GỢI Ý SẢN PHẨM TRỊ THÂM NÁM (UPDATED 20-2-2019)
Chào các bạn,
Hôm trước, mình có viết bài “Xử lý thâm theo 4 giai đoạn” (link đây nè: https://www.facebook.com/angelaonmars/posts/2560328020713657?__tn__=K-R ), liệt kê ra các thành phần giải quyết thâm nám tương ứng với từng giai đoạn hình thành vết thâm.
Qua bài viết ấy, mình mong các bạn hiểu được rằng, có rất ít các thành phần trị thâm thực sự hiệu quả trong tất cả các giai đoạn hình thành vết thâm. Vì thế, để thâm phai đi nhanh hơn, chúng ta nên kết hợp các thành phần lại, mỗi thành phần “chặn” một khâu, từ đó, hợp sức lại giúp chúng ta “đá bay” thâm nám.
Mình biết, không phải ai cũng có hứng thú tìm hiểu về thành phần, nhưng mình vẫn khuyên các bạn nên đọc bài ấy để xác định xem trong skincare routine của mình đã có thành phần nào rồi, xem là mình còn thiếu thành phần giải quyết giai đoạn nào của quá trình hình thành thâm, từ đó, chọn ra thành phần khác để kết hợp thêm cho routine (nếu muốn).
Khi bạn đã chọn được thành phần mình muốn kết hợp thêm, có thể đối chiếu vào bài viết này, nơi mình tổng hợp các gợi ý sản phẩm trị thâm tương ứng với từng thành phần.
(*) LƯU Ý: Đây là tổng hợp các sản phẩm mình cho là có thể trị thâm hiệu quả theo đúng chức năng của từng thành phần, chứ không hẳn là danh sách sản phẩm trị thâm yêu thích của mình (mình có mỗi 1 cái mặt thôi, không thử hết được T.T). Nên các bạn muốn biết sản phẩm có hợp với da các bạn không thì chỉ có cách tốt nhất là mua dùng thử thôi nha, chứ mình cũng không thể chỉ ra cho từng bạn là cái nào sẽ hiệu quả với các bạn.
…
<3 HYDROQUINONE <3
Khi chọn sản phẩm chứa Hydroquinone (HQ), các bạn nên chọn loại có nồng độ HQ từ 2 đến 4%, độ mạnh bạo và dễ gây phản ứng trên da nhạy cảm tất nhiên tăng dần theo nồng độ. Với HQ, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của NSX hẵng dùng nhé, đừng bôi vô tội vạ nghen.
- Paula’s Choice Triple Action Dark Spot Eraser 7% AHA Lotion (2% HQ + AHA)
- Alpha Skincare Dual Action Skin Lightener (2% HQ + 10% AHA)
- Murad Rapid Age Spot and Pigment Lightening Serum (2% HQ)
- Ambi Fade Cream (2% HQ)
- Glytone Dark Spot Corrector (2% HQ)
- NeoStrata HQ Plus Gel (4% HQ)
- Obagi Nu-Derm Clear FX 3 (4% HQ)
…
<3 ARBUTIN <3
Vì HQ có một số lo ngại về vấn đề an toàn cho da và sức khỏe nên nếu thâm nám không quá nặng, các bạn có thể dùng Arbutin thay thế cũng rất ok. Đồ chứa Arbutin thì chọn loại nào từ 2% trở lên nhé.
Lưu ý là Arbutin chia thành Alpha Arbutin và Beta Arbutin (cái Beta này thường gọi tắt là Arbutin thôi). Alpha Arbutin thì hiệu quả hơn Beta Arbutin nhé.
- The Ordinary Alpha Arbutin 2% + HA
- Skinlex 2% Alpha-Arbutin Serum
- Sidmool Alpha Whitening Power Ampoule (2% Alpha Arbutin + 3% Niacinamide)
- Sidmool Dr.Troub Skin Returning Niaten Serum (2% Arbutin + 10% Niacinamide)
- Obagi Nu-Derm Blend Fx (7% Arbutin)
- Emmié Spot Treatment Serum (10% Alpha Arbutin + VitC dạng 3-O-Ethyl-L-Ascorbic Acid)
…
<3 RETINOIDS (VITAMIN A) <3
Hiệu quả nhất cho trị thâm nám trong nhà Retinoids theo mình vẫn là Tretinoin, mà đây lại là thuốc đấy nhé, dùng phải cẩn thật vô cùng.
