SUY NGHĨ VỀ Y TẾ TƯ NHÂN, Y TẾ CÔNG LẬP Ở TÂY Ở TA
Có một điều kỳ lạ là tôi không dịch nổi từ Y TẾ TƯ NHÂN sang tiếng Anh. Một cách gượng ép thì cho ra từ Private Health Care, hay đối ngược với Y tế công lập Public Health Care là Non-public Health Care trong khi nói đến Y tế tư nhân thì ở Việt Nam ta, ai ai cũng hiểu.
Mọi sự việc, mọi thứ muốn Thành thì phải rõ từ định nghĩa. Định nghĩa gì thì cũng bắt đầu từ Nó là gì!? và phải nêu rõ được Đối tượng hành động của nó là ai; Nơi chốn; Thời gian; Lý do, Cách thức của Nó ra sao..v..v. Bàn tính đủ thì khéo được làm...bộ chưởng y tế trong thời đại mới; cho nên, chỉ xin đá cạnh đá khóe chút chút.
Có thể tóm tắt mấy loại hình chăm sóc y tế:
1- Y tế công lập do Nhà nước, chính quyền lấy tiền Thuế của Dân ra chi trả. Có hai loại: Giầu có hay cố gắng lắm thì Chính quyền bao cấp như Cuba, Việt Nam một thời và hệ thống Nhà thương làm phúc cho những người vô gia cư, không bảo hiểm...
2- Y tế không do tiền thuế của Dân chi trả:
- Loại hình Chăm sóc y tế bằng tiền bảo hiểm: Thu tiền của rất đông người lao động để trả cho một số ít người đã đóng bảo hiểm y tế bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật.
- Loại hình Chăm sóc y tế do Các nhà đầu tư chi trả:
* Thô sơ nhất là các ông lang, bà lang với dụng cụ chỉ là cái ống nghe, bộ bơm kim tiêm và túi thuốc nam thuốc bắc thuốc tây đi kèm. Xưa đi bộ, đi xe đạp, giờ cao cấp hơn là Nghe điện thoại và phi xe máy đến.
* Khá hơn là các Phòng mạch tư nhân: Do ông/bà bác sỹ nghỉ hưu hay đang công tác... có chứng chỉ hành nghề mở ra với cơ cấu gọn nhẹ: Một bàn, một giường khám và một vài chỗ nằm truyền dịch; Khá hơn nữa thì có thêm một máy siêu âm loại xách tay thô sơ rẻ tiền. Nhân viên thường là một bác sỹ khám bệnh, vợ con thu tiền, một hai người y tá (Tôi dị ứng từ nguyên Điều dưỡng choang choang lắm. sic!). Khách đến thường là người thân quen, tín nhiệm bác sỹ mà đến. Qui mô đủ nuôi gia đình và cuối đời câu cá cực khổ có nhẽ cũng mua được thêm căn nhà phụ cho con cho cháu.
* Phòng khám bệnh đa khoa tư nhân: Do một nhóm bác sỹ góp tiền của, vay mượn người thân, gia đình và một số nhà hảo tâm ban đầu thành lập và điều hành. Qui mô nhỏ, bắt đầu tham gia và được quyền sử dụng một số rất nhỏ tiền từ quỹ bảo hiểm y tế. Sống chết gì thì cũng vất vả lắm, chịu đủ đường hạn hẹp.
* Bệnh viện tư nhân: Thường là bệnh viện chuyên khoa để phát triển và Phòng khám đa khoa kèm theo đủ để tham gia bảo hiểm y tế. Nó bị o ép, hạn chế cực nhiều về nhiều mặt. Có dịp, tôi sẽ mổ xẻ kỹ hơn với kinh nghiệm của một kẻ thất bại sau hàng chục năm lên bờ xuống ruộng cùng ước mơ này.
* Các cơ sở tư nhân khác:
- Nhà dưỡng lão: Manh nha, èo ọt được chăng hay chớ.
- Trường tư thục dậy y khoa: Từ y tá đến bác sỹ King Kông... vân vân và mây mây.
- Khu điều dưỡng phục hồi bệnh, tu bổ nâng cao sức khỏe: Rất ít hay đúng hơn là chưa có.
SO SÁNH
Ở Tây, việc được chi trả Bảo hiểm y tế quyết định cực nhiều đến cuộc sống cá thể. Không có BHYT coi như người ngoài lề xã hội, sống chết không chủ động được, Giời còn thương còn kiếm tiền tốt, Cô không thương thì hỏng hẳn.
