demna Gvasalia – CD hiện tại của Balenciaga (Người sáng lập và “Bỏ rơi” Vetements) thực chất cũng không phải cái tên đại chúng với thị trường Việt Nam.
Một số người – sẽ tưởng và so sánh ngang giữa Balenciaga và Supreme hay Off-white, đặt thương hiệu này ngang tầm với các thương hiệu Streetwear Brand (Vì thực chất, Balenciaga được nhiều người biết tới cũng từ khi Demna về và mang hơi thở của thời trang đường phố lên) hay cùng lắm sẽ mang danh là “High-end/Luxury” (Whatever). Nhưng Balenciaga không chỉ là thế, biên niên sử về một trong những thương hiệu thời trang lâu đời và có bề dày lịch sử trong nền công nghiệp tỉ đô này nhiều hơn chỉ là cái logo được yêu thích trong những năm trở lại đây. Và nếu chúng ta nhìn lại những collection của Balenciaga trước khi giai đoạn Demna gia nhập thì có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm và không nghĩ rằng đó là Balenciaga.
Balenciaga – “CỘI NGUỒN”
Không giống như chúng ta nhắc tới như Balenciaga hiện nay, Balenciaga đối với nền công nghiệp thời trang được ví như một cây đại thụ vậy.
Tất cả đều bắt nguồn từ cái tên: Cristobal Balenciaga – Một đại nhân vật, người sánh ngang với những tên tuổi lừng danh khác như Coco Chanel, Hubert de Givenchy, Christian Dior. Cristobal Balenciaga là người đã thực hiện cuộc cách mạng hóa lịch sử thời trang bằng việc mix và tôn vinh tính cách của người phụ nữ (Feminity silhouette) – hình bóng của họ lên các sản phẩm thời trang của mình. Đưa các collection hay thiết kế của Balenciaga trở thành những tác phẩm nghệ thuật vượt ra khỏi ranh giới của thời trang.
Có thể nói, Cristobal Balenciaga là một chàng trai theo diện “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – khi mà mẹ của ông là một thợ may, còn bố là một ngư chân chân phát. Sinh năm 1895 tại ngôi làng nhỏ ở Getaria, quan sát việc mẹ may đã nuôi dưỡng niềm đam mê với việc may mặc và sử dụng vải của mình. Nên nhớ rằng nằm giai đoạn 1980 1990s thì văn hóa couturier là một định mức, ước mơ cho bao nhiêu người đam mê thời trang. Cristobal Balenciaga đã nhanh chóng phát triển thiên khiếu của mình và năm 11 tuổi đã trở thành 1 trong những thợ may có kĩ năng của người trưởng thành ( Hay thợ cả). Năm 12 tuổi, Balenciaga mở cửa hàng may mặc đầu tiên tại San Sebastian.
Những năm đầu khởi nghiệp:
Paris luôn là niềm cảm hứng bất tận của Balenciaga, là một người tiên phong, mang tư tưởng “Avant-garde” và tầm nhìn đưa thời trang của những người phụ nữ lên một tầm cao mới. Balenciaga pha trộn giữa cảm hứng thời Phục Hưng Tây Ban Nha, của giới quý tộc thời đó cùng văn hóa đặc trưng của thời kì đó (Những người lính, những kẻ đấu sĩ bò tót). Nhưng ông không quên các đặc điểm của quê hương: Đó là Ren và sự tương phản màu sắc. Là một kẻ tham vọng và cầu toàn, những sản phẩm mà Balenciaga làm ra đều nhấn mạnh vào chi tiết và đầy tinh tế, điều này đã thuyết phục giới quý tộc Châu Âu và nhanh chóng đưa tên tuổi ông thành người làm đồ bậc nhất Châu Âu.
Thời Hoàng Kim và cuộc chiến ngang sức với Christian Dior:
Giai đoạn mang tên tuổi nhất cho Balenciaga chính là thập niên 50s – 60s khi mà cuộc chiến giữa ông và Christian Dior đã tôn vinh hai con người trở thành những bậc thầy lẫy lừng nhất của Art Costume. Và trong khi cả hai cây đại thụ “giao đấu” trong thể thức là đồ phụ nữ thì Dior thể hiện sự nữ tính thông qua biểu trưng những đường cong của phụ nữ bằng cách sử dụng sự thon gọn và bó sát (Các bạn có thể search Wheeled skirt của C.Dior). Còn Balenciaga lại tập trung vào việc giải phóng cơ thể qua hình khối, sự đối xứng và tương phản màu sắc.