Bắt đầu bằng liều ít một, thấp nhất từ khoảng 0.025% rồi dần dần vài tháng sau dùng lên 0.05%, cuối cùng mới lên đến 0.1%. Bôi ban đầu chỉ từ 1 lần/tuần rồi tăng dần lên tùy theo mức độ chịu đựng của da. Nếu thấy tác dụng phụ như đau rát da, khô da, đỏ da, bong tróc thì dùng thưa lại 1 chút để da không bị tổn thương, kèm theo dưỡng ẩm da thật kỹ.
Nhớ là chỉ dùng ban đêm, trước khi tắt đèn đi ngủ, và ban ngày thì chống nắng cật lực nha!
- Tretinoin:
+ Retacnyl
+ Retin-A
+ Obagi Tretinoin Cream
- Nếu da bạn chưa từng dùng Retinoids nào, chưa dám dùng Tretinoin, nên dùng thử Retinol trước nhé. Retinol là phiên bản nhẹ hơn Tretinoin 20 lần. Nồng độ các bạn có thể dùng là khoảng 0.1% đến 1%.
+ Alpha Skincare Enhanced Wrinkle Repair (0.15%)
+ Dòng Neutrogena Wrinkle Repair Regenerating Retinol (không rõ nồng độ nhưng chắc là thấp thôi, vừa đủ cho người mới bắt đầu)
+ Các sản phẩm Retinoid của The Ordinary (nhiều nồng độ từ thấp đến cao, chọn theo chỉ dẫn của hãng)
+ First Aid Beauty Skin Lab 0.25% Retinol Serum
+ SkinMedica Age Defense Retinol Complex 0.5%
+ Dr Dennis Gross Ferulic + Retinol Brightening Solution (không rõ nồng độ)
+ Paula’s Choice Clinical 1% Retinol
+ Drunk Elephant A-Passioni™ Retinol Cream (1%)
+ Indeed Labs Retinol Reface (khoảng hơn 1%)
+ Peter Thoma's Roth's Retinol Fusion PM (1.5%)
- Ngoài ra, các bạn có thể dùng các sản phẩm chứa Retinaldehyde (Retinal), mạnh và nhanh hơn Retinol nhưng thường đắt và khó tìm hơn.
+ Medik8 Crystal Retinal 6 (0.06% Retinal)
+ Obagi RETIVANCE® Skin Rejuvenating Complex (0.1%)
+ Avene RetrinAL Intensive Cream (0.1%)
+ A313 Vitamin A Pommade (0.12%)
…
<3 AZELAIC ACID <3
Azelaic Acid là sự thay thế khá nhẹ nhàng cho các loại Retinoids vì nó ít gây phản ứng phụ hơn, còn giúp chữa chứng đỏ mặt Rosacea. Vì nó nhẹ nên các bạn nên chọn sản phẩm liều cao một chút nếu muốn thấy hiệu quả trên vết thâma, tầm từ 10-20%.
- The Ordinary 10% Azelaic Acid Suspension (10%)
- Garden of Wisdom Azelaic Acid Serum (10%)
- Paula’s Choice Azelaic Acid Booster (10%)
- Finacea Gel (15%)
- Skinoren Cream (20%)
- AzClear Lotion (20%)
…
<3 VITAMIN C <3
- Loại Vitamin C tinh khiết và được nghiên cứu nhiều nhất là Ascorbic Acid (AA). Với em này, các bạn có thể dùng từ 5-20% (hoặc cao hơn nữa nếu da bạn chịu được) để thấy hiệu quả trị thâm, nồng độ càng cao càng dễ xót da và khó hợp da nhạy cảm. Nên chọn sản phẩm chứa AA ở độ pH thấp hơn 3.5 để AA có thể thẩm thấu vào da và hoạt động tốt.
+ Dear Klairs Freshly Juiced Serum (5%)
+ Make P:rem C-10 Radiance Serum (10%)
+ Stratia C + C Serum (10%)
+ Obagi Professional C Serum (có cả loại 10, 15 và 20%)
+ Skinceuticals C E Ferulic Serum (15%)
+ Paula’s Choice C15 Super Booster (15%)
+ Drunk Elephant C-Firma Day Serum (15%)
+ Timeless C E F Serum (20%)
+ Tiam's My Signature C Source Vitamin C Serum (20%)
+ Skinlex 20% L-Ascorbic Acid Serum
+ Cosrx Lightning Liquid Vitamin C Serum (20.5%)
+ By Wishtrend Pure Vitamin C Advanced Serum (21.5%)
+ The Ordinary Vitamin C Suspension 23%
+ Inkey List Vitamin C Serum (30%)
+ Obagi Professional-C Microderm Polish + Mask (30%)
- Ngoài AA, Vitamin C có nhiều dẫn xuất khác được cho là có hiệu quả với thâm nám. Những dẫn xuất này sẽ ổn định hơn AA, lâu hỏng hơn nhưng hoạt động cũng chậm hơn AA. Có thể khả năng không mạnh bằng AA trên lý thuyết, nhưng biết đâu, chúng lại hợp với da bạn hơn :-?
+ Rohto Melano CC Serum (không rõ nồng độ Ascorbyl Tetraisopalmitate)
+ The Ordinary Ascorbyl Tetraisopalmitate Solution (20%)
+ The Ordinary Magnesium Ascorbyl Phosphate (10% MAP)
+ The Ordinary Ascorbyl Glucoside (12% AG)
+ Mad Hippie Vitamin C Serum (10% Sodium Ascorbyl Phosphate - SAP)
+ Asterwood Naturals Vitamin C Serum (không rõ nồng độ MAP)
+ Emmié Spot Treatment Serum (15% Ethyl AA)
+ Hylamide C25 Booster (25% Ethyl AA)
…
<3 NIACINAMIDE <3
Niacinamide (Vitamin B3) khoảng từ 3% trở lên là đã hỗ trợ giảm thâm được rồi. Nhưng mình khuyên các bạn dùng sản phẩm Niacinamide có thêm N-Acetyl Glucosamine (NAG) nữa vì 2 thành phần này phối hợp với nhau rất tốt để mờ thâm sáng da.
- Olay: dòng Total Effects (5% Nia), dòng Regenerist Luminous (không rõ nồng độ Nia + NAG)
- Skinlex 10% Niacinamide, cả bản thường tên là Essence và bản Extended tên là Serum (10% Nia + NAG)
- The Ordinary 10% Niacinamide + 1% Zinc
- Sidmool Alpha Whitening Power Ampoule (2% Alpha Arbutin + 3% Niacinamide)
- Sidmool Dr.Troub Skin Returning Niaten Serum (2% Arbutin + 10% Niacinamide)
- Shark Sauce (5% Nia + 3% NAG)
- Paula's Choice 10% Niacinamide Booster (10% Nia + NAG)
- Good Molecules Niacinamide Serum (10% Nia)
- Garden of Wisdom Niacinamide Serum (5% Nia)
- Stratia Rewind (5% Nia + NAG)
- Stratia Liquid Gold (4% Nia)
- Ishtar Skinlights Brighten Up Dark Spot Corrector (4% Nia)
- Naruko Magnolia Brightening and Firming Toner Ex (5% Nia)
- Naruko Dermalane Zero Dark Spot Serum (5% Nia + 3% Tranexamic Acid)
- Nacific Phyto Whitening Essence (5% Nia)
- Manyo Factory Niacin Alpha (5% Nia)
- CeraVe PM Lotion (4% Nia)
- Elta MD AM Therapy (4% Nia)
- Tony Moly Floria Whitening Capsule Essence bản mới (5% Nia)
- Purito Galacto Niacin 97 Power Essence (5% Nia)
- Bring Green Vita Dark Spot Serum (4% Nia + 3% Tranexamic Acid)
- Be Plain Vitamin Brightening Ampoule (5% Nia)
...
<3 KOJIC ACID <3
Sản phẩm chứa kojic acid không phổ biến lắm trong mỹ phẩm thông thường vì thằng acid này hơi bị khô da. Có 1 số loại soap Kojic Acid trên thị trường dùng để tắm nhưng khô lắm, nên chỉ dùng để 2-3 lần tuần tắm da cơ thể, những chỗ bị tối màu và sạm thôi, chứ mình không recommend bạn dùng nó trên da mặt.
Tuy nhiên, các bạn có thể dùng mấy thứ chứa Rice Ferment Filtrate (gạo lên men), Sake, vì đây là nguồn Kojic Acid tự nhiên, dưỡng trắng sáng dần kiểu dịu nhẹ thôi nha chứ cũng không mạnh bạo nên chỉ kiểu đều màu, tươi sáng da thôi chứ trị nám chắc không được. Các sản phẩm này gồm:
- Kiku Masamune Sake Lotion
- Neogen Real Ferment Micro Essence
- Swanicoco Fermentation Snail Care Emulsion
- SKII First Treatment Lotion
- Secret Key Treatment Essence
...
<3 AHAs <3
AHA có nhiều loại, phổ biến nhất gồm Glycolic acid (mạnh nhất), Lactic acid (mạnh vừa), Mandelic acid, Malic acid (dịu nhẹ). Dùng acid mạnh thì nồng độ dùng có thể thấp thôi (5-7%) là cũng đã hiệu quả rồi. Dùng acid yếu hơn thì nồng độ phải cao hơn (10-20%). Tất nhiên, nồng độ càng cao, khả năng gây rát đỏ da, châm chích càng lớn. Nên nếu mới dùng, các bạn bắt đầu bằng acid nhẹ thôi, nồng độ nhỏ nhỏ thôi cho da quen dần rồi hẵng chuyển sang loại mạnh hơn nhé. Hiện nay thị trường có nhiều loại peel da dùng AHA ở nồng độ rất cao (mà thường hồi xưa chỉ dùng trong spa hoặc phòng khám), bạn tuyệt đối không được dùng bừa bãi mà phải đọc thật kỹ hướng dẫn của hãng nhé.
Các bạn chú ý khi mua đồ AHA là nên kiểm tra độ pH của sản phẩm (google thông tin trên mạng, hỏi người bán hoặc hỏi hãng), vì AHA hoạt động hiệu quả trong độ pH 3-4 thôi (thấp quá thì đau da, cao quá thì giảm hiệu quả đi nhiều). Trái ngược với nồng độ, độ pH của sản phẩm càng thấp, khả năng hoạt động của acid càng cao, nhưng đi kèm với đó là nguy cơ châm chích da, làm yếu da dần theo thời gian cũng tăng lên. Thế nên đừng "cố đấm ăn xôi" thường xuyên dùng đồ có độ pH thấp quá nếu như da chưa khỏe nhé.
- Alpha Skincare Glycolic Acid: có nhiều loại và nồng độ khác nhau, tùy chọn theo mức độ chịu đựng và nhu cầu của da. Nhưng vì độ pH hãng này dùng cao (4.0) nên lượng acid tự do hoạt động thực tế trên da thấp (chỉ bằng khoảng 75% so với nồng độ ghi trên bao bì). Nên các bạn có thể mạnh tay chọn tầm 10% trở lên cũng ok.
- Alpha Liquid Gold (5% Glycolic)
- Paula's Choice Weekly Resurfacing Treatment 10% AHA
- Paula's Choice Skin Perfecting 8% AHA Lotion
- Paula's Choice Advanced Smoothing Treatmend 10% AHA
- Krave Beauty Kale Lalu y-AHA (5,25% Glycolic)
- Drunk Elephant T.L.C. (12% AHA+BHA)
- SkinCeuticals Glycolic 10 Renew Overnight (10% Glycolic tự do)
- Peter Thomas Roth AHA/BHA Acne Clearing Gel (10% Glycolic + 2% BHA)
- Obagi Exfoderm Forte (6% Glycolic + 4% Lactic)
- The Ordinary 7% Glycolic Acid Toner
- The Ordinary AHA 30% + BHA 2% Peeling Solution
- The Ordinary 10% Lactic Acid
- The Ordinary 10% Mandelic Acid
- Dr. Wu 18% Mandelic Acid Serum
- Ishstar Skinlights Ultralase 15 Serum (15% Mandelic Acid)
- For Beloved One Mandelic Acid Serum (có nhiều nồng độ)
- Bielenda Mandelic Acid Skin Toner (không rõ nồng độ)
- Garden of Wisdom 8% Mandelic Acid
- Biologique Recherche Lotion p50
...
