Streetwear trong Em.
Mình cũng viết rất nhiều bài về lịch sử hình thành Streetwear, cội nguồn và cách nó ảnh hưởng đến nền công nghiệp thời trang như thế nào. Từ nước Mỹ, cái nôi của văn hóa hiphop đến nước Nhật, khi mà khu phố Harajuku cùng thế hệ vàng của xứ sở Phù Tang mang đường phố Mỹ Á thành một phần của streetwear. Cái cách mà Stussy, Supreme hay Palace đưa skateboarding thành subculture được yêu thích và biết nhiều hơn bằng streetwear. Nhiều người sẽ nhầm rằng #Hypebeast hay #Mainstream là streetwear, không, nó không phải là thời trang – nó không phải là cái bạn đang mặc. Nó chỉ là 1 cụm từ miêu tả nôm na như Lifestyle/ Lối sống hơn. Còn vì sao, mình cũng đã có bài viết rồi.
Nhưng đó là ở Tây, ở Âu, ở Mỹ - còn ở Việt Nam. Sau đây là câu chuyện mình chia sẻ về thời trang đường phố/Streetwear của mình. Nó nhiều hơn chỉ là chữ #Hypebeast mà mọi người lầm tưởng.
1. Thứ mà làm mình đầu tiên bắt đầu để ý tới Streetwear hay rộng hơn là Hiphop (Breakdance/ Choreography) lại là bộ phim của Mỹ về nhảy “ YOU GOT SERVED”. Lúc đó, mạng Internet chưa phổ biến như bây giờ (Còn xài VNN Dial 1269 thì phải), việc tiếp cận những phim ảnh hay hình nước ngoài thực sự khó. Nền tảng Facebook và Instagram thì đang đi học và chuẩn bị bỏ ngang đại học để startup, lúc đó chỉ có Yahoo!M mà thôi.
Mình được coi bộ phim “ YOU GOT SERVED” và ngoài bị thu hút ánh nhìn bởi các điệu nhảy hiphop mà tất nhiên – đó là quần áo. Vì khác biệt văn hóa nên những outfit quần thụng, áo hoodie, áo oversize thực sự để lại cho mình ấn tượng rất nhiều. Có lẽ, hình ảnh đầu tiên về con tê giác, tracksuits adidas bắt đầu vào mắt mình từ lúc đó. Nhưng do hạn hẹp về khả năng tiếp cận thông tin, mình chỉ xem đi xem lại rất nhiều lần và tò mò về trang phục của những người dancer kia.
Sau này, khi mà đã biết nhiều hơn – còn hai bộ phim cũng khá nhiều bạn biết nữa về nhảy/dance. Đó chính là Step-up, series franchise này chắc không xa lạ nhiều nữa nhỉ. Mỗi phần mới ra, mỗi chân trời mới được giới thiệu về nền văn hóa này (Đối với những người xa lạ như mình) và tất nhiên nó tiếp tục cái tính tò mò và tìm hiểu về những gì mà các dancer mặc. (Không biết các bạn có thích Moose giống mình không)
2. Group Viethiphop:
Đây là forum đầu tiên mình tham gia. Thật khó để kiếm một sân chơi và cộng đồng nào tại thời điểm đó trên Internet (Không nhiều và bây giờ). Thú thực thì mình vào vì đầu tiên là kiếm mấy shop bán áo ecko (Vì coi mấy cái phim trên mê quá) và thế là vào đó, mình được anh/chị đi trước “dạy” và truyền bá những kiến thức về thương hiệu đó. Thời điểm đó, để nhận được respect lớn của nguyên cái forum không chỉ là có nhiều món đồ hiếm, real mà phải thật sự biết về nó. Flexin’ hồi đó đ ingang với kiến thức nữa. Thật sự mình vẫn luôn nhớ thời điểm đó cũng góp phần xây dựng “Thời trang đường phố/ Streetwear” trong mình.
3. BIGBANG :
Yeah! Các bạn có thể cười chê mình. Nhưng thời điểm đó – mình không hề nghĩ “Bigbang” là thứ ảnh hưởng tới “Streetwear” của mình. Bigbang là nhóm nhạc Hàn mình thực sự yêu thích. Từ “We belong together” “Lies” “Haru Haru” “Koewokikasete” (Let me hear your voice), với kiến thức hạn hẹp của mình – với tâm lí một fanboys chân chính, mình luôn muốn mặc được như Gdragon, Taeyang. Nên đợt đó hay có mấy shop nhập đồ Taobao, Quảng Châu theo form mà Bigbang hay mặc – thế là mình cũng chạy mua như điếu đổ. Cái khái niệm “khờ dại” nghĩ rằng mua đôi giày >700k auto real đã làm mình cảm thấy như là 1 phần của “Big Bang” vậy.\
Như mình nói, việc theo đuổi hình tượng của 1 ai đó không hề sai. Vì mình đã trải qua, mình xem đi xem lại các MV/ các clip của BigBang để học hỏi cách phối đồ làm sao cho giống T.O.P hay Gdragon nhất (Thực sự là như vậy =)) ). Tâm trí non nớt thời trang lúc đó của mình chỉ muốn được đẹp như Bigbang, nhưng vô hình chung lại tạo cho mình một sự nhìn quần áo và sắp xếp outfit sao cho phù hợp với cơ thể.