Ở Tây, các trường Y như đều do một Quý nào đó lập ra và đào tạo nhân lực ngành y theo cực nhiều cấp độ, người giỏi, kiên trì sẽ thành bác sỹ có chứng chỉ hành nghề và tham gia vào giai tầng trung lưu trong xã hội với thu nhập khá đủ để không phải ngồi phòng mạch vô cùng cực khổ sau giờ làm việc. Người kém hơn sẽ tham gia vào các thang bậc nhân viên y tế khác.
Ở Tây, các bệnh viện nổi tiếng thường do cá thể làm chủ sở hữu và hoạt động theo luật hiện hành quy định cung cách làm việc; tồn tại và phát triển được hay không tùy theo chất lượng của cơ sở. Nhân viên được hưởng chế độ cơ bản cộng với chi trả thêm nhiều ít tùy ông/bà chủ. Sống hay chết của bệnh viện, của nhân viên bệnh viện đều do uy tín, do lương tâm, do nền tảng đạo đức mà thành.
Ở Tây, nhiều thứ hay lắm. Tưởng là Y tế do cá thể sở hữu thì chỉ biết có mỗi tiền là tiền độc ác nhưng ai cũng được chăm sóc tốt nếu có bảo hiểm hay quỹ phúc lợi xã hôi chi trả.
Ở Ta, thì khác đấy, xin nói luôn cho nhanh, Hải Phòng không lòng vòng.
a, Cái gọi là Nhà thương làm phúc: Chết từ lâu lắm rồi.
b, Cái gọi là Bệnh viện Công lập: Tưởng bệnh viện nhà nước ư, tiêu tiền ngân sách ư!? Không đúng nữa rồi. Tất tật đã và đang chuyển sang bệnh viện thu tiền người bệnh trực tiếp hay gián tiếp qua Bảo hiểm y tế.
Một cái quái thai đã và đang hiện hữu: Hoạt động theo Cơ chế thị trường kiếm tiền nhưng lại tưởng như đang ban phát cho người bệnh. Người trực tiếp làm ra tiền là bác sỹ, nhân viên y tế thì lại không có quyền tham gia điều hành, vận hành và kiểm soát đồng tiền mồ hôi, xương máu, tâm huyết mình bỏ ra. Họ vừa làm ra tiền cho Bảo hiểm y tế và vừa chịu sự o ép, quản lý ban phát từ bảo hiểm y tế. Họ làm theo đúng cơ chế kinh tế thị trường bắt buộc, nhưng hưởng thì lại do kinh tế bao cấp chi trả. Nhân viên y tế buộc phải làm đủ thứ việc để nuôi sống gia ddunhf, tích lũy cho tương lai và hưởng thụ sở thích cá nhân. Ai ai cũng buộc phải ăn trộm từ nơi mình làm việc: Ăn trộm thời gian, ăn trộm nguồn bệnh nhân kéo về của tư; ăn trộm ý nghĩ, ăn trộm gì gì... nhiều lắm. Người bác sỹ trên đe, dưới búa tội nghiệp lắm.
Chỉ có một số cá thể được quyền chi trả, được quyền vận hành đồng tiền bảo hiểm trên trốc những người còn lại và đó là nguyên nhân các giám đốc bệnh viện công lập đi tù và sẽ đi tù hàng loạt. Ngồi trên núi tiền của do Dân đóng góp người ta dễ ngộ nhận lắm, dễ tham sân si xà xẻo, dựng chuyện xài tiền chung lắm, dễ đi tù lắm.
Nói nhỏ: Có ông giám đốc bệnh viện tư nhân nào đi tù chưa, chắc chắn chưa.
c, Bệnh viện tư nhân: Hoạt động ạch đụi ra sao, như đứa con ngoài giá thú, sống chết mặc bay, tiền thu vẫn đủ túi đầy... Tôi sẽ nói ró sau khi có dịp cho phép.
Ở Ta, tạm kết luận: Các bệnh viện đang lột xác trở thành Tư nhân điều hành dưới sự bảo trợ của nhà nước thông qua Quỹ bảo hiểm y tế. Sẽ còn nhiều điều quái thai, quái gở nữa xảy ra.
Nó sẽ khá hơn khi:
- Bảo hiểm y tế không độc quyền nữa. Nó buộc và sẽ trở thành, sẽ vận hành đúng theo cơ chế thị trường. Nhà nước ban hành luật và chế tài sao cho bảo hiểm y tế trở thành đa nguồn gốc, đa nguồn thu, đa nguồn đa cách chi trả. Cạnh tranh y tế sẽ khốc liệt lắm nhưng người Dân được thụ hưởng và được quyền được thụ hưởng xứng với đóng góp của họ. Người làm việc trong hệ thống y tế buộc phải có Đức Tài sao cho được tồn tại và hưởng lương xứng đáng.
- Các bệnh viện công lập được cổ phần hóa dưới sự kiểm soát của Dân, chứ không phải của mấy ông bà quan lại y tế và không y tế, chỉ rình rình ăn cắp, ăn cướp khối tài sản công lập khổng lồ này.
- Các bệnh viện tư nhân được hoạt động theo đúng vai trò của nó: Vai trò đầu tầu phát triển chứ không còn là đứa con ghẻ lạnh nữa.
Về cái Công văn quái quỷ do ông bạn Trường Sơn ký: Hợp hiến hay Vi hiến thì cần xem lại nhưng chắc chắn triệt đường sống của nhân viên y tế là Vô nhân đạo.
CHÚC CÁC BẠN MỘT TUẦN MỚI VUI KHỎE./.
Bác sỹ Phạm Ngọc Thắng.
chung cư 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
SNEAKER GAME NGÀY NAY – NHIỀU CHUYỆN ĐỂ NÓI
Dựa vào một câu nói của anh Trương Ngọc Anh (như trong hình) trong thời gian gần đây thì có vẻ, à mà không có vẻ nữa, mà nó là thực trạng. “Sneakergame” giờ là “Flexgame”? Liệu điều này có đúng không?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng bước lên “Cỗ máy thời gian” của Doraemon – thực hiện cú nhảy để trở về Việt Nam những năm 2012-2015. Sneakergame lúc đó gặp rất nhiều khó khăn hơn so với bây giờ. Không có Facebook, Internet chưa phổ biến qua smartphone (Muốn đọc cái gì mới là phải chạy ra net nè) – cũng chẳng có Instagram. Việc tiếp nhận những thứ mới – những văn hóa du nhập đều từ những forum hoặc các cuộc meet-up/ gặp mặt trực tiếp. Từ đó, những người chơi giày bắt đầu từ đó. (1)
Cái thời mà hạn hẹp về kiến thức, thị trường thì không có nhiều nguồn cung giày như ngày nay. Không nhiều sellers cũng không nhiều các cửa hàng phân phối chính hãng tại Việt Nam, có thì toàn là xách tay về hoặc những người đi du học thi thoảng mua dùm. Hiếm lắm, quý lắm. Nhưng điều đó sẽ thúc đẩy về sự thèm khát, sự quan tâm tới các đôi giày. (2)
Từ (1) và (2) thì tình yêu với các đôi giày rõ ràng là đậm sâu rất nhiều (Nếu so sánh với bây giờ). Tình yêu được truyền qua từ những lời nói chuyện trực tiếp sẽ tạo được cảm hứng, động lực và mức độ tin tưởng cao hơn rất nhiều so với các bài viết trên mạng, những mẩu tin tức hay các bài phân tích như mình hay làm (Đó là điểm mạnh của Word of Mouth). Cho nên so với các anh/chị/bạn bè nào trưởng thành từ những nền văn hóa “Truyền miệng” đó, mọi thứ thật gần gũi – đầy chất xúc tác và cộng đồng lúc đó thật vui.
THẾ CÒN BÂY GIỜ THÌ SAO?
Để giải thích cho việc “Sneakerhead bây giờ chỉ thi nhau mua xem giày ai đắt hơn để Flex” thì đây không phải là một thứ “Đùng 1 cái diễn ra ngay” mà nó là “hệ quả dây chuyền” của những điều xảy ra từ trước và theo đúng dòng chảy của đại chúng.
(1) Bây giờ mọi thứ quá dễ tiếp cận. Hình ảnh đôi giày mới, của hãng nào đều có đủ trên Internet và dễ tiếp cận qua các nền tảng Facebook/Instagram. Một thời đại nhanh – mì ăn liền, ngay cả giới hạn chữ giải thích trong Insta (phần Description/caption/status) hay nội dung bó hẹp của Tiktok hoặc để tiếp cận nhiều hơn thì FB cũng suggest là hình ảnh + 1 đoạn văn ngắn miêu tả. Mà dĩ nhiên không thể nào truyền tải hết mọi thứ (Câu chuyện về đôi giày, blah bloh – trước đó có những collection nào tiền nhiệm trước rồi). Mọi thứ chỉ ngắn gọn Màu gì, Của ai làm, Size của Nam hay cho Nữ và đặc biệt là ngày phát hành và GIÁ TIỀN.
Đúng – mức thu thập thông tin đa phần của những người chơi giày trẻ sẽ nằm ở phần “Do ai làm” “Do ai đi” và “Giá tiền là bao nhiêu”. Cộng thêm những title “Đôi giày có giá resell cao ngất ngưởng?” “Đôi giày được bán giá cao nhất trong lịch sử” để thu hút người xem đã “Đánh tráo khái niệm” về 1 “Real Sneakerhead”. Giới trẻ chỉ đập vào mắt “Đôi giày” và “Giá tiền” mà bỏ qua mất (và cũng không có nhu cầu tìm hiểu lắm) “Background History” của đôi sneaker. (Điều này là mặt bằng chung chứ không phải chỉ mỗi cộng đồng sneaker).
(2) Do dễ dàng quá tiếp cận nên nhu cầu về những buổi meetup, những cuộc trò chuyện gây cảm hứng đã không còn “mặn nồng” như trước. Vì có meet-up chắc cũng đa phần là những người thuộc thế hệ trước, thế hệ trẻ tham gia là đề Flexing đôi giày mà thôi. Cái cảm hứng rất quan trọng trong việc định hướng cộng đồng sẽ phát triển như thế nào? Song song, có quá nhiều kênh phân phối giày – từ chính thống đến các resellers. Và các resellers rất biết cách “làm giá” đôi giày để tăng độ thu hút và giá trị của đôi giày nhằm thu hút người mua nó. Có bao giờ các bạn thấy một resellers nào bán giày mà đi kể câu chuyện văn hóa của đôi giày đó không, độ hiếm của nó và vì sao nó hiếm. Khá hiếm thấy, chỉ cô đọng là “Giày hot/ Giày Hype – được Celeb A/B/C đi, giá hiện tại là xxx.xxx.xxx đồng. Không mua thì hết”. Xong! Và giá trị tiền của đôi giày được cộng đồng thu nhận như 1 thứ để “Cạnh tranh” với những người chơi giày khác.
(3) Không còn chỉ ở Việt Nam mà trên quy mô toàn thế giới và mong các anh chị phải công nhận điều này. Sneaker isn’t the most important part tho! Đôi giày không còn là phần quan trọng nhất. Từ năm 2017 đến nay, sneaker chỉ đóng 1 vai trò là phần song hành cùng cái quần, chiếc áo để tạo nên bức tranh “Outfit” “Fashion”. Sneaker giờ đây cũng rất đa dạng, không chỉ đơn thuần là các footwear mà đã chuyển sang Highend sneaker – sang boots – sang dép vv.vv. Với 1 số người, đôi giày vẫn quan trọng. Nhưng một điều hơi buồn so với các bạn – đôi giày giờ đây được Gen Z sử dụng đa phần như 1 công cụ flex, tăng giá trị tổng bộ outfit đang mặc trên người. Và đó là do…
(4) HỆ QUẢ CỦA NHỮNG TẤM HÌNH BREAK DOWN OUTFIT.
Một dạng khi có sự kiện nào hot, một MVs mới nổi hay một ai đó “bỗng dưng” nổi tiếng. Rộ lên các cá nhân, các kênh truyền thông “Ra giá” các outfit và lúc nào cũng thu hút một lượng lớn quan tâm. Nội dung mang tới cho người đọc/xem ư – chẳng có gì ngoài “Thương hiệu và GIÁ TIỀN NHIỀU CON SỐ O”. Hết, ngắn gọn. Youtube, một nền tảng cũng thu hút rất nhiều các bạn trẻ quan tâm thì xem các Youtuber làm gì nhé. (Mình đang nói Youtuber Việt Nam thôi). Sneaker Hauls, Unboxing đôi giày chục triệu – trăm triệu – giá bao nhiêu tiền xuất hiện như tiếng ếch sau mưa.Vì thế mới thu hút nhiều người xem.
Nó thấm nhuần vào tư tưởng giới trẻ là phải đi giày nhiều tiền, mặc đồ nhiều tiền mới là “Dân chơi”, mới là “Nổi tiếng”, phải theo “Xu hướng”. Nên cái hệ quả như anh Ngọc Anh nói là “THI NHAU MUA XEM GIÀY AI ĐẮT HƠN ĐỂ FLEX” cũng 1 phần đến từ việc này.