<3 LICORICE EXTRACT <3
Đồ chứa chiết xuất rễ cam thảo tốt và mạnh mẽ trên thị trường không có nhiều, thường thì cam thảo chỉ ở lượng thấp thôi, nhưng nếu dùng chung với các sản phẩm trị thâm khác thì cũng rất ok vì cam thảo không chỉ làm sáng thâm mà còn giúp giảm viêm nữa. Trong mỹ phẩm, các bạn có thể tìm chữ Licorice Root Extract, Glycyrrhiza Glabra, Glycyrrhizic Acid, Glabridin, Liquiritin để xác định thành phần thuộc "dòng dõi" cam thảo nhé.
- Tunemakers Licorice Root Essence
- It’s Skin Power 10 LI Effector
- Swanicoco Fermentation Snail Emulsion
- Stratia Rewind Serum
- Holy Snails Shark Sauce
- Skinlex 10% Niacinamide Serum
- Scinic First Treatment Essence
- Acwell Licorice pH Balancing Toner/Essence Mist
- Paula's Choice 10% Niacinamide Booster
(mình sẽ tiếp tục cập nhật nhé, buồn ngủ quá :( )
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
indeed labs niacinamide 在 Angela On Mars Facebook 的最讚貼文
[UPDATED 15-07-2020] CÁCH CHỌN MUA KEM DƯỠNG/TỔNG HỢP GỢI Ý KEM DƯỠNG ẨM TỐT
Theo mình, 3 bước quan trọng nhất tạo nên một chu trình dưỡng da cơ bản là: Làm sạch => Kem dưỡng ẩm => Kem chống nắng. Do đó, sau bài chia sẻ cách lựa chọn sữa rửa mặt và gợi ý một số loại sữa rửa mặt chất lượng tốt, mình muốn nối tiếp bằng 1 bài về kem dưỡng ẩm. Tương tự như bài trước, mình sẽ có liệt kê các loại kem dưỡng mình recommend tới mọi người. Gía cả và chỗ mua các bạn vui lòng tự google search cho nhanh nhé ^^
(*) LƯU Ý: Vì ở đây, mình có liệt kê về các thành phẩn tốt trong kem dưỡng, khá là khó nhớ, các bạn có thể sử dụng những công cụ tra cứu thành phần mỹ phẩm như: cosdna.com, skincarisma.com, incidecoder.com để tìm kiếm bảng thành phần của các sản phẩm mình định mua, rồi nhìn đối chiếu để biết mỗi thành phần đóng vai trò gì nhé.
<3 CÁCH CHỌN MUA KEM DƯỠNG ẨM TỐT
Từ “dưỡng ẩm” ở đây bao gồm cả 2 nghĩa: cung cấp độ ẩm cho da và quan trọng hơn là giữ độ ẩm đó trong da, không để độ ẩm bốc hơi hết ra ngoài không khí.
Vì vậy, kem dưỡng ẩm tốt sẽ gồm đủ 2 loại thành phần để thực hiện nhiệm vụ dưỡng ẩm, đó là: chất hút ẩm và chất khóa ẩm.
1/ CHẤT HÚT ẨM (HUMECTANTS)
* Chúng là những thành phần có khả năng giữ nước gấp nhiều lần trọng lượng tự nhiên của phân tử (VD như Hyaluronic Acid thường nổi tiếng với câu quảng cáo là “thành phần kỳ diệu” có thể hút nước gấp 1,000 lần trọng lượng của nó).
Do khả năng hút nước tốt, chúng có nhiệm vụ giữ lại cho da lượng nước có trong sản phẩm bạn bôi lên da và lượng nước xung quanh môi trường để giúp da đỡ khô, đỡ thiếu nước, trở nên căng mọng hơn. Một hiệu ứng bonus nữa đó là khi da ngậm nước nhiều, nếp gấp, nếp nhăn và lỗ chân lông cảm giác như nông hơn.
* Một số chất hút ẩm phổ biến trong mỹ phẩm mà mình khuyên các bạn tìm dùng là:
- Glycerin (thứ mà mình thích nhất vì vừa rẻ vừa giữ ẩm tốt vừa ít dính hơn Hyaluronic Acid)
- Hyaluronic Acid, Sodium Hyaluronate
- Panthenol (ProVitamin B5)
- Urea
- Sorbitol
- Algae extract (chiết xuất tảo biển)
- Aloe Vera (lô hội)
- Honey (mật ong)
- Mushroom extract (chiết xuất từ nấm)
- Beta-glucan
- Sodium PCA
- Collagen
- Các loại peptides
- Các loại PHA, AHA
- Các thành phần lên men
* Vì tính năng ngậm nước cao, chúng có thể tạo cảm giác đặc, dính khi ở nồng độ cao trong sản phẩm (vì vậy Glycerin thường chỉ được dùng ở nồng độ 3% trở xuống, Hyaluronic Acid thì càng thấp hơn nên đừng tin vào những sản phẩm ghi là 100% Hyaluronic Acid là sản phẩm ấy toàn Hyaluronic Acid không thôi nhé). Vì độ đặc dính này mà giờ đây, nhiều hãng mỹ phẩm chế tạo các sản phẩm chứa chất hút ẩm dạng phân tử siêu nhỏ, để có thể “nhét” vào nhiều phân tử hơn mà kết cấu sản phẩm vẫn mỏng nhẹ. Tuy nhiên, những thứ “siêu nhỏ”, có thể đi sâu xuống các lớp sừng trong tầng biểu bì của da không phải lúc nào cũng là một điều tốt. Vì thế mình khuyên các bạn có da tổn thương, da nhạy cảm, da bị viêm, da dùng treatment nhiều, nên tránh các sản phẩm dùng Hyaluronic Acid phân tử siêu nhỏ. Dùng phân tử to dưỡng ẩm vẫn đủ tốt mà lại an toàn hơn cho da.
* Do tính năng hút ẩm cao của các chất hút ẩm, kiểu chạm vào đâu có nước là ngậm nước đến đấy, nếu như độ ẩm không khí ngoài trời quá khô, các chất hút ẩm này trong ngày không còn gì từ môi trường bên ngoài để hút vào da, chúng có thể gây ra tình trạng hút ẩm ngược, là khi chất hút ẩm mang nước từ trong da (nơi có độ ẩm cao hơn) ra môi trường bên ngoài (nơi có độ ẩm thấp hơn).
Để giải quyết nguy cơ mất ẩm ngược này, chúng ta cần đến các chất khóa ẩm.
2/ CHẤT KHÓA ẨM (OCCLUSIVES) + CHẤT LÀM MỀM DA (EMOLLIENTS)
(Sở hữu mình gộp 2 nhóm chất này lại với nhau vì hiệu quả của chúng tương đối giống nhau và hiện nay, trong mỹ phẩm, chúng thường được dùng cùng nhau; hơn nữa, một số chất vừa đóng vai trò khóa ẩm vừa làm mềm da, nên mình nghĩ, không cần phân biệt chúng làm gì cho mệt)
* Chất khóa ẩm là những thành phần có kích thước phân tử rất lớn, có nhiệm vụ nằm trên bề mặt da tạo thành lớp màng khóa chặt độ ẩm trong da, để ngăn da mất nước, ngăn da phải tiếp xúc với những yếu tố độc hại ngoài môi trường (ví dụ như da có vết mụn vỡ, có thể dùng chất khóa ẩm đặc bôi dày lên vết mụn để mụn không phải tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn có hại).
Một số bạn nghe thấy tạo màng thì có thể sợ là da “không được thở” rồi là bít tắc lỗ chân lông, nhưng những thành phần này không đủ to để chui vào lỗ chân lông đâu, nhiệm vụ của nó là tạo màng khóa ẩm trên bề mặt da và nằm yên vị ở đó để bảo vệ da khỏi bị mất nước thôi, chúng nó không có chui vào đâu cả )
* Chất làm mềm da là các chất lấp đầy những phần da không được bằng phẳng, mịn màng, làm đầy nếp nhăn nông, giúp làm mềm phần da chết nếu chưa được tẩy da chết hiệu quả.