Một điểm nữa – mình không biết đó là cảm giác riêng của bản thân hay sao. Nhưng MV của Bigbang không hề lỗi thời – nôm na là giờ là 2020 mình coi 1 MV năm 2009 nhưng vẫn cảm thấy hay. Thời trang của BigBang cũng vậy – Stylist của BB những năm 2013-2015 thực sự đỉnh. Bạn có thể coi “BLUE” hay “CROOKED” – lúc đó mình chưa biết đồ hay items gì. Nhưng các anh nhà đã diện nào SLP, Vivienne Westwood, Versace, RO, Chromeheart, Rafsimon – mà tận gần 5 sau, những thứ trên lại thành trend và xu hướng tại Việt Nam. Có thể lấy được cảm hứng, nhưng để một boyband Hàn làm như vậy – cũng là đi trước thời đại khá lâu.
Việc bám sát Bigbang cũng mang cho mình sự thay đổi về vibe thời trang mà các thành viên mặc. Nếu theo dõi từ đầu, Bigbang theo đuổi là 1 boyband mang vibe hiphop, sau này trở thành mainstream và artist nhiều hơn. Thời trang cũng từ đường phố mà thành highend/luxury hay bespoke nhiều nữa. Nên mình không có gì xấu hổ để nói rằng Bigbang cũng là một phần “Thời trang đường phố” của mình bây giờ.
Và tất nhiên, câu chuyện sau đó hẳn ai cũng biết. Sneaker du nhập vào giới trẻ Việt Nam, Hypebeast blah bloh, giới trẻ nói lên tiền outfit, local brands xuất hiện rất nhiều…tạo nên streetwear Vietnam đa dạng và hỗn loạn… Nhưng ít nhất đối với bản thân mình, Streetwear không phải là #Hypebeast.
VẬY – CÂU CHUYEN CỦA BẠN LÀ GÌ?
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
rafsimon 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
Drake - "Toosie Slide"
Vâng, anh mình chẳng khoe gì - chỉ khoe cái nhà như biệt thự. Một điệu nhảy slide mới. Hai chiếc Jersey NBA tri ân Kobe Bryant mang số "8" và "24".
Và quả bomber Rafsimon Fall/Winter Camouflage 2001 giá khoảng $47000 - Kanye West từng mặc, bên trong chắc quả tac vest của Alyx thì phải.
rafsimon 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
AI MỚI LÀ CON SÓI GIÀ TRONG LÀNG FOOTWEAR?
(Mình là fan Nike – nói trước cho thấy tính chủ quan).
Sneakers/ Trainer luôn là một mảng thị trường màu mỡ. Đơn giản giày với mức sống hiện nay đã là 1 phần không thể thiếu của mỗi con người khi ra đường, khi ăn chơi, khi làm việc và cả khi đánh ghen và ném chó cắn sảng. Thị trường toàn cầu về footwear theo Forbes vào năm 2018 được định mức vào khoảng 58 tỉ dollars và sẽ tăng tới mức 90 tỷ dollar vào năm 2024. Mức tăng trưởng đều đặn, quy mô thị trường ngày càng tăng cùng các xu hướng mới về thời trang (Bên cạnh các nhu cầu chạy bộ, thể thao etc..) Đây thực sự là một miếng bánh béo bở cho các hãng và thương hiệu thể thao ra sức cạnh tranh và muốn trở thành “The King Of Footwear”.
Chúng ta có quá nhiều thương hiệu hiện tại – nhưng nếu tính chung các công ty thuộc chủ quyền, thì không thể ai đọ lại được sự cạnh tranh từ 02 ông lớn footwear – còn ai vào đây nữa là NIKE và kẻ - mà – ai – cũng – biết – là – ai – đó Adidas. Kẻ trẻ người Nike đã “vuốt mặt mà không nể mũi” ông già Adidas mà cạnh tranh và hai thương hiệu đã trở thành những kẻ đứng đầu trong làng footwear trong một thời gian khá dài. Nếu ai đã từng đọc cuốn sách “SHOE DOG” của huyền thoại Phil Knight – thì sẽ thấy sự cạnh tranh khốc liệt của Nike và Adidas đến nỗi nó trở thành động lực phát triển của hai thương hiệu này.
Vậy – ai mới là kẻ đang thắng cuộc?
Có vẻ - nhiều người đang lầm tưởng rằng – Adidