BUCKET HAT – TỪ ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ TỚI VĂN HÓA ĐƯỜNG PHỐ VÀ ITEM CỦA NHIỀU HÃNG THỜI TRANG NỔI TIẾNG.
Bucket hat – chiếc mũ “bán vé số” hiện nay đã trở thành một trong những items không thể thiếu đối với những bạn yêu thích thời trang đường phố. Không chỉ thế, nó còn xuất hiện khá nhiều trong collection các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, từ các thương hiệu thuần streetwear/skateboarding như Supreme, Palace, Stussy… đến các thương hiệu highend/luxury như Off-white, Prada, Louis Vuitton. Nhưng để chạm được mức thành công như thế này, chiếc mũ hay được châm biếm là “Mũ vé số” hay “Cái xô ụp lên đầu” đã trải qua một quá trình chuyển mình đầy phức tạp. Giống như hoodie/ Bucket hat thường được gắn liền với những kẻ phạm tội, những gã da màu trong thời kì phân biệt chủng tộc – hay tương đương với người thuộc tầng lớp thấp, tầng lớp bình dân. Tiêu biểu là cụm từ “Mày đội cái mũ này nhìn như thằng bán vé số” cũng đã hiểu được “Sự kì thị” của đại chúng dành cho bucket hat. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nó nhé.
Từ ông lão đánh cá…
Bucket hat lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng giai đoạn năm 1900s – được sử dụng bởi những người nông dân và ngư dân xứ Ailen – một xứ luôn gắn liền với mưa, tuyết và lạnh. Bucket hat được yêu thích vì chúng có thể bảo vệ đầu và tránh khỏi nước rơi xuống mặt người đội nhờ phần vành rộng hơn các bản mũ thông thường. Bên cạnh đó, không giống như caps hay các loại mũ khác, Bucket Hat do không có 1 form cứng nên dễ dàng gấp lại và để trong túi. Người ta đầu tiên làm bằng vải cotton, sau đó để tăng tính chống nước đã làm thêm các bản bằng da bò giúp chống mưa tốt hơn. Bucket hat còn được sử dụng trong quân đội, đặc biệt các cuộc chiến tranh vùng vịnh và vùng Nhiệt đới ( chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ sử dụng khá nhiều form dáng chuyển thể từ bucket hat).
Đến thành biểu tượng của thời trang và hiphop..
Bước nhảy ở đây chính là phong trào mod. Một subculture với tên gọi là Mod, bùng nổ ở đế quốc Anh và nhanh chóng truyền qua các nước Âu phương khác, trong đó có cả Mỹ. Mod movements là một bước nhảy văn hóa đại chúng khi mà sự tập trung về âm nhạc và thời trang xoay quanh nó trở thành điểm nhấn của toàn xã hội. Vốn dĩ xuất phát từ London, thủ đô của Anh Quốc – Bucket hat từ xứ Ireland nhanh chóng được đón nhận và chuyển từ một chiếc mũ có tính năng bảo vệ đầu con người khỏi mưa gió thành một item thời trang. Kiểu dáng đa dạng hơn, chất liệu đa dạng hơn. Cotton truyền thống, vải nỉ, vải cứng vv..vv – thiết kế truyền thống cũng đã được sửa đôi chút để hợp thời hơn.
Đó chỉ là bước nhảy – cú đệm để Bucket Hat trở thành một món đồ không thể thiếu đó chính là Hiphop. Những năm của thập niên 80s đón nhận sự bùng phát của Hiphop và nền văn hóa đường phố. Snapback, Caps có lẽ lúc đó sẽ chưa nổi bằng Bucket hat, vì trong suốt giai đoạn thập niên 80s – các bìa album, các liveshow, các miniconcert, các rapper chúng ta đều đội một quả bucket hat chất chơi người dơi. Một điểm khá hay là các rappers hồi đó thường đậm người, cộng thêm style oversize, đồ thụng và rộng thì còn gì thích hợp hơn một quả bucket hat cũng rộng không kém. Rapper đầu tiên mở đầu phong trào là Big Banh Hank của Sugar Hill Gang – tiếp theo là Run – DMC huyền thoại (1984 – DMC luôn nổi tiếng với kho tàng mũ khổng lồ, họ luôn xuất hiện trước công chúng và cuộc sống thường ngày với một quả bucket trên đầu) – LL Cool J và Jay Z năm 2000.
Nhưng cũng chính từ đó – Bucket hat đã mang trong mình một cái mác của sự phân biệt chủng tộc và giai cấp. Được sử dụng nhiều bởi các rappers da màu, khiến nó trở thành một key/icon/symbol của cộng đồng người da màu – thêm nữa với phần vành rộng có thể che mặt của người sử dụng khá nhiều làm cho “Bucket Hat” có 1 câu chuyện tương tự với Hoodie mà mình đã viết. Xã hội đại chúng đã xếp “Bucket Hat” vào danh sách đen, của những sản phẩm của những người tầng lớp thấp và tội phạm.