* Một số chất khóa ẩm/làm mềm da thường dùng trong kem dưỡng mà bạn nên chú ý:
Đầu tiên, mình sẽ liệt kê các chất khóa ẩm dày và đặc biệt hiệu quả cho DA KHÔ và các bạn sống trong vùng khí hậu siêu khô hanh nhé:
- Các thứ liên quan đến Petrolatum, Parrafin, Mineral Oil
- Lanolin
- Squalane (cái này da dầu dùng cũng được nếu nồng độ ít)
- Các loại butters (bơ)
- Các loại dầu tự nhiên
- Các loại fatty acid (acid béo) như: stearic acid, oleic acid, caprylic acid
- Các loại MEA
Thông thường, vì độ nặng và nhờn của các chất khóa ẩm/làm mềm da này, nếu bạn nhìn sản phẩm có những thành phần này ở gần đầu danh sách thành phần, thường có nghĩa là sản phẩm có kết cấu đặc và dày, chỉ thích hợp với da khô thôi, chứ với da dầu thì hơi khó dùng và có thể bị nặng mặt, nhờn da.
* Bên cạnh đó, có một số chất khóa ẩm/làm mềm da nhẹ mặt, đỡ nhờn hơn cho da dầu như:
- Các loại silicones
- Các loại polymers
- Các loại fatty acid (acid béo) có đuôi là *triglyceride rồi là *sterol
- Các loại fatty alcohol (cồn béo) có đuôi là *alcohol và *glycol
- Các loại ester là sản phẩm của acid béo và cồn béo có đuôi là *ate
(*) Độ dày, nặng của kem dưỡng còn phụ thuộc vào các thành phần khác trong công thức, và công nghệ sử dụng để hòa trộn các thành phần này vào với nhau. Thế nên những thứ mình liệt kê chỉ là tương đối thôi nhé, nó là cái guide sơ lược để các bạn xem thành phần và có thể đánh giá qua là liệu kem dưỡng ấy có đủ ẩm hay thừa ẩm với da mình không, chứ không thể kết luận kem dưỡng hợp với da chỉ qua nhìn thành phần, dùng thử vẫn là tốt nhất ^^
3/ THÀNH PHẦN BONUS
Ngoài chất hút ẩm và chất khóa ẩm/làm mềm da là cơ bản cấu thành độ dưỡng ẩm hiệu quả cao của 1 kem dưỡng, các bạn có thể tìm kiếm thêm 1 số thành phần bonus sau nếu muốn hiệu quả của kem dưỡng không chỉ nằm ở dưỡng ẩm, vì thế thì hơi nhạt mà :3
- Phục hồi, củng cố lớp màng bảo vệ da, làm lành da: các loại ceramides, cholesterol, phytosphingosine, chiết xuất rau má, dịch nhầy ốc sên…
- Làm sáng da, trị thâm; niacinamide, chiết xuất đậu nành, chiết xuất cam thảo, dầu mù u…
- Giảm viêm, kháng mụn: niacinamide, zinc PCA, linoelic acid, chiết xuất cam thảo…
- Chống ôxi hóa: Vitamin C, Vitamin E (da dầu cẩn thận vì hơi nhờn), ferulic acid, coenzyme Q10, idebenone, chiết xuất trà xanh, chiết xuất lựu…
4/ HẠN CHẾ HƯƠNG LIỆU, TINH DẦU THIÊN NHIÊN, CHẤT TẠO MÀU
Cái này mình nói nhiều quá chắc các bạn cũng hiểu là những thành phần này dễ gây kích ứng trên nhiều người, và có thể khiến da nhạy cảm đi theo thời gian đúng không nào? Thế nên, nếu tránh được thì tránh nha!
5/ CHỌN LOẠI DẠNG LỌ KÍN CÓ VÒI ẤN/DẠNG TUÝP (NẾU CÓ)
Kem dưỡng ở dạng tuýp hoặc dạng lọ airtight có vòi nhấn là kiểu packaging tốt nhất để các thành phần bên trong giữ được hiệu quả lâu dài nhất có thể, tránh không khí, ánh sáng và nhiệt độ làm giảm tác dụng. Dạng hũ mở hơi mất vệ sinh và làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phần, nhưng nếu không có dạng tuýp/lọ thì dùng dạng hũ vậy Cái này chỉ là điểm phụ, không phải là thứ quyết định nha.
<3 GỢI Ý CÁC KEM DƯỠNG TỐT
(loại đặc biệt tốt cho da khô, mình sẽ đánh (*) nhé)
- Các kem dưỡng của Paula’s Choice (*)
- Các kem dưỡng của CeraVe (*)
- Các kem dưỡng của The Inkey List (gồm cả Polyglutamic Acid Serum)
- Các kem dưỡng của La Roche Posay
- Các kem dưỡng của Clinique
- Các kem dưỡng của It Cosmetics
- Các kem dưỡng của Olay
- Vanicream Moisturizing Skin Cream (*)
- The Ordinary NMFs + HA (*)
- Earth Science Ceramide Skin Lotion
- EltaMD Barrier Renewal Complex
- First Aid Beauty Priming Moisturizer
- Drunk Elephant Polypeptide Cream
- Indeed Labs Hydraluron Moisture Jelly
- Stratia Liquid Gold
- Physiogel Daily Moisture Therapy Creme (*)
- Rovectin Barrier Repair Cream
- Eucerin UltraSENSITIVE Soothing Care Normal to combination skin
- Avene Skin Recovery Cream (*)
- Derma-E Sensitive Skin Moisturizing Cream (*)
- Mad Hippie Face Cream
- A-Derma Exomega Emollient Cream (*)
- Bioderma Atoderm Creme (*)
- Ceradan Skin Barrier Repair Cream (*)
- Embryolisse Lait-Crème Concentrè (*)
- Boscia Green Tea Moisturizer
- Krave Beauty Great Barrier Belief (*)
- Mamonde Ceramide Cream (*)
- Innisfree Derma Relief Ceramide Cream (*)
- Missha Near Skin Ceramide Cream (*)
- Các kem dưỡng dòng Soon Jung của Etude House (*)
- A’pieu Madecassoside Cica Gel
- Cosrx Balancium Comfort Ceramide Cream (*)
- Cosrx PHA Moisture Renewal Power Cream
- Cosrx Aloe Vera Gel Cream
- Cosrx Snail Mucin 92 Cream
- Cosrx Honey Ceramide Cream
- Holika Holika Good Cera Cream (*)
- Hada Labo Plumping Gel Cream
- Sidmool Madagascar Ultra Moisture Cream (*)
- Matsuyama Hadauru Moisturizing Cream (*)
- Innisfree The Minimum Moist Cream
- DHC Urumai Cream
- Tunemakers Moisturizing Cream (*)
- Meishoku Ceracolla Perfect Gel
- Illiyoon Ceramide Ato Concentrate Cream (*)
- I'm From Mugwort Cream
- Round Lab Dokdo Cream
- Round Lab Mugwort Cream
- Minon Amino Moist Charge Lotion
- Freeplus Watery Cream
- Sana Wrinkle Night Cream
- Isssua Medibaby Moist Cream
- Crea Modo Seed Radar Whitening Milk
- Cosrx Balancium Panthenol Cream (*)
- Bring Green Artemisia Calming Repair Cream
- Dr.G Filaggrin Barrier Cream
- Aestura Atobarrier 365 Cream (*)
- Innisfree Green Tea Probiotics Cream
<3 KEM DƯỠNG CHO DA MỤN NẤM MEN/VIÊM TIẾT BÃ NHỜN <3
Đây là tổng hợp của blog Simple Skincare Science nha, không phải của mình tại mình không mò được nhiều kem dưỡng hợp da mụn nấm men :(( Các bạn xem ở đây người ta tổng hợp được nhiều loại lắm luôn:
https://simpleskincarescience.com/fungal-acne-products-malassezia-pityrosporum-folliculitis/#Moisturizers_Gels
… to be cập nhật tiếp :3