Khi Dior chuộng phần bó cơ thể bằng các thắt lưng hay vải quanh waits(eo) thì Balenciaga thích thú trong việc không sử dụng chúng – không có sự khuôn mẫu mà thay vào đó là ứng dụng của việc hình học trong may mặc.
Tuy nhiên, thời thế đón một nhân tài tới và đuổi họ như cái cách chúng vẫn hay làm vậy. Cuối thập niên 60s, một cuộc thay đổi lớn trong tâm lí khách hàng – cùng với sự bùng nổ và thay đổi sâu sắc của thể chế chính trị, các phong trào lớn như Hippie, Rock n Roll đã đánh dấu một sự thay đổi giai cấp và vai trò của phụ nữ. Phụ nữ bây giờ không còn ở nhà nhiều mà sẽ đi làm nhiều hơn, có tiếng nói hơn. Kết quả là – nền thời trang sinh ra cụm từ “pret-a-porter” – “Ready to wear” – một khái niệm khai tử cho nền thời trang cao cấp lúc đó và theo nhu cầu của thời đại mới. Quần áo được may sẵn và bán trong các cửa hàng, sự giao tiếp giữa những người thợ may và khách hàng giảm sút và gu thẩm mỹ của đại chúng đã trở nên dễ thở hơn. Balenciaga vẫn tiếp tục thương hiệu của mình, nhưng lí tưởng của ông – đã không còn như mong muốn. Do đó, năm 1968 – Balenciaga đã rút lui khỏi ngành công nghiệp thời trang và được nhớ đến như 1 trong những thợ may giỏi nhất của thế giới. Những con người tiếp theo như Michel Goma, Josephus Thimister, Nicolas Ghesquiere (Giờ là Creative Director của Louis Vuitton nhánh womenswear), Alexander Wang và giờ đây là Demna Gvasalia.
DEMNA và nét tương đồng với Balenciaga:
Demna tới Balenciaga vào năm 2015 và thực sự đã thay đổi cả một Balenciaga cũ kĩ – khiến thương hiệu đã đi vào quên lãng với đại đa số khách hàng trở lại cuộc chơi. Một bước nhảy ngoạn mục khi Balenciaga vực dậy – đánh bại Gucci trở thành thương hiệu được yêu thích nhất năm 2017-2018. Có thể nói Balenciaga (người) và Demna hoàn toàn khác nhau, một ông lão yêu thích haute couture, còn một người lại đắm chìm trong nét đẹp của street-style. Nhưng giữa họ lại có một điểm chung, đó là sự thách thức, sự đổi mới và dám làm – dám chơi đối với nền công nghiệp thời trang này, cả Balenciaga và Demna đều thích đối đầu với các quy tắc và trong họ tràn đầy sự tự tin. Demna cũng không phải là phá hủy những gì mà Balenciaga đã gầy dựng – chẳng thế mà trong mùa Fall/Winter 2020 – Demna đã đưa lại những gì mà Balenciaga bắt đầu – đó là niềm đam mê bất tận với Paris Haute Couture của Cristobal Balenciaga sau khi ông ra đi vào năm 1968. Di sản của ông vẫn được hậu thế tiếp tục.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過0的網紅Ho Ngoc Ha's Official Channel,也在其Youtube影片中提到,Bức Thư Để Lại - Hồ Ngọc Hà ft. R.Tee (Official) Music Producers: NGUYỄN HẢI PHONG - TDK Song Writers: NGUYỄN HẢI PHONG - TDK - DTAP Arranger: TDK M...