Thời trang chính thống cũng không mặn mà gì lắm với Bucket Hat. Dù cho rằng khoảng năm 2005 – Miuccia Prada đã ra một chiếc mũ Bucket với lông công lấp lánh trên sàn runway SS 2005. Nhưng có vẻ như Bucket hat vẫn chìm vào bóng tối nhiều hơn.
Streetwear – Sự trở lại hoàng kim của Bucket Hat.
Giai đoạn 2016 – với sự bùng nổ của thời trang đường phố và những cú trở lại mạnh mẽ của những món đồ thất sủng một thời như bomber, oversize hoodie và sweater. Bucket Hat cùng bùng lên theo đó, Raps trở thành thứ nhạc thời thượng và cái cách các nghệ sĩ da màu khẳng định mình, trở thành những tên tuổi lớn, có hàng triệu người theo dõi đã một phần nào đó xóa đi vết đen của “Bucket Hat”. Cùng với đó, các tên tuổi mới lên trong ngành thời trang (Streetwear) – đặc biệt là Stussy, sau này có Supreme.. đã mang Bucket hat trở thành một trong những chiếc mũ được yêu thích giai đoạn 2010s. Người ta đã mệt mỏi với những chiếc caps thông thường và dễ dàng bị gãy form, bucket hat là 1 lựa chọn không thể tốt hơn. Cùng với các style normcore, retro thì Bucket cũng bước chân vào giới “Highend Fashion” khi nhiều nhãn hàng lớn để mắt tới chiếc mũ xô này. Giai đoạn 2016-2017 cũng đánh dấu nhiều thương hiệu được tạo ra bởi các nghệ sĩ xuất thân từ đường phố, từ underground hay dòng nhạc hiphop, do đó Bucket hat cũng là 1 sản phẩm đầy yêu thích của họ.
Bucket ngày nay muôn hình vạn trạng, từ bình dân tới cao cấp, từ vài chục $ cho tới cả trăm dollars. Từ Stussy, Supreme đến sportwear như Nike, adidas và cả Louis Vuitton, Gucci..
Cách phối Bucket Hat
Và đây là điều mà nhiều người quan tâm nhất về Bucket Hat – làm thế nào để phối chiếc mũ này phù hợp với bản thể. Đây là một chiếc mũ khá dễ tính và không kén cá chọn canh nhiều. Nhưng để phối đẹp lại là một câu chuyện khác, như mình đã nói thì mũ cũng là một phần của trang phục. Tone màu, form dáng của bucket khá đa dạng để lựa chọn theo các tiêu chí sau. Đầu tiên đó là loại Bucket:
Có nhiều kiểu mũ bucket khác nhau, to – nhỏ - viền cúp – viền rộng. Đầu của chúng ta có nhiều kích cỡ khác nhau, đầu to – đầu nhỏ - đầu tròn – đầu méo. Bên cạnh đó, khuôn mặt cũng đa dạng các dạng khác nhau, trái xoan – chữ điền. Khuôn mặt, mái tóc, hình dạng cái đầu ảnh hưởng tới việc chúng ta chọn mũ sao cho phù hợp. Nếu đầu tròn, tóc nhiều thì chọn những kiểu bucket hat viền vừa phải, chất liệu mềm. Còn nếu đầu to thì chọn kiểu mẫu bucket viền mỏng nhưng “rộng” hơn để tạo cảm giác phần đầu của bạn trông nhỏ. Tóc mềm – tóc dày, tóc cuộn cũng ảnh hưởng đến form dáng của mũ. Nếu bucket hat làm bằng chất liệu vải mềm thì form đầu sau nó sẽ hiện ra như thế đó. Còn nếu chất liệu cứng thì sẽ giúp định hình được khuôn của “Đầu”.
Màu sắc thì sao? Dựa vào các chi tiết nhỏ xung quanh như là màu da, màu tóc, để lựa chọn màu của mũ để hợp tông hoặc rộng hơn là màu của nguyên trang phục bạn đi theo. Có thể là ton-sur-ton hoặc là một màu khác biệt hoàn toàn để tạo điểm nhấn. Cao cấp hơn nữa đó là sự đồng điệu về cách xử lí chất liệu hay bề mặt vải của cái quần, cái áo tiệp cùng bucket hat. Ví dụ là patchwork, descontruction hay distressed thì bucket hat cũng sử dụng đồng cách xử lí sẽ tạo ra được một bức tranh tổng thể hài hòa và gây ra hiệu ứng tốt nhất tới mắt người xem.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有3部Youtube影片,追蹤數超過60萬的網紅Benjamin Tran,也在其Youtube影片中提到,Hey what’s up fam! It’s been a minute.. Finally get to create content for you guys on this first video for 2019. Today I will be bringing you guys to ...
「luxury streetwear」的推薦目錄:
- 關於luxury streetwear 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於luxury streetwear 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於luxury streetwear 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於luxury streetwear 在 Benjamin Tran Youtube 的最讚貼文
- 關於luxury streetwear 在 SNKRVN Youtube 的最佳解答
- 關於luxury streetwear 在 Benjamin Tran Youtube 的最讚貼文
- 關於luxury streetwear 在 DESIGNING A LUXURY STREETWEAR BRAND IN 1 HOUR 的評價
- 關於luxury streetwear 在 10 Luxury Streetwear ideas - Pinterest 的評價
luxury streetwear 在 Facebook 的最讚貼文
BALENCIAGA – KHÔNG CHỈ LÀ BIG LOGO.
Có lẽ trong mỗi chúng ta, đặc biệt là những người yêu thích cụm từ “Streetwear” “Hypebeast” và nổi trội thành những “Fashion Icon” trong giai đoạn 2017-2019, hẳn ai cũng biết tới thương hiệu “Balenciaga”. Nhưng mình dám cá với các bạn, Balenciaga trong đại đa số chúng ta – sẽ được biết tới nhiều nhất tới những đôi Speedrunner, TripleS, áo Biglogo Balenciaga hay sơ mi full printed. Căn bản, ngay cả Demna Gvasalia – CD hiện tại của Balenciaga (Người sáng lập và “Bỏ rơi” Vetements) thực chất cũng không phải cái tên đại chúng với thị trường Việt Nam.
Một số người – sẽ tưởng và so sánh ngang giữa Balenciaga và Supreme hay Off-white, đặt thương hiệu này ngang tầm với các thương hiệu Streetwear Brand (Vì thực chất, Balenciaga được nhiều người biết tới cũng từ khi Demna về và mang hơi thở của thời trang đường phố lên) hay cùng lắm sẽ mang danh là “High-end/Luxury” (Whatever). Nhưng Balenciaga không chỉ là thế, biên niên sử về một trong những thương hiệu thời trang lâu đời và có bề dày lịch sử trong nền công nghiệp tỉ đô này nhiều hơn chỉ là cái logo được yêu thích trong những năm trở lại đây. Và nếu chúng ta nhìn lại những collection của Balenciaga trước khi giai đoạn Demna gia nhập thì có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm và không nghĩ rằng đó là Balenciaga.
Balenciaga – “CỘI NGUỒN”
Không giống như chúng ta nhắc tới như Balenciaga hiện nay, Balenciaga đối với nền công nghiệp thời trang được ví như một cây đại thụ vậy.
Tất cả đều bắt nguồn từ cái tên: Cristobal Balenciaga – Một đại nhân vật, người sánh ngang với những tên tuổi lừng danh khác như Coco Chanel, Hubert de Givenchy, Christian Dior. Cristobal Balenciaga là người đã thực hiện cuộc cách mạng hóa lịch sử thời trang bằng việc mix và tôn vinh tính cách của người phụ nữ (Feminity silhouette) – hình bóng của họ lên các sản phẩm thời trang của mình. Đưa các collection hay thiết kế của Balenciaga trở thành những tác phẩm nghệ thuật vượt ra khỏi ranh giới của thời trang.
Có thể nói, Cristobal Balenciaga là một chàng trai theo diện “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – khi mà mẹ của ông là một thợ may, còn bố là một ngư chân chân phát. Sinh năm 1895 tại ngôi làng nhỏ ở Getaria, quan sát việc mẹ may đã nuôi dưỡng niềm đam mê với việc may mặc và sử dụng vải của mình. Nên nhớ rằng nằm giai đoạn 1980 1990s thì văn hóa couturier là một định mức, ước mơ cho bao nhiêu người đam mê thời trang. Cristobal Balenciaga đã nhanh chóng phát triển thiên khiếu của mình và năm 11 tuổi đã trở thành 1 trong những thợ may có kĩ năng của người trưởng thành ( Hay thợ cả). Năm 12 tuổi, Balenciaga mở cửa hàng may mặc đầu tiên tại San Sebastian.
Những năm đầu khởi nghiệp:
Paris luôn là niềm cảm hứng bất tận của Balenciaga, là một người tiên phong, mang tư tưởng “Avant-garde” và tầm nhìn đưa thời trang của những người phụ nữ lên một tầm cao mới. Balenciaga pha trộn giữa cảm hứng thời Phục Hưng Tây Ban Nha, của giới quý tộc thời đó cùng văn hóa đặc trưng của thời kì đó (Những người lính, những kẻ đấu sĩ bò tót). Nhưng ông không quên các đặc điểm của quê hương: Đó là Ren và sự tương phản màu sắc. Là một kẻ tham vọng và cầu toàn, những sản phẩm mà Balenciaga làm ra đều nhấn mạnh vào chi tiết và đầy tinh tế, điều này đã thuyết phục giới quý tộc Châu Âu và nhanh chóng đưa tên tuổi ông thành người làm đồ bậc nhất Châu Âu.
Thời Hoàng Kim và cuộc chiến ngang sức với Christian Dior:
Giai đoạn mang tên tuổi nhất cho Balenciaga chính là thập niên 50s – 60s khi mà cuộc chiến giữa ông và Christian Dior đã tôn vinh hai con người trở thành những bậc thầy lẫy lừng nhất của Art Costume. Và trong khi cả hai cây đại thụ “giao đấu” trong thể thức là đồ phụ nữ thì Dior thể hiện sự nữ tính thông qua biểu trưng những đường cong của phụ nữ bằng cách sử dụng sự thon gọn và bó sát (Các bạn có thể search Wheeled skirt của C.Dior). Còn Balenciaga lại tập trung vào việc giải phóng cơ thể qua hình khối, sự đối xứng và tương phản màu sắc.
Khi Dior chuộng phần bó cơ thể bằng các thắt lưng hay vải quanh waits(eo) thì Balenciaga thích thú trong việc không sử dụng chúng – không có sự khuôn mẫu mà thay vào đó là ứng dụng của việc hình học trong may mặc.
Tuy nhiên, thời thế đón một nhân tài tới và đuổi họ như cái cách chúng vẫn hay làm vậy. Cuối thập niên 60s, một cuộc thay đổi lớn trong tâm lí khách hàng – cùng với sự bùng nổ và thay đổi sâu sắc của thể chế chính trị, các phong trào lớn như Hippie, Rock n Roll đã đánh dấu một sự thay đổi giai cấp và vai trò của phụ nữ. Phụ nữ bây giờ không còn ở nhà nhiều mà sẽ đi làm nhiều hơn, có tiếng nói hơn. Kết quả là – nền thời trang sinh ra cụm từ “pret-a-porter” – “Ready to wear” – một khái niệm khai tử cho nền thời trang cao cấp lúc đó và theo nhu cầu của thời đại mới. Quần áo được may sẵn và bán trong các cửa hàng, sự giao tiếp giữa những người thợ may và khách hàng giảm sút và gu thẩm mỹ của đại chúng đã trở nên dễ thở hơn. Balenciaga vẫn tiếp tục thương hiệu của mình, nhưng lí tưởng của ông – đã không còn như mong muốn. Do đó, năm 1968 – Balenciaga đã rút lui khỏi ngành công nghiệp thời trang và được nhớ đến như 1 trong những thợ may giỏi nhất của thế giới. Những con người tiếp theo như Michel Goma, Josephus Thimister, Nicolas Ghesquiere (Giờ là Creative Director của Louis Vuitton nhánh womenswear), Alexander Wang và giờ đây là Demna Gvasalia.
DEMNA và nét tương đồng với Balenciaga:
Demna tới Balenciaga vào năm 2015 và thực sự đã thay đổi cả một Balenciaga cũ kĩ – khiến thương hiệu đã đi vào quên lãng với đại đa số khách hàng trở lại cuộc chơi. Một bước nhảy ngoạn mục khi Balenciaga vực dậy – đánh bại Gucci trở thành thương hiệu được yêu thích nhất năm 2017-2018. Có thể nói Balenciaga (người) và Demna hoàn toàn khác nhau, một ông lão yêu thích haute couture, còn một người lại đắm chìm trong nét đẹp của street-style. Nhưng giữa họ lại có một điểm chung, đó là sự thách thức, sự đổi mới và dám làm – dám chơi đối với nền công nghiệp thời trang này, cả Balenciaga và Demna đều thích đối đầu với các quy tắc và trong họ tràn đầy sự tự tin. Demna cũng không phải là phá hủy những gì mà Balenciaga đã gầy dựng – chẳng thế mà trong mùa Fall/Winter 2020 – Demna đã đưa lại những gì mà Balenciaga bắt đầu – đó là niềm đam mê bất tận với Paris Haute Couture của Cristobal Balenciaga sau khi ông ra đi vào năm 1968. Di sản của ông vẫn được hậu thế tiếp tục.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
luxury streetwear 在 Facebook 的最讚貼文
THỜI TRANG HẠ CẤP, THỨ CẤP VÀ THƯỢNG CẤP. KHI NÀO VÒNG LUẨN QUẨN MỚI KẾT THÚC?
Tranh cãi là một điều luôn cần có trong một cộng đồng, một xã hội, Tranh cãi để chúng ta biết vấn đề nào đang hiện hữu, đang xảy ra để từ đó có thể giải quyết những nút thắt – để hiểu được là những người ngoài kia đang suy nghĩ gì Nhưng cuộc đời không như là mơ và mạng xã hội Việt Nam hiện tại không phải là một nơi “thích hợp” để các cuộc tranh cãi văn minh thể hiện ra.
Trong một cuộc tranh cãi gần đây ở cộng đồng thời trang chúng ta đã nảy ra những ý kiến vô cùng “căng thẳng”, vô cùng “Bóng tối” cũng như những định kiến về “Thời trang đường phố?”, “Thời trang cao cấp” và “Thời trang avant-garde?”. Thời trang đường phố đang phá hoại nền thời trang, liệu những người đang làm streetwear có phải là những người “hạ cấp” – liệu những người đang làm các loại thời trang thiết kế có phải là “Thượng đẳng” hay không?. Muôn vàn câu hỏi, muôn vàn suy nghĩ.
Nhưng, để mình giải thích. Mảng thời trang nào – hay rộng hơn là bất kì ngành nghề nào đều có mặt lợi, măt khuyết của nó cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không chỉ là do may mắn hay nói suông mà thôi. Cho nên, mình mong các bạn khi tranh cãi một vấn đề gì thì hãy nhìn 1 bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn cũng như rút ra được bài học cho chúng ta.
“Streetwear brand dăm ba cái thương hiệu in hình, in áo”
Đúng, đa phần hiện tại những thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam khai thác khá nhiều về mảng graphic items. Áo tee, hoodie, jacket vân vân và mây mây. Xét cho rộng thì không phải mỗi Việt Nam mà cả toàn thế giới có hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu thời trang cũng làm những sản phẩm mang hình in như vậy mà có thành công nhất định/ nếu không nói là vượt ra sức tưởng tượng của chúng ta. Từ những năm 2014/2015 khi văn hóa đường phố bắt đầu tác động và ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang thì việc sử dụng graphic chẳng là một thứ gì xa lạ. Stussy, Supreme, Palace, Off-white, Vetements.. rồi sau này là cả những thương hiệu “Thời trang lâu đời” như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Balenciaga cũng nhảy vào cuộc chiến hình in này. Thế nên, đó là hơi thở của thời đại. Việc làm hình in không xấu, xấu là ở người làm – người thiết kế. Đúng không?
Các bạn nghĩ là làm hình in mà dễ à. Thế thì để mình kể cái mặt khó khi làm graphic fashion cho các bạn xem các thời trang này có “hạ cấp” không vì theo mình nó tốn khá là nhiều chất xám về măt kinh doanh trong thời điểm hiện tại đấy.
Lý luận “Làm hình in lên cái áo, cái quần rồi kêu là thời trang dễ òm”.
Nào để mình phân tích xem có dễ không nhé? Tất nhiên về tính thời trang thì không thể nào so bì được với các sản phẩm thiết kế được. Nhưng giá cả quyết định chất lượng và chất xám bỏ ra. Những graphic items các bạn thấy giá cả của chúng có rẻ hơn những sản phẩm thiết kế không? Rẻ hơn chứ, thế thì sao chúng ta đòi hỏi được điều gì.
Đúng là các streetwear brands tại Việt Nam đang phủ rộng rất nhiều lên thị trường trẻ - đặc biệt là lứa tuổi sinh năm 2000s trở lên. Giá cả không quá cao (So với mặt bằng chung), theo xu hướng, tiếp cận tốt, được mặc bởi thần tượng đã mang lại một khoản doanh thu không hề nhỏ cho các founders chú trọng tới các sản phẩm graphics. Về thiết kế hay chất liệu thì cũng dễ dàng kiếm ra giải pháp hơn so với các thương hiệu “Luxury”/”High-end” để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh, sản xuất nhiều. Nhưng – 1 chữ nhưng rất to.
Có bao giờ các bạn nghĩ thị trường thời trang đường phố còn là 1 thị trường dễ thở nữa không? Không, ngay từ khi manh nha vào khoảng năm 2014-2015 cho tới nay – streetwear đã trở thành một trong những nơi mang tính cạnh tranh khốc liệt và đào thải bậc nhất của nền công nghiệp này.
In hình? Dễ - Dễ nên cho nên ai cũng làm được. Mà ai cũng làm được thì tính thuyết phục khách hàng dù là trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Khi mà quá nhiều lựa chọn được mang tới bên cung thì bên cầu sẽ trở nên “Tinh ý” và “Khó tính hơn”. Làm thời trang mà in hình giờ để người ta biết tới mình khó như cái cách mà các bạn bắt chuyện với crush lâu năm vậy.
Hình in phải độc đáo, phải đẹp, phải bắt trend – không được khơi khơi lấy nguồn từ Pinterest nữa mà phải thực sự “đầu tư thời gian và chất xám” vào hình in đó. Lung tung là bị “Tẩy chay trên diện rộng” đấy. Chưa kể là chất lượng in, in hình đơn giản thì chất liệu vải như thế nào/ giá cả hợp lí ra sao. In hình phức tạp thì có sắc nét hay không, có thể hiện hơn được độ phô trương của graphic hay không. Kĩ thuật in bắt đầu tăng tiến dần từ in nhiệt, in decal sang DTG các thứ. Những kĩ thuật khó như là in chung 1 graphic qua 2 tấm/2 mảnh tạo thành 1 khối thống nhất cũng được áp dụng vào (Các bạn đừng tưởng in là dễ nhé, in trong thời trang cũng là 1 thứ khó nhằn đó). Để mình lấy ví dụ đơn giản cho các bạn là mấy cái áo Marcelo Burlon một thời nổi đình nổi đám ấy, các bạn thấy vậy chứ in lên viền bo cổ - in lên cạnh tay áo (Trước và sau) để trông 1 khuôn đâu phải dễ đâu.
Rồi, chưa kể vì sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn thì phải tạo được độ dày cho câu chuyện quần áo mang lại. Dù tích cực hay tiêu cực nhưng hiệu quả truyền thông/marketing/quảng cáo đến từ các streetwear local brand tới thị trường cũng ngày càng chuyên nghiệp và ngốn 1 đống tiền hơn. Bên cạnh đó để mang lại trải nghiệm “đa chiều” hơn cho khách hàng trẻ với các sản phẩm của mình – vì thực tế mà nói rằng, trải nghiệm và sử dụng các graphic items không tốn quá nhiều thời gian. Thì các streetwear brand phải đầu tư thêm trang trí cửa hàng, bài trí, concept store để tăng thêm tính cạnh tranh và độc nhất.
Một điểm đau đầu nữa là vì “Dễ làm” nên các hiện tượng bị copy, bị đạo nhái diễn ra là chuyện thường ngày ở huyện. Các founder streetwear hay làm sản phẩm hình in có đọc được bài này thì có bao giờ mọi người nhức đầu vì việc ở đâu đó trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.. lại xuất hiện 1 thương hiệu nào đó nhái y chang sản phẩm của mình chưa. Hình in thì dở tệ, giá thì khoảng 100-200k. Ảnh hưởng không hề nhỏ đến hình ảnh thương hiệu. “Dễ bị làm nhái” là 1 trong những thứ mà chắc chắn các sản phẩm hình in luôn gặp nếu nó tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Phải tạo ra điểm khác biệt, phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường, phải đầu tư đa chiều để làm “Dày” câu chuyện sản phẩm. Mình nghĩ đó là sự song hành cho với cái “Dễ” của việc làm thời trang hình in.
Có thể nó đơn giản về mặt thời trang – nhưng về mặt kinh tế, không hề đơn giản một chút nào.
OK – chuyển qua Thời trang Thiết kế, Thời trang cao cấp hay “Avant-garde”/ “Haute Couture” gì đó mình không biết. Để mình kể nỗi khổ của những founder các thương hiệu đó nhé.
Nói thẳng như thế này, không phải thương hiệu nào cũng thành công nhưng đa phần các brands mà mình biết đang găp vấn đề là “Có danh có tiếng nhưng không có miếng”. Sự cân bằng về tính thiết kế và tính doanh thu là một bài toán đau đầu cho tất cả những nhãn hàng thời trang – bất kể lớn nhỏ, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, khi có tính thiết kế thì chắc chắn nó không phải dành cho tất cả mọi người – mà là cho một phân khúc đặc biệt, cho một thị trường ngách. Nó lại quay trở lại bài toán kinh tế cho các nhà thiết kế thời trang dù không muốn cũng phải chơi vào “Fashion Business”. Bạn làm sản phẩm này cho ai, cho người nào mặc và họ - có – đủ - tiền – để - chi – trả - cho – sản – phẩm – bạn – thiết – kế - ra – hay- không. Không phải cứ khơi khơi làm gì thì làm, làm cho thỏa thích rồi không bán được. Đấy là mình gọi là làm vì đam mê, làm thỏa mãn cái tôi chứ không phải là vận hành 1 thương hiệu/ nhãn hàng thời trang.
Vì sản phẩm mang tính thiết kế nên chắc chắn phần nguyên liệu của nó cũng cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Mà cái nguồn cung vải, chất liệu Việt Nam khó khăn như thế nào – giá cả như thế nào thì hẳn ai cũng đều biết cả. Không phải nào cũng sẵn có mà có cũng chưa chắc đáp ứng được đúng kì vọng của nhà thiết kế và đủ khả năng thể hiện hết tầm nhìn thời trang của họ. Điều này sẽ dẫn tới chi phí sản xuất, đội giá lên và thời gian sản xuất bị kéo dài ra cho nên câu chuyện là “Không thể sản xuất liên tục mà phải theo mùa” để bù đắp các khoảng trống đó.
Giá thành cao, thiết kế theo mùa và dành cho thị trường đặc biệt. Vậy thì so với các thương hiệu thời trang đường phố - các thương hiệu mang tính thiết kế lại phải “đau đầu” hơn trong việc duy trì sự kết nối với khách hàng trung thành và mở rộng thị phần tiềm năng của mình. Áp lực để tính thiết kế luôn độc đáo – vốn dĩ là thứ người ta theo đuổi, áp lực để tạo ra những collections thu hút, áp lực để tạo ra những thứ đẹp nhất luôn canh cánh bên mỗi fashion designer trước và hiện nay.
Trong khoảng thời gian trống (Dành cho việc nghiên cứu/thiết kế, tìm tòi, nguyên liệu, sản xuất..) thì dòng tiền của bạn sẽ đi về đâu. Ước tính ít nhất khoảng 3-5 tháng cho 1 collection, vậy với khoảng thời gian bạn không thể kiếm tiền đến từ thương hiệu – cash flow phải làm sao để xoay chuyển và đáp ứng được tiền sinh hoạt, tiền trả xưởng, tiền trả vải, tiền trả kho, tiền trả nhân công… Các bạn đừng đùa, dù là thời trang nhưng cái này vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của 1 thương hiệu.
Dĩ nhiên, nó sẽ đi kèm theo quả ngọt
Đó là Thương hiệu của bạn sẽ được nằm ở phân khúc cao hơn – riêng biệt hơn và luôn được đánh giá cao hơn bởi thị trường cao cấp, bởi những người nổi tiếng và những kênh truyền thông phổ biến. Đó là danh, là vọng. Đồ của bạn có thể xuất hiện trên bìa tạp chí này, bìa báo kia – được người nổi tiếng này mặc, người nổi tiếng kia mặc. Tên tuổi của bạn có thể được mời phỏng vấn, làm cảm hứng. Vì tính thiết kế là độc đáo nên các vấn đề về đạo nhái/ăn cắp sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng mình đảm bảo rằng chưa chắc các thương hiệu thiết kế có doanh thu hoặc độ phủ tới nhiều người bằng các thương hiệu đường phố và chưa chắc nhiều người có thể thấu hiểu đằng sau sự hào nhoáng kia là những nỗi khổ, những đêm mất ăn mất ngủ, những suy nghĩ trằn trọc cả đêm đâu.
Mỗi một mảng, một thị trường, một phân khúc thời trang đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mỗi thứ đều mang lại cho những người sáng lập các giá trị khác nhau nhưng đi kèm là những hệ lụy không hề nhỏ. Thế nên cái nào là hạ cấp, trung cấp hay thượng cấp ư? Chẳng có cái nào cả. Chỉ có chúng ta tranh cãi nó thật là buồn cười mà thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
luxury streetwear 在 Benjamin Tran Youtube 的最讚貼文
Hey what’s up fam! It’s been a minute.. Finally get to create content for you guys on this first video for 2019. Today I will be bringing you guys to spend the day with me in Soho, NYC where I went shopping at many luxury stores (some of them don’t let me film) but I went to probably the weirdest & most creative store I’ve seen. Hope you enjoy this video! Have an incredible 2019 ;)
____________________
Hey xin chào mọi người! Đã một phút trôi qua.. Cuối cùng Ben cũng mang đến với mọi người một video đầu tiên cho năm 2019. Hôm nay Ben sẽ đưa mọi người cùng Ben dành một người ở Soho, NYC nơi mà Ben đi shopping ở rất nhiều tiệm đồ ‘hịu’ (nhiều cửa hàng họ không cho Ben quay) nhưng Ben có đến một trong những store dị và sáng tạo nhất. Hy vọng mọi người thích video này! Chúc mọi người một năm 2019 thật rực rỡ âu kayy ;)
Tiếng Anh sử dụng trong video:
00:00:50:18 Meeting = cuộc họp
00:01:12:18 Complain = phàn nàn
00:01:46:17 Juggle = tung bóng (ám chỉ làm nhiều việc một lúc)
00:01:56:15 Work on = cải thiện
00:02:12:02 Meeting = một cuộc họp
00:05:53:12 Millenial = thế hệ Y
00:06:19:18 Suburb = ngoại ô
00:08:04:06 Splurge = xả (ý nói ăn không cần suy nghĩ)
00:14:15:06 Theme = chủ đề
00:26:59:23 Emotion = cảm xúc
Mentions:
Gentle Monster
Christian Roth
Dita
Chanel
Canada Goose
Harbs New York
Icon
Soho NYC
Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199
Instagram: benjamintrann
Snapchat: benjamintrann
This video is not sponsored or intended to advertise any brands mentioned.
Video này hoàn toàn không được tài trợ và có ý định quảng cáo cho bất kì thương hiệu nào được nhắc đến.
luxury streetwear 在 SNKRVN Youtube 的最佳解答
SNKRVN VISIT lần này sẽ ghé qua cửa hàng của Original Gangster.
1 cửa hàng chuyên về Streetwear mới có mặt tại TP.HCM.
Cùng SNKRVN ngắm qua các mẫu thời trang mới nhất!
For up-to-date news and more: https://snkrvn.com/
View more videos: https://www.youtube.com/SNKRVNOfficial
Stay connected with us on your favorite social media platform:
https://www.facebook.com/SNKRVN/
https://www.instagram.com/snkrvn/
https://www.twitter.com/snkrvn
#SNKRVN #SNEAKERVIETNAM #Originalgangster
luxury streetwear 在 Benjamin Tran Youtube 的最讚貼文
In today’s video I will be unboxing & review with you guys one of the best Canadian streetwear brands from Toronto. Apart from the fact that the brand is from Canada, a very underrated Country in fashion. This brand mixes between Avant-garde and Streetwear giving a very luxurious aesthetic but also very grunge, street vibe. I’m amazed by the pieces and hope you guys like this type of video. Remember to stay fresh fam, peace!
________________________________
Ở video lần này Ben sẽ đập hộp và review cùng các bạn một trong những hãng thời trang streetwear cực kì đặc biệt, xuất phát từ Toronto, Canada. Ngoài yếu tố xuất phát từ Canada, một đất nước ít được nhắc đến khi nói về thời trang. Đây là một hãng thời trang có thể thành công trong việc pha lẫn Avant-garde và Streetwear để mang đến một cảm giác đậm chất luxury nhưng vẫn rất bụi bặm và đường phố. Ben cảm thấy rất ngạc nhiêu và hy vọng các bạn cũng thích video này. Stay fresh fam, peace!
Promo Coupon Code 20% off Kollar Clothing: TRAN20
Tiếng Anh sử dụng trong video: (TN = Thuật ngữ)
1:17 Denim Jacket = Áo khoác bò
1:21 Poly zipper bag = Túi kéo khóa làm bằng chất liệu poly
1:50 Wow I’m so freaking excited right now = Wow.. thật sự mình cảm thấy vô cùng háo hức
2:33 Baggy = Thùng thình
2:40 Break-in (TN) = Sự giãn ra sau một thời gian mặc khiến món đồ vừa vặn với cơ thể của bạn
2:44 Wear & tear (TN) = Sự mặc và quá trình sử dụng
3:08 Drop shoulder (TN) = Phần vai hạ xuống
3:20 Fray (TN) = Vết cào
3:30 Distress (TN) = Vết rách
3:44 Low-key = Không khoe khoang
3:50 Hardware = Kim loại
4:02 Elongated Denim Jacket = Áo khoác bò tà dài
4:08 Classic Silhouette = Những món đồ có đường cắt cơ bản
4:16 Zipper = Phéc mơ tuya
5:35 Bleach = Màu bạc do nước tẩy
7:22 Taper = Ống quần bó dần từ đầu gối xuống cổ chân
7:23 Stacking = Hiệu ứng các lớp quần trồng lên nhau tạo nhiều nếp nhăn
7:50 Military = Quân Đội
7:53 Raw finish = Cảm giác không hoàn thiện
8:11 Pullover = Áo chui đầu
10:37 Aesthetic = Phong cách
Shoutout to Anthony Deluca & David Kollar
Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199
Instagram: benjamintrann
Snapchat: benjamintrann
Song in this video: (please support the artist)
https://soundcloud.com/nocopyrightsounds/
This video is not sponsored or intended to advertise any brands mentioned.
Video này hoàn toàn không được tài trợ và có ý định quảng cáo cho bất kì thương hiệu nào được nhắc đến.
luxury streetwear 在 10 Luxury Streetwear ideas - Pinterest 的推薦與評價
Nov 3, 2019 - Explore Alexis Basa's board "Luxury Streetwear" on Pinterest. See more ideas about luxury streetwear, street wear, streetwear fashion. ... <看更多>
luxury streetwear 在 DESIGNING A LUXURY STREETWEAR BRAND IN 1 HOUR 的推薦與評價
Business and inquires :Ig : @[email protected] What are your thoughts on streetwear design - is it too boring, perfect, ... ... <看更多>