CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC ANNAPURNA BASE CAMP 4,130 MÉT Ở NEPAL
Lần đầu tiên Cơ đi trekking và cũng lần đầu đến Nepal – một đất nước Nam Á xinh đẹp với những ngọn núi cao ngút trời. Chính vì đi lần đầu tiên và lại trek rất cực nên công cuộc chuẩn bị của Cơ nhiều hơn những bạn đã có kinh nghiệm trek rồi, vì tâm lý Cơ sợ đủ thứ: sợ mệt, sợ lạnh, sợ say độ cao, v.v… Nếu bạn cũng đi Nepal trekking dãy Himalaya lần đầu như Cơ và chưa biết chuẩn bị gì, thì bài blog này dành cho bạn!
CHUẨN BỊ THỂ LỰC TRƯỚC CHUYẾN ĐI
Trước chuyến đi, nếu cơ thể bạn không phải thuộc dạng siêu khoẻ, siêu bền, tốt nhất hãy chuẩn bị thể lực trong 1 tháng. Cách chuẩn bị thể lực tương đối đơn giản.
- Chạy bền: cố gắng 1 tuần chạy 3 buổi, mỗi buổi chạy 5km, tuần thứ 2 tăng lên 7km/buổi, tuần thứ 3 thử tăng lên 10km/buổi. Như vậy bạn sẽ có thêm sức bền và cơ chân sẽ khoẻ hơn. Khi đi trek, cơ chân là thứ hoạt động nhiều nhất và dễ chấn thương nhất.
- Tập các bài tập đùi & mông: squat mỗi ngày 60 cái nhé, còn nhiều bài tập chuyên sâu hơn thì mình không có tập, thấy chạy bộ cũng đủ rồi đó.
- Tập yoga: môn này giúp bạn tập thở tốt, mình trước khi đi có tập yoga 9 tháng nên lúc trek thở đều và đỡ mệt hơn rất nhiều so với các bạn đi cùng.
- Tập leo cầu thang: mỗi ngày làm ở văn phòng lầu cao thì thử đi bộ từ lầu G lên trên xem, sẽ hiểu phần nào cảm giác lúc trek.
Cơ tin chắc chỉ cần 1 tháng tập luyện bạn sẽ đi trek thoải mái và không sợ việc mình chỉ là dân đi trek không chuyên hay mới đi trek lần đầu tiên trong đời như Cơ.
CHUẨN BỊ GÌ CHO CHỐNG SAY ĐỘ CAO?
Mình dành một mục riêng để nói về vấn đề này luôn, vì chuyện say độ cao khá là ghê. Khi lên trên độ cao 3,000m bạn sẽ có hiện tượng đau đầu, hoa mắt và có thể bị cả buồn nôn. Lúc lên Annapurna Base Camp mình thấy rất nhiều người ói luôn. Mình sẽ chỉ bạn 3 chiêu để chống say độ cao:
* Uống thuốc Acetazolamid: trước chuyến trek bạn uống vào ban đêm tầm 4-6 ngày. Đây là thuốc lợi tiểu, có phần nào giúp chống say độ cao. Khi uống vào bạn sẽ thấy tê tê cả người, nhưng uống 3 ngày là quen thôi. Sau khi lên hơn 3,000m thì dừng uống. Trước khi trek từ MBC đến ABC (đoạn này dễ say nhất) thì bạn có thể uống thêm 1 viên. Một vỉ này chỉ có 8,000/10 viên thôi.
* Panadol: trị triệu chứng đau đầu bằng panadol, nhưng nhớ uống sau khi ăn nhé.
* Đi thật chậm: lúc lên trên 3,000m thì bạn cũng gần tới Base Camp rồi, đừng có hấp tấp làm gì. Hãy đi chậm, nghỉ thường xuyên, thở đều, và nhớ là đừng cử động mạnh.
Mình chỉ làm 3 chiêu thức đó và cả nhóm mình không ai bị say cả và an toàn khi lên Base Camp.
CHUẨN BỊ GIẤY TỜ
Khi đi Nepal, thật sự bạn không cần quá nhiều giấy tờ đâu, nhưng có vài mục sau bạn phải lưu ý mang đầy đủ.
* Passport còn hạn tối thiểu 6 tháng và còn trống ít nhất 2 trang
* Hình thẻ 4×6: dùng để đăng ký permit đi trek và nhiều trường hợp khác nữa như làm giấy chứng nhận leo xong, cứ mang dư ra nhé. Mang tối thiểu 5 tấm.
* Bảo hiểm: vô cùng quan trọng vì đi chuyến này có thể xảy ra tai nạn bất kỳ lúc nào, mua bảo hiểm Liberty, Bảo Việt, AIG đều được nhé. Nhớ in ra khi đi trek.
* Tiền USD nộp phí visa: khi làm visa on arrival tại Kathmandu, thủ tục đơn giản lắm. Chỉ cần nhập thông tin cá nhân và thời gian muốn ở lại Nepal và tên khách sạn là xong. Nhưng nhớ mang theo tiền để đóng phí.
CHUẨN BỊ ĐỒ TREKKING
1/ Quần áo & balo
* Balo 40 đến 50 lít: túi này bạn dùng để chứa những đồ ít sử dụng trong cả ngày leo trèo như quần áo, dép, khăn tắm. Bạn chỉ cần gói gọn vào trong túi này để cho porter họ quẩy dùm bạn là được. Nếu kỹ tính, bạn có thể mua thêm túi bọc balo lại để chống nước, bụi bẩn. Mình đi tháng 11 là mùa khô thấy túi đó cũng không cần thiết lắm, còn mùa mưa thì cũng chẳng mấy ai đi trek cả nên bạn có thể không cần mua túi này. Lưu ý: nên gói đồ trong túi này dưới 15 kg thôi nhé, nhiều cung trek sẽ tính tiền bạn theo số kg họ xách đó. Cung Annapurna thì không bị. Bạn có thể mua balo ở Decathlon, Deuter, The North Face nha. Mình được tặng 1 cái Deuter 5 năm trước, lần này là lần thứ 2 xài tới, nhưng vẫn ngon lành.
* Balo 10 đến 20 lít: dùng để chứa tất cả đồ linh tinh bạn sẽ dùng trong lúc trek như chocolate, nước uống, kẹo ngậm, kem chống nắng, tai nghe, v.v… Bạn nhớ mua loại balo nào có ngăn ngoài đựng nước nhé, tốt hơn nữa là phần túi có nút bấm để tránh chai nước bị lọt mất. Mình mua balo nhỏ trong Decathlon khá ưng ý, giá tầm 600,000.
* Quần lót: dùng các loại polyester mau khô, hạn chế dùng quần cotton khá là lâu khô. Đem theo tầm 5 cái là được. Thú thật, nhiều khi Cơ ở dơ 1 cái mặc tới 2 ngày nhưng do trời lạnh nên chẳng bị mùi gì đâu hihi.
* Quần đi trek: mang theo 2 cái, nhưng theo mình thấy là toàn bộ chuyến trek mình chỉ dùng 1 cái thôi. Có dơ thì lấy nước chùi là ra ngay. Quần trek mình vô Decathlon mua tầm 600,000 xài ok và chống nước. Nên mua loại quần có thể tháo ống dưới ra để biến thành quần short luôn thì tuyệt vời nha. Tốt hơn nữa là loại quần vừa tháo ống được, vừa chỉnh độ rộng của hông thì càng tốt, sẽ mắc hơn chút đỉnh.
* Quần đùi: mang 1 cái đủ rồi, nhưng nếu quần đi trek tháo ống được thì khỏi mang luôn nha. Cái này để tối ở tea house mặc cho thoải mái thôi.
* Một bộ đồ bình thường: 1 quần jeans, 2-3 áo thun mang theo để khi về thành phố bạn có đồ để mặc.
* Áo trong mau khô: mình mang 2 cái, nhưng lúc đi khá hối hận vì đáng lẽ 3 cái thì tốt hơn. 2 cái mặc không đủ, dù có phơi thì ngày hôm sau vẫn bị mùi hôi. Áo này để mặc trong cùng nhé. Mình cũng mua ở Decathlon luôn.
* Áo len: mình đem 4 cái vì thích thay đổi màu sắc, áo này sẽ mặc ở giữa.
* Áo heattech: bạn trai mình dùng áo này thay cho áo len, mình nghe bảo thì ấm lắm. Nếu bạn muốn đi gọn nhẹ và không ngựa như mình thì mang áo heattech để thay cho áo len nha. Món này thì mua ở Uniqlo nhé.
* Áo phao lông vũ: chỉ cần mang 1 cái. Áo này để chống lạnh và là lớp ngoài cùng của bộ đồ. Khi trek cần cởi ra cởi vào trong 3 lớp để thoát nhiệt và giữ ấm. Cái này chỗ nào cũng có bán, bạn có thể mua ở Kathmandu cũng được, khá rẻ.
* Khăn bandana: khăn này là loại hình trụ có thể để quấn cổ, che mặt, che đầu được, khá tiện. Bạn có thể mua bên từ Việt Nam hoặc Kathmandu bán rất nhiều.
* Giày trek: rất quan trọng nha, chỉ cần 1 đôi, cần mua loại chống nước và có độ bám tốt. Mình mua 1 đôi của Decathlon tầm 1,500,000 VNĐ, xài ngon lành. Bạn nên mua cổ cao để bảo vệ tốt hơn.
* Sandal/dép lào: món này để tối bạn có đi vòng vòng trong tea house thì dùng, để thư giãn chân.
* Vớ chống ma sát: nghe hơi dư thừa nhưng đúng lắm, mỗi ngày bạn sẽ đi từ 15 – 20 km, rất dễ bị tổn thương chân do ma sát quá lớn. Ghé Decathlon mua 4 đôi về dùng. Lại tiết lộ bí mật nha, 8 ngày trek mình chỉ dùng có 2 đôi vì lạnh quá nó không có bốc mùi hihi.
* Nón len: chống lạnh cho đầu và lỗ tai, khá quan trọng. Nếu quên mang từ Việt Nam thì ghé Kathmandu và Pokhara mua.
* Mũ lưỡi trai/mũ vành: món này để chống nắng trực tiếp vào đầu và mặt, dùng vào buổi sáng. Bạn chọn mũ lưỡi trai hay mũ vành đều được, tuỳ sở thích thôi. Mình thấy lưỡi trai dòm sẽ ngầu hơn :))
* Găng tay: rất quan trọng nhé, đặc biệt khi lên cao sẽ cứng đờ đó nhé.
* Kính mát: nhớ mua loại chống tia UV vì lên trên cao thì tia UV càng mạnh không tốt cho mắt.
2/ Các đồ nhu yếu
* Bình nước 1,2 – 1,5 lít: mang theo để cứ đi là uống, và đổ đầy khi đến các tea house
* Đồ lọc nước: món này bạn mình mua mang theo, có thể lọc nước suối uống luôn, hoặc nhiều tea house nước có vị lạ mình cũng dùng để lọc, khá tiện.
* Bánh kẹo: đi trek sẽ rất mệt và dễ hạ đường huyết, bạn nên mang theo Kitkat, Mars, Snickers để bổ sung năng lượng, vài loại kẹo ngậm để cho vui miệng nữa.
* Cục sạc dự phòng: từ Chomrong là đã bắt đầu tính tiền sạc pin là 100 đồng Nepal cho 1 lần, càng lên cao càng mắc dần. Mình mang theo hẳn 2 cục để phòng hờ, tiết kiệm kha khá. Khi nào về Pokhara sẽ sạc lại sau.
* Bàn chải, kem đánh răng
* Kem chống nắng: tối thiểu 50SPF++ nha
* Kem dưỡng ẩm: rất rất cần, vì lên đó bạn sẽ khô và tróc da. Bạn mình đi cùng không skin care nên rốt cuộc bị. Mang cả 2 loại da mặt và cho tay nhé.
* Son dưỡng môi: bạn có thể mua loại đu đủ của Úc, xài khá tốt.
* Giấy vệ sinh cuộn: lên trên đó không có giấy đi vệ sinh đâu, nên mỗi người trong nhóm tự giác mang 1-2 cuộn trong balo nhỏ để luôn sẵn sàng nha.
* Trà gừng: cho dễ đi tiêu hoặc khi bị ăn đồ chướng
* Khăn tắm mau khô: loại này mình mua ở Decathlon, rất vi diệu, tắm xong phơi qua 1 đêm là khô.
* Dầu gội & xà bông cục
* Khăn giấy ướt: dùng để lau người khi ở trạm Deurali trở lên là bạn tuyệt đối không được tắm rồi, vì dễ bệnh lắm.
* Salonpas: mang cả loại kem và cả miếng dán, có món này mỗi đêm sẽ rất kỳ diệu cho ngày hôm sau bớt phần nào đau nhức để leo tiếp.
* Miếng dán nhiệt: bạn có thể ra Hachi Hachi mua, có bán rất tiện, nhưng theo mình thấy là dành cho bạn nào chịu lạnh kém thôi. Mình chỉ dùng 1 miếng vì lo xa, nhưng rốt cuộc bị nóng quá. Lưu ý, bạn không được dùng miếng dán nhiệt khi đi ngủ nhé, sẽ bị bỏng đó.
* Bột điện giải: pha vào nước để bù nước tốt hơn và không phải đi tiểu thường xuyên.
Lưu ý: nếu tự trek, bạn cần mang theo túi ngủ -20 đến -30 độ và gậy leo núi. Nhưng nếu đi land tour thì nhà tour họ sẽ chuẩn bị cho bạn.
3/ Checklist Các Loại Thuốc Bạn Cần Mang Theo
* Acetazolamide: như chia sẻ bên trên, bạn uống trước 4 – 6 ngày khi trek và uống trong lúc trek, đến khi lên độ cao hơn 3,000m thì dừng.
* Panadol: trị nhức đầu, cảm sốt
* Vitamin C: cho bạn khoẻ người hơn
* Berberin: cho mấy trường hợp Tào Tháo rượt
Nhiêu đây là mình thấy đủ cho chuyến đi rồi, không cần mang nhiều loại thuốc hơn đâu, trừ khi bạn bệnh đặc biệt nào đó.
Cảm ơn bạn đã chịu khó đọc bài viết siêu dài của mình, hy vọng các checklist này sẽ giúp bạn chuẩn bị cho chuyến đi trek Nepal sắp tới tốt đẹp.
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「nepal visa on arrival」的推薦目錄:
nepal visa on arrival 在 尼泊爾達人Ruby Facebook 的最讚貼文
尼泊爾時間3:20補充:
雖然還沒看到尼泊爾移民局或旅遊局的正式官方公告,但我從旅遊業者聽說的也是中國、韓國、日本、伊朗、義大利這5國公民暫停落地簽,其他國家公民不受影響。所以這個新聞連結寫的應該是正確無誤的。
https://kathmandupost.com/2/2020/03/02/visas-on-arrival-have-only-been-halted-temporarily-for-citizens-of-five-countries-hit-hard-by-covid-19-immigration-department-clarifies
------------------
尼泊爾時間12:10補充:
業界消息說新聞並不完全正確,今天稍晚尼泊爾觀光委員會會有詳細說明。
所以我這邊知道的消息就先不在這裡寫了,一切以官方發布為準。
------------------
今天早上看到這新聞。標題看起來跟我們沒什麼相關,但內容提到「The Cabinet has also decided to temporarily halt the issuance of on-arrival visa for foreigners from March 7. This means foreigners willing to visit Nepal will have to get their visa from Nepal’s embassy in their respective nations.」也就是說從3/7起暫停核發落地簽,旅客只能事先從大使館申請旅遊簽證。把特,也不是所有國家都有尼泊爾大使館/領事館,那沒有的是要怎辦?
.
我去查了很多本地媒體,有些說是「提議」、有些說是「確定實施」,所以想說等10點移民局上班以後打電話去確認,結果,打了好幾通電話都沒人接啊!
.
總之,大家暫時再稍等一下,今天稍晚我看看有無進一步消息喲......
nepal visa on arrival 在 Lý Thành Cơ Facebook 的最佳貼文
Trước đây, mình toàn đi các thành phố, làng quê, các khu vườn quốc gia theo phong cách ngắm nhìn và tận hưởng nhiều hơn. Dù là những cung trek nhỏ như Tà Năng – Phan Dũng, hay trek lên đỉnh núi Bà Đen mình cũng chưa từng làm được vì tâm lý ngại… cực. Ấy vậy, không biết hồi tháng 9 mình nghĩ gì lại book vé đi Nepal 12 ngày, trong đó 8 ngày để trekking lên xuống Annapurna Base Camp, và 4 ngày ở Kathmandu, Pokhara. Càng gần ngày đi, mình lại càng thấy mình… ngu, tự nhiên chưa có kinh nghiệm gì hết, có thể nói là “còn trinh” trong việc trekking thì chuyến đi này sẽ tốn tiền cho mà xem. Nhưng, khi bắt tay vào làm, mới thấy những gì mình nghĩ “không thể” lại hoá thành “có thể”. Và 12 ngày ở Nepal, 8 ngày trên núi đã thành công mỹ mãn, cùng đọc lại hành trình nho nhỏ đi khám phá một phần dãy Himalaya siêu cao, siêu khổng lồ của Cơ.LỊCH TRÌNH 12 Ngày 1: Việt Nam – Kathmandu (bay)Ngày 2: Kathmandu – Pokhara (di chuyển bằng xe hoặc bay sẽ đắt hơn)Ngày 3: Pokhara – Ghanduk (bạn có thể chọn trek hoặc đi jeep chở thẳng tới để tiết kiệm sức lực)Ngày 4: Ghanduk – Chomrong (trek 6 tiếng)Ngày 5: Chomrong – Deurali (trek 8-10 tiếng)Ngày 6: Deurali – Machapuchare Base Camp – Annapurna Base Camp (trek 3 – 4 tiếng đi thư thả)Ngày 7: Annapurna Base Camp – Bamboo (trek ngược xuống tầm 8 tiếng)Ngày 8: Bamboo – Jhinu Danda (trek lên xuống 3 – 4 tiếng, để xuống tắm nước nóngNgày 9: Jhinu Danda – Pokhara (trek 2 tiếng qua New Bridge rồi bắt xe jeep về Pokhara, có hẳn 1 buổi chiềuNgày 10: Pokhara – KathmanduNgày 11: KathmanduNgày 12: Kathmandu – Việt NamĐể đọc chi tiết trải nghiệm từng ngày, bạn có thể kéo xuống bên dưới nhé!CMình đã viết bài blog rất dài về những gì cần chuẩn bị cho chuyến trekking dài ngày ở Nepal rồi. Bạn click vào link để đọc nhé!
LỊCH TRÌNH 12
Ngày 1: Việt Nam – Kathmandu (bay)
Ngày 2: Kathmandu – Pokhara (di chuyển bằng xe hoặc bay sẽ đắt hơn)
Ngày 3: Pokhara – Ghanduk (bạn có thể chọn trek hoặc đi jeep chở thẳng tới để tiết kiệm sức lực)
Ngày 4: Ghanduk – Chomrong (trek 6 tiếng)
Ngày 5: Chomrong – Deurali (trek 8-10 tiếng)
Ngày 6: Deurali – Machapuchare Base Camp – Annapurna Base Camp (trek 3 – 4 tiếng đi thư thả)
Ngày 7: Annapurna Base Camp – Bamboo (trek ngược xuống tầm 8 tiếng)
Ngày 8: Bamboo – Jhinu Danda (trek lên xuống 3 – 4 tiếng, để xuống tắm nước nóng
Ngày 9: Jhinu Danda – Pokhara (trek 2 tiếng qua New Bridge rồi bắt xe jeep về Pokhara, có hẳn 1 buổi chiều
Ngày 10: Pokhara – Kathmandu
Ngày 11: Kathmandu
Ngày 12: Kathmandu – Việt Nam
Để đọc chi tiết trải nghiệm từng ngày, bạn có thể kéo xuống bên dưới nhé!
CHUẨN BỊ CHO CHUYẾN ĐI NEPAL
Mình đã viết bài blog rất dài về những gì cần chuẩn bị cho chuyến trekking dài ngày ở Nepal rồi. Bạn click vào link để đọc nhé!
https://lythanhco.com/…/nhung-dieu-ban-can-chuan-bi-cho-ch…/
BAY ĐẾN NEPAL
Từ Việt Nam, hoàn toàn không có chuyến bay thẳng, bắt buộc phải transit qua ít nhất 1 nước. Có khá nhiều hãng khai thác đường bay này như AirAsia, Malaysia Airlines (transit ở Kuala Lumpur), China Southern Airlines (transit ở Quảng Châu). Sau khi cân nhắc là mua AA cũng phải mua thêm hành lý, nên thôi mình quyết định bay MA dù cũng hơi run vì mấy tai nạn hồi trước. Nhưng bay rồi thì cũng an toàn. Đồ ăn hơi chán đặc biệt là chặng Việt Nam – KL. Bay Kathmandu cũng là máy bay nhỏ thôi. Nói chung mình không trông mong bay sang chảnh nên tạm chấp nhận.
VISA ON ARRIVAL
Trừ Ấn Độ thì gần như tất cả các quốc gia khi nhập cảnh Nepal đều phải xin visa on arrival cả – tức là visa có thể xin ở sân bay. Mình thấy đây là cách Nepal lấy tiền khách du lịch thôi, chứ không phải là thủ tục phức tạp gì mấy. Làm visa on arrival có 3 bước:
1. Nhập thông tin tại máy: sẽ có nhân viên hỗ trợ bạn, chỉ cần điền họ tên, số passport, tên khách sạn bạn ở, ngày bạn rời khỏi Nepal là xong. Họ sẽ nhấn nút submit để in ra 1 biên lai trắng.
2. Nộp tiền: bạn cầm tờ biên lai tới nộp tiền. Nếu đi 15 ngày là 30 USD, nhớ chuẩn bị sẵn tiền lẻ cho nhanh. Nộp xong, họ lại đưa thêm cho bạn 1 biên lai khác.
3. Nhập cảnh: bạn đến quầy nhập cảnh, nhân viên sẽ dán visa lên passport rồi đóng dấu.
Chỉ 3 bước là hoàn thành. Cảm nhận của Cơ là Nepal họ làm nhanh lẹ và chuyên nghiệp, chắc vì các du khách nước ngoài tới đều làm nên họ làm thuần thục và thái độ nhân viên rất tốt.
TREKKING PERMIT
Để trekking cung Annapurna Base Camp và cũng như các cung trek khác tại Nepal, bạn cần có Trekking Permit. Đây là một loại giấy giống như là vé vào cổng các khu trek vậy. Phí làm cho cung ABC là 45 USD, bạn cần chuẩn bị 2 tấm hình 4×6. Nếu đi tự túc thì bạn cần tới Kathmandu để làm trước 1 ngày. Mình đặt land tour có guide nên chỉ cần đưa 2 tấm hình là họ sẽ làm cho mình, rất nhanh gọn.
TIỀN TỆ
Tại Nepal dùng đồng Nepal rupee. Bạn có thể tính đơn giản là 1 đồng rupee = 200 đồng VNĐ. Thông thường thì bạn nên đổi USD từ Việt Nam rồi qua Kathmandu đổi. 1 USD = 111 đến 114 rupee. Mình nhờ guide đổi hộ thì có giá tốt được tới 114 rupee.
VÌ SAO MÌNH CHỌN ANNAPURNA BASE CAMP?