「balenciaga creative director」的推薦目錄:
- 關於balenciaga creative director 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於balenciaga creative director 在 Gucci Facebook 的最佳貼文
- 關於balenciaga creative director 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於balenciaga creative director 在 Ho Ngoc Ha's Official Channel Youtube 的最讚貼文
- 關於balenciaga creative director 在 Balenciaga's creative director, Demna Gvasalia, is known for ... 的評價
- 關於balenciaga creative director 在 IS this the END of Demna Gvasalia as BALENCIAGA'S ... 的評價
- 關於balenciaga creative director 在 Balenciaga Creative Director Demna Gvasalia - Alexander ... 的評價
balenciaga creative director 在 Gucci Facebook 的最佳貼文
In the first episode of Balenciaga’s new podcast to inaugurate its official Spotify profile, Alexander Fury talks to Balenciaga Creative Director Demna Gvasalia and Gucci Creative Director Alessandro Michele about The Hacker Project, a laboratory of incursions and metamorphoses resulting in a series of special pieces within the latest collections of each. Listen now: https://open.spotify.com/playlist/5UT8cLtLumWSROqeG9TSt2?si=HtFuVhz_SJKdQtccu6v14Q&dl_branch=1
balenciaga creative director 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
CHỖ ĐỨNG NÀO CHO THƯƠNG HIỆU MỚI?
[Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Ngân]
Cạnh tranh – Cạnh Tranh và Cạnh Tranh, giống như nhiều ngành khác hiện tại, thời trang cũng vậy. Đã từng là một Đại dương xanh/Blue Ocean – streetwear nói riêng và fashion for new gen nói chung trở thành mục tiêu của nhiều người. Trong đó có cả “Làm vì thời trang” hoặc “Kinh doanh dựa trên thời trang” – mỗi người đều có mục tiêu, chúng ta không đánh giá được, Nhưng thị trường luôn cần sự đổi mới, refresh theo từng giai đoạn và nó đóng một vai trò quan trọng trong tập tính khách hàng. Đó là lí do mà chúng ta luôn nhắc về các Thế hệ. Generation – bạn có nhớ đọc bao nhiều bài viết, bao nhiêu nghiên cứu về sự khác biệt giữa X,Y,Z và chuẩn bị tới là Alpha. Và cũng nói thêm, Blue Ocean đã thành Red Ocean với sự khó thở và dễ dàng bóp chết bất kì một kẻ mới nào vào thị trường này nếu không cứng.
Bạn nghĩ điều gì sẽ quyết định sự sống còn của một thương hiệu thời trang?
Fashion Designer? Chất liệu? Giá bán?.. Đúng, nhưng điều này có nghĩa lí gì khi mà không có khách hàng nào mua những sản phẩm thời trang trên. Như bạn Ngân nói, lượng khách hàng ổn định và lâu dài sẽ là thứ cốt lõi quyết định sự sống còn của thương hiệu thời trang hay bất kì một ngành nghề nào khác. Nhưng, con người – chúng ta đều biết – là một giống loài đầy lòng trắc ẩn và tùy biến theo thời gian. Điều này giúp chúng ta tồn tại, phát triển và tiến hóa theo thời gian – để trở thành kẻ đứng đầu chuỗi sinh vật tại Trái Đất. Nói trắng ra là “Chúng ta là kẻ đứng núi này nhưng thích trông núi cao hơn”.
Con người dễ dàng bị thu hút bởi những thứ mới và tiện ích hơn cho cuộc sống hàng ngày của họ, giúp họ khẳng định được bản thân. Và khi đạt được điều đó thì những thứ xưa cũ sẵn sàng bị quên lãng và gạt bỏ không thương tiếc. Đó là Quy luật.
Để lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu như này. Cách đây khoảng 15 – 16 năm, các bạn biết ai là ông vương của ngành điện thoại di động không. Đó là Nokia, công ty công nghệ Phần Lan nắm trùm toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Được thành lập năm 1855 nên lượng khách hàng ổn định và trung thành của Nokia rất lớn. Nhưng đó chỉ là quá khứ cho đến khi Apple – Quả táo cắn dở đến từ Mĩ được thành lập năm 1977 (rất lâu so với Nokia) tung ra điện thoại Iphone 2G vào năm 2007 và thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ quy mô nhất trong ngành điện thoại. Ngay cả những khách hàng trung thành của Nokia nhất cũng mua iPhone – Nokia nhanh chóng rớt vị trí của mình một cách thê thảm và Apple chễm chệ thành thương hiệu đứng đầu với tổng tài sản nghìn tỉ đô.