Vì đi theo xu hướng, theo những gì mà những người ảnh hưởng đi nên có mấy ai quan tâm những câu chuyện cũ, những giá trị cũ. Đây là 1 điều rất bình thường nhé, người ta thích thì người ta mua. Cái độ rare/hiếm chỉ nằm ở những người chơi lâu năm hoặc có một nền tảng cố định rồi – còn bây giờ, muốn có fame thì phải theo trend. Chẳng ai quan tâm một người đi đôi Nike Sb Dunk Low “Paris” mặc dù có giá khoảng $100.000 cho size 8-9-10 (Golden size) nhưng nếu người đó Dior x Jordan giá khoảng $7.000 thì ngay lập tức phản ứng của giới trẻ sẽ hoàn toàn khác (Wow, Cool, chất)
Cũng chẳng trách được, ngay cả những ngôi sao mà các bạn trẻ đang theo dõi cũng chẳng khá khẩm gì. Mình hãy coi mấy show Phỏng vấn Rappers/Artists và Tủ giày của họ ở kênh Complex và các Seller Youtuber khác. Những người như Tyga, Chris Brown, Eminem khi được phỏng vấn thì kể rất rõ ràng và đầy cảm hứng về đôi giày mà họ mua, họ có được. Còn hiện tại thì sao, mình từng coi Lil Pump vào 1 tiệm giày và thứ mà khứa nói là “Ở đây có đôi Yeezy nào không? Tao đang nghe nói nó hot” =))))))))))). Lil Pump là idol của mấy bạn trẻ Việt Nam một thời còn như thế thì trách sao được bây giờ.
LIỆU TẤT CẢ CÓ KẾT THÚC?
Không, chẳng có gì là kết thúc cả. Vẫn ở đâu đó, có những người trẻ yêu giày và cặm cụi truyền lửa đam mê đó cho những thế hệ đương đại và tiếp theo. Tuy họ không được quan tâm nhiều nhưng khi đã là đam mê thì mọi thứ ngoại lai sẽ không còn quan trọng. Sneaker Community lại đang thực hiện vòng tròn của mình. Nó phình to quá rồi teo đi, teo còn những nhân tố quan trọng để thành 1 cộng đồng nhỏ, 1 nhóm những người truyền cảm hứng và có lẽ ở thời gian sắp tới – Nó lại “Phình” thêm một lần nữa.
Thông qua bài này, mình xin được cảm ơn Bill Bùi (Admin/Blogger của The Dunkery). Bill là một người có niềm đam mê mãnh liệt với Dunk nói riêng và Sneaker nói chung. Cho đến nay mặc dù người ta không quá mặn mà với các content về giày nói chung, huống chi là các đôi giày đặc biệt – những đôi giày mang dấu ấn lịch sử hay các văn hóa đi kèm. Thì Bill vẫn kiên trì tìm hiểu và ra các bài viết về các đôi Nike SB Dunk đặc biệt mà bạn ấy yêu thích. Đó là minh chứng cho việc tình yêu không bao giờ mất giữa các thế hệ với nhau, chỉ cần ngọn lửa còn thì nó sẽ âm ỉ cháy – cháy tới một lúc sẽ bùng to lại.
Và chỉ cần “Xăng” “Không khí nồng độ 0xi đậm đặc mà thôi”. Nhưng thứ đó đến từ đâu? Chắc có lẽ cơ hội này sẽ đến những tiền bối, những người đàn anh đi trước và các tập đoàn đầu tư cho những người thực sự đam mê.
Ủng Hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
chung cư 在 Bạc hà trắng. Facebook 的最佳貼文
Những câu nói đậm chất TỔNG TÀI BÁ ĐẠO:
1. C h ế t tiệt, em là người phụ nữ của tôi.
2. Này, em đang đùa với lửa đấy.
3. C h ế t tiệt, tôi có thích em hay không em không cảm nhận được sao?
4. Em rất sạch sẽ, đủ tư cách sinh con cho tôi.
5. Trời chuyển lạnh rồi, nên để nhà họ Vương phá sản thôi.
6. Cầu xin tôi đi, tôi sẽ đáp ứng em.
7. Miệng thì từ chối, nhưng thân thể em lại rất thành thực đó.
8. Đây là đế chế thương mại mà tôi gầy dựng cho em, em có hài lòng với những gì em thấy không?