ABC là cung trek có lượng người tham gia trek đông và nhiều tea house được xây dựng tốt. Thế nên bạn sẽ cảm thấy an toàn khi đi hơn.
Thời gian để hoàn thành cung trek cũng ở mức vừa phải: 8 ngày. Tới ngày thứ 4 là bạn đã lên độ cao hơn 4,000m là khúc khó nhất rồi. 4 ngày còn lại sẽ kiểu đi trek xuống và nghỉ ngơi nhiều hơn. Mình là người đi trek lần đầu nhưng có thể hoàn thành tốt thì bạn hoàn toàn có thể làm được.
THỜI GIAN NÊN ĐI
Có 2 khoảng thời gian bạn cần tránh hoàn toàn là mùa mưa tháng 7 – 9 và mùa đông tháng 1 – 2.
Các mùa còn lại là mùa đẹp để đi. Đẹp nhất là mùa tháng 4-5 là mùa xuân có hoa đào nở đẹp. Tuy nhiên, mùa này sẽ có lượng mưa kha khá và khi vào rừng thì sẽ bị dính con vắt. Nhưng nếu bạn không chịu lạnh tốt thì mùa này hoàn hảo vì khi lên ABC sẽ không bị rét quá.
Mùa tháng 10 – 11 là mùa đẹp nữa khi khung cảnh là lá cây và cỏ cháy vàng nhuộm sắc thu. Mùa này bạn sẽ không bị vắt trong rừng nhưng lại chịu nhiệt độ thấp vào ban đêm. Mình chọn đi tháng 11 vì cả nhóm ai cũng chịu lạnh tốt và ghét mưa.
ĂN UỐNG
ĐỒ ĂN TẠI TEA HOUSE
Theo mình thấy đồ ăn ở Tea House làm rất tốt, trừ những món cà ri truyền thống Nepal sẽ hơi khó ăn và dễ bị đau bụng thì menu ở các Tea House trên cung trek đa dạng. Bạn có thể lựa chọn các món ăn Tây dễ ăn như mỳ Ý, pizza, lagsana, v.v… hoặc chọn các món Á đơn giản như cơm chiên, mỳ xào, mỳ gói Hàn cay. Nếu bạn thích đồ ăn local thì Momo – một món ăn như dimsum của người Hoa – là món dễ ăn nhất. Bạn phải chú ý ăn thật nhiều calories để có đủ sức trek.
Lưu ý: sau trạm Himalaya trở lên cao là vào khu vực núi thiêng nên bị cấm giết động vật. Chỉ có cá ngừ hộp, trứng là đồ ăn có nguồn gốc từ động vật bạn có thể ăn được. Nếu cần, bạn nên mang chà bông đem theo.
NƯỚC UỐNG
Trên cung trek này, nước uống đóng chai nhựa bị cấm hoàn toàn. Bạn cần phải mang theo 1 bình nước để mỗi lần tới tea house là mua nước lọc. Từ trạm Chomrong, một bình nước 1 lít là 100 rupee, từ trạm Bamboo đến Dovan là 150 rupee, từ Himalaya trở lên là 200 rupee. Để uống đỡ hao nước thì bạn nên mua những gói điện giải để pha vào uống.
LƯƠNG KHÔ
Trong chuyến đi này, bạn cần nhớ mang theo một số loại lương khô như chocolate, kẹo, bánh choco-pie để ăn trên đường lúc ngồi nghỉ trong rừng. Khi trek mỗi ngày mình theo dõi đồng hồ thông minh thấy tiêu tốn từ 1,500 – 2,500 calories, nên buộc bạn phải nạp calories thường xuyên, đặc biệt là trong lúc trek. Lương khô sẽ giúp bạn rất nhiều.
Lịch trình chi tiết từng ngày mình có chia sẻ trong bài chi tiết hơn trên blog, bạn ghé qua đọc thêm để hiểu mỗi ngày sẽ đi như thế nào nha: https://lythanhco.com/…/review-12-ngay-trekking-annapurna-…/