VẬY – Thương hiệu lâu đời với lượng khách hàng ổn định và lâu đời? Đối với mình, đây là một khái niệm mang tính tương đối và không ổn định. Dựa vào trên ví dụ của Apple – Nokia, chúng ta có thể thấy khách hàng chỉ trung thành khi mà họ không có 1 phương án tối ưu hơn, mang lại cho họ những thứ mới mẻ/trải nghiệm và tiện dụng hơn. Đến lúc đó, thị trường không ngại ngùng đào thải những thứ cũ. Ai mà biết được sau này sẽ có một thương hiệu nào đó lật đổ Apple như cái cách mà Apple lật Nokia vậy?
FASHION – MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀO THẢI.
Thời trang, còn đào thải ác liệt hơn nữa. Không giống như cái điện thoại có thể sử dụng ít nhất là 1 năm – quần áo có thể thay đổi theo từng ngày. Mà khách hàng cũng trưởng thành theo thời gian – cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Con nít lớn thành thiếu niên, thiếu niên thành thanh niên, thanh niên thành người trưởng thành. Cả về cơ thể vật lý lẫn mindset của khách hàng cũng biến đổi theo thời gian. Các fashion brands thế hệ đầu mặc dù có lượng khách hàng ổn định nhưng rồi xác thịt cũng theo về cát bụi, những người già chẳng có nhu cầu quá lớn về thời trang. Khách hàng trẻ/khách hàng tiềm năng mới quyết định sự sống còn. Và đó là cánh cửa dành cho các thương hiệu mới.
Hẳn là các fashion brands luôn biết rõ điều đó. Điều này trong các bản nghiên cứu thị trường của các tập đoàn lớn đều chỉ rõ về “Customer movement”/ Sự dịch chuyển của thị trường từ Gen Y đến Gen Z tạo ra một biến đổi cực kì lớn. Cho nên – thay đổi hay là chết?
Các bạn nghĩ lí do gì mà tại sao Yves Saint Laurent lại mời Hedi Slimane về làm giám đốc sáng tạo? Lại còn chấp nhận xóa chữ Yves lâu đời để tạo ra Saint Laurent Paris chứ. Có thể Hedi Slimane giỏi, tài năng nhưng cái cốt chính là cách tiếp cận của Hedi với thanh thiếu niên mới là thứ quan trọng. Cũng tương tự như Céline – CELINE bây giờ. Họ nhận ra những nguyên liệu cũ, những thiết kế cũ đã không còn đúng tiêu chí và hợp thời cho thị trường mới, và chẳng ai muốn giống bài học của NOKIA mà đâu.
Một trong những ví dụ khác về sự thành công trong việc thay máu và tiếp cận thị trường trẻ đó là Balenciaga. Nhiều người không biết chứ Balenciaga hồi xưa cổ lắm, già lắm – vì theo Haute Couture mà. Nhưng thú thực rằng, chẳng ai biết tới Balenciaga nhiều cho tới khi Demna Gvasalia tới và thực hiện cuộc cách mạng “Thời trang đường phố cao cấp”. Louis Vuitton cũng đánh hơi được điều này, chẳng thế mà lại cả gan mời một kẻ tay ngang nhưng là người tạo ra xu hướng của cộng đồng trẻ - Virgil Abloh cho nhánh menswear. Vì sao? Vì thị trường mong muốn điều đó.
Fendi – trong sự hấp hối khi dịch bệnh diễn ra và không thể nào cạnh tranh được ngay chính với những người “anh em” trong hệ sinh thái LVMH như là DIOR hay LOUIS VUITTON. Báo cáo doanh thu, những con số biết nói đã chứng minh một Fendi đang bị đào thải mạnh mẽ như thế nào. Vì thế mà LVMH đã bổ nhiệm Kim Jones, một người với tư tưởng thời trang thế hệ mới, làm đồng creative director cho Fendi nhắm cứu cánh cho thương hiệu này. Và bạn thấy không – FENDI lại tập trung logomania trong season gần đây nhất rồi đấy. Dù mình chẳng đánh giá cao, nhưng nó là một trong những cách tiếp cận khách hàng trẻ.