9. Đừng quên thân phận của em, em chỉ là tình nhân của tôi mà thôi.
10. Nếu không cứu được cô ấy, các người sẽ được c h ô n cùng cô ấy.
11. Tất cả những thứ tốt đẹp trên thế giới này đều phải thuộc về tôi, bao gồm cả em.
12. Cô kia, em đang chơi trò đưa đẩy với tôi sao?
13. Đừng cử động, nếu cử động thì tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra đâu.
14. Tôi phải đích thân đem đến hạnh phúc cho em, nếu là người khác tôi không yên tâm.
15. Chết tiệt, tôi lại rung động với người phụ nữ này sao!
16. Một triệu này tiêu không hết, tối nay không được về nhà.
17. Này, đây là cô tự chuốc lấy!
18. Tôi đã thỏa mãn cô chưa? Hửm?
19. Cô hãy nghe kĩ cho tôi, sau này chỉ có tôi mới có tư cách khiến cô khóc.
20. Này, cô đừng thử thách giới hạn của tôi.
21. Tôi chưa bao giờ thử cảm giác bị từ chối, rất tốt, cô đã thành công thu hút được sự chú ý của tôi.
22. Cái đồ hay dỗi này, tôi phải làm sao với em đây.
23. C h ế t tiệt, khi nhìn thấy người phụ nữ đó bị thương, mình lại đau lòng!
24. Nói đi. Muốn tiền mặt hay chi phiếu? Nói chung, tình yêu, tôi không thể cho cô được.
25. Ai cho phép cô nhớ đến người đàn ông khác trên giường của tôi?
26. Nếu như em cố tình muốn chọc tức tôi, tôi nói em biết, em thành công rồi.
27. Chẳng phải em muốn lấy tiền của tôi sao? Cầm lấy 5 triệu đi, cút cho tôi!
28. Cô hãy tỉnh dậy cho tôi. Tôi lệnh cho cô mau chóng mở mắt ra cho tôi, nghe thấy chưa!
29. C h ế t tiệt, tránh xa hắn ra cho tôi!
30. Ai cho cô dũng khí để chạm vào cô ấy! Cô chạm bằng tay nào vậy, muốn tôi chặt đứt hay tôi tự ra tay?
31. Bây giờ tôi sẽ cho cô biết rốt cuộc tôi có phải đàn ông không.
32. Tôi muốn trên người em có mùi của tôi, cả đời đều trốn không thoát, cả đời này đều là người phụ nữ của tôi.
33. Ba phút, tôi muốn có được toàn bộ thông tin về người phụ nữ này
34. Cô là người đầu tiên dám nói như thế với tôi.
35. Người phụ nữ c h ế t tiệt này lại ngọt ngào đến thế.
36. Em sớm muộn gì cũng thuộc về tôi.
37. C h ế t tiệt! Sao trán lại nóng như thế! Bị bệnh sao!
38. C h ế t tiệt, hình như tôi đã yêu em mất rồi.
39. C h ế t tiệt, rõ ràng những người phụ nữ khác đứng trần như nhộng trước mặt mình mình cũng không có cảm giác gì, người phụ nữ này chỉ cần dùng một ánh mắt đã khiến mình rung động ư? Chẳng lẽ mình yêu cô ta rồi sao? Không, cô ta chỉ là một món đồ chơi thôi!
40. Cô tưởng mình chạy thoát được sao?
41. Mang thai con của tôi, mà còn dám bỏ trốn? Ai cho cô gan to như thế?
42. Vậy thì phải xem biểu hiện hôm nay của cô thế nào.
43. Ngoại trừ tình yêu, tôi có thể thỏa mãn bất kì điều gì cho cô.
44. C h ế t tiệt! Mình lại nhớ đến cô ấy!
45. Sự tự kiềm chế mà tôi luôn tự hào giờ đây lại sụp đổ trước mặt người phụ nữ nhỏ bé này!
46. Người phụ nữ chết tiệt đó lại chạy đi đâu rồi?
47. Tôi đã cho em cơ hội rồi mà.
48. Chuyện do cô gây ra, cô phải tự mình giải quyết.
49. Từ hôm nay trở đi em là của tôi, trong mắt em chỉ có thể chứa mình tôi, tôi không cho phép em cười với người đàn ông khác.
50. ... (Điền tiếp 50 nào)
Dịch: Bạc hà trắng.