Vậy, những điều trên chứng tỏ điều gì?
Đó là sự thay đổi thị trường rất lớn và thay đổi cả một nền công nghiệp thời trang.
VIỆT NAM THÌ SAO?
Nhiều bạn sẽ thắc mắc là “Những thương hiệu trên vốn là thương hiệu đã thành lập lâu đời chứ đâu phải là thương hiệu MỚI thành lập ra đâu?”. Dĩ nhiên, mình đang nói tới sự thay đổi của thị trường. Linh hồn của một fashion brands đó chính là Tuyên ngôn thời trang, là DNA của thương hiệu đó. Điểm làm khác biệt thương hiệu này là thương hiệu khác chính là Trái tim của thương hiệu – Fashion Designer đồng thời là Founder. Những thiết kế, cách xử lí chất liệu và một business mindset để tiếp cận thị trường từ những người trẻ đã chứng minh được về một cuộc thay đổi và cách mạng trong streetwear Việt Nam không còn xa.
Chứng minh ư?
Các bạn có nhớ tới Tum Machines không? Một trong những local brands đầu tiên tại Việt Nam, làm mưa làm gió một thời nhưng có vẻ Tum Machines bị dậm chân tại chỗ và mất đi vị thế đó. Đến thời điểm hiện tại, Tum Machines vẫn còn hoạt động nhưng không còn quá nhiều người nhắc lại về brand này. Quá nhiều local brands sẵn sàng nuốt chửng cỗ máy Tum tại thời điểm hiện tại.
Nếu để so sánh với 5TW, DVRK, Degrey, Dirty Coins… chúng ta sẽ nghĩ rằng thị trường này sẽ khép cửa với những thương hiệu mới mẻ vì tiềm lực tài chính và khả năng thâu tóm truyền thông. Nhưng không – tại sao một T-REDX mới 2 năm tuổi, MoiDien 5 năm tuổi lại có thể thu hút một lượng không hề nhỏ khách hàng trẻ tại Việt Nam? Tại sao? Họ vẫn có chỗ đứng tốt và tiềm năng phát triển là đáng gờm với những top brands trên.
Câu trả lời là : Khách hàng thay đổi và trưởng thành dần theo thời gian.
Như mình đã nói ở phía trên, cấp II – cấp III – Đại học và đi làm sẽ làm con người trưởng thành và thay đổi gu thời trang. Họ yêu cầu nhiều hơn – thông qua các bài viết của mình, các bạn cũng có thể thấy chính các bạn giờ cũng yêu cầu nhiều hơn từ các fashion brands tại Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là in hình lên cái áo mà còn là chất liệu, độ bền, đường kim mũi chỉ. Kiến thức của giới trẻ đang tăng dần đều dù vẫn còn rất nhiều sự lệch lạc trong đó.
Bạn nghĩ rằng Lứa này trưởng thành thì lứa trẻ khác sẽ diễn tiếp theo đúng không? Đúng vậy, thị trường thời trang luôn refresh/ đổi mới. Tre già thì măng mọc. Nhưng chính chúng ta là những người đang ảnh hưởng và tụi nhỏ bây giờ thực sự giỏi và “Tiếp thu” vô cùng nhanh. Chỉ là “vẽ đúng đường” cho hươu chạy mà thôi. Mình đã từng chứng kiến một đứa nhóc cấp 2 còn mặc đồ Dirty Coins, 5TW và lên cấp 3 nó ăn mặc hoàn toàn khác. Không graphics và chú tâm hơn về chất liệu, thiết kế. Nó sẵn sàng không mua đồ nhiều mà chỉ mua đồ thật chất lượng. Đấy chính là sự thay đổi của thị trường.
Suy cho cùng, cũng khó để phân tích đúng đắn về vấn đề này. Mỗi fashion brands có một phân khúc khách hàng và một đối tượng để họ nhắm tới. Nhưng với sự thay đổi không rõ ràng và to đùng nhưng là có – là cháy âm ỉ từng ngày thì việc một cuộc cách mạng lật đổ là hoàn toàn có thể nhìn thấy được ở thì tương lai.
Và mình ngồi ở đây, châm điếu thuốc và sẽ chứng kiến “Fashion Revolution” đó khi mà những brands streetwear sau này sẽ tiến hành soái ngôi top brands bây giờ và mình đủ dữ liệu để tin điều đó sẽ có.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
balenciaga creative director 在 Ho Ngoc Ha's Official Channel Youtube 的最讚貼文
Bức Thư Để Lại - Hồ Ngọc Hà ft. R.Tee (Official)
Music Producers: NGUYỄN HẢI PHONG - TDK
Song Writers: NGUYỄN HẢI PHONG - TDK - DTAP
Arranger: TDK
Mix - Master: MINH MAXIMUM - BỐ THỎ HEO
Music Production Assistant: NGUYỄN PHÚC HẬU
Music Creative Agency: BRANDBEATS
Recorded at NHP STUDIO
Rapper: R.TEE
Actor: ROBERTT MONTEIRO
Script writer: LIÊU HÀ TRINH
Directed by BOWIE STUDIOS
Director: ZOO YOUNG JEOUNG
Project Supervisor: AIDEN NGUYỄN
Production house: SOULIE PRODUCTION
Unit production manager: HUỲNH NGỌC HUYỀN
Co-Producer: JAE HONG PARK
Assistant Production: THƯƠNG VÕ - PHƯƠNG HUỲNH - SĨ ĐẠT - PHƯƠNG PHẠM
D.O.P: JONG WOOK LEE
1st/B Cam: JINHO LIM
2nd: JIHWAN SEO
A.D: JAE YOUNG JUNG - LINH NGUYỄN
Steadicam: NGUYỄN ANH TUẤN
Focus puller: NGUYỄN THẾ HUY - TRÍ NGUYỄN
Gaffer: NGUYỄN QUỐC PHONG
Editor: JASON
Colorist - Post : ĐỖ KIM NHẬT
Online artist: DY LÊ - TUẤN THÁI
Post Producer: YẾN LÝ
Post Company: BLANKNEGATIVES
Location Manager: VÕ THÀNH KHẨN - CÔNG NGUYỄN - THIỆN NGUYỄN
Art Director: TRƯƠNG TRUNG ĐẠO
Assistant Art Director: KELLY HOÀNG
Flycam: THÔNG KIỀU - TRUNG TÍN
Camera Equipment: PSVN - CINEHANOI
Lighting Equipment: PSVN
Set Decorator: TRẦN VŨ
Props Master: NGUYỄN MINH
Translator: TƯỜNG TOÀN
Catering: PHÁT NGUYỄN
Choreography: NHẬT ANH
Stylist: KYE NGUYỄN
Ho Ngoc Ha’s Wardrobes: DOLCE & GABBANA - RUNWAY VIETNAM (JIL SANDER - BALENCIAGA - LOEWE - N21 - ENFOLD) - FLANERIE (NADYA DZYAK - EUDON CHOI) - LY QUI KHANH - LAM GIA KHANG - LUU NGOC KIM KHANH - LAM LAM
Actor‘s Outfit: SAINT LAURENT - HUGO BOSS
Jewelry & Watch: PIAGET
Make up & Hair: MỘNG HÙNG - MANDY - TÂM TÂM
Photographer: NGUYỄN DU
BTS: KHANG NGUYỄN
Graphic Designer: NGUYỄN ĐẮC PHÚC - HY ANH
Social Media: NHẬT DUY
Production: TIẾN TRẦN - SẨM LỆ - THÙY VÂN - THANH NHÀN - NHÂN HÒA
Produced by T PRODUCTION
#BucThuDeLai #HoNgocHa #NHPxTDKxDTAP
Special Thanks:
OPPO - MASERATI - KIM LY DIAMOND & JEWELRY
RUNWAY VIETNAM - DAFC
BOWIE STUDIOS - BLANKNEGATIVES - YEAH1
---
Anh vừa trao tôi
Những dòng tin vội
Những dòng đau nhói lòng tôi
“Ta dừng đây thôi
Anh mệt quá rồi”
Tim này như thắt lại
Thắt lại
Là do ai?
Giờ người có tiếc về ngày hôm nay?
Người đã biết về ngày hôm nay?
Dẫu người vô tình
Dẫu vô tình
Tôi trao tình yêu cho người
Tôi trao tình yêu cho người
Người đem dành cho ai
Giờ người đem dành cho ai
Tôi yêu người hơn yêu mình
Nên thôi dù ai vô tình
Người yên lòng đi đi
Giờ người xin đừng lo chi nữa
Don’t be afraid
Don’t be afraid
Don’t be afraid
Don’t be afraid
Don’t be afraid
Con đường thênh thang
Ta từng mơ màng
Con đường nay đã ngổn ngang
Bao ngày bên nhau
Không còn phép màu
Thôi thì anh cứ đi
Cứ đi
Đừng lo chi
Bầu trời vẫn sáng và ngày trong xanh
Trời vẫn sáng và ngày trong xanh
Dẫu người vô tình
Dẫu vô tình
Tôi trao tình yêu cho người
Tôi trao tình yêu cho người
Người đem dành cho ai
Giờ người đem dành cho ai
Tôi yêu người hơn yêu mình
Nên thôi dù ai vô tình
Người yên lòng đi đi
Giờ người xin đừng lo chi
Don’t be afraid
Don’t be afraid
Don’t be afraid
Don’t be afraid
Don’t be afraid
Anh phải nên lo sợ thế nào
Vì giờ xa em như mất thêm một phần tế bào
Những lời hứa mình chất chứa như một đời công trình
Chia tay em là anh đang dại dột với lòng mình
Picasso có thể vẽ điều nhiệm màu
Nhưng màu yêu cả hai thì không được đâu
Không phải vì muộn phiền đứng đây
Tình yêu này tan vỡ là lý do Thanos vô tình búng tay
Anh không thể
Là người đàn ông đeo nhẫn cưới lên trên tay em
Càng không thể
Là tia nắng ấm xuyên suốt trái tim mỏng may dù ngày hay đêm Lady Girl
Em đang chơi cùng sói hoang đấy cô gái khăn đỏ
Tiếc là em không phải bữa tối của anh
Miếng beefsteak sẽ không thể ngon nếu thiếu vang đỏ
Trong menu tim anh không có cái tên của em đâu Hà Hồ
Dù có bao nhiêu lời hứa anh từng dành đến em
Thì giờ ta cũng nên dừng lại dù mình đã qua bao nhiêu ngày đắm say
Khi lời yêu đã nhạt vị rồi
Em và anh đã nhạt vị rồi
Mình đã uống say thể đã đủ
Vậy thì mình kết thúc đi
Tôi trao tình yêu cho người
Tôi trao tình yêu cho người
Người đem dành cho ai
Giờ người đem dành cho ai
Tôi yêu người hơn yêu mình
Nên thôi dù ai vô tình
Người yên lòng đi đi
Giờ người xin đừng lo chi nữa
Don’t be afraid
Don’t be afraid
Don’t be afraid
Don’t be afraid
Don’t be afraid
☞ Theo dõi kênh: https://bit.ly/HoNgocHaofficial
☞ Official MV Playlist: https://bit.ly/2PNOHdh
☞ Fanpage: http://www.facebook.com/casihongocha
☞ Facebook: http://www.facebook.com/hongocha
© 2019 Ho Ngoc Ha Entertainment. All rights reserved.
balenciaga creative director 在 IS this the END of Demna Gvasalia as BALENCIAGA'S ... 的推薦與評價
IS this the END of Demna Gvasalia as BALENCIAGA'S CREATIVE DIRECTOR. STAY SAFE WORLD. STAY SAFE WORLD. 7.93K subscribers. Subscribe. ... <看更多>
balenciaga creative director 在 Balenciaga Creative Director Demna Gvasalia - Alexander ... 的推薦與評價
Balenciaga Names Rihanna's Fave Hoodie Designer As Creative Director Looks Rihanna, Mode Rihanna, Rihanna. More like this. ... <看更多>
balenciaga creative director 在 Balenciaga's creative director, Demna Gvasalia, is known for ... 的推薦與評價
Balenciaga's creative director, Demna Gvasalia, is known for pushing boundaries and provoking an almost Internet troll-level reaction in his ... ... <看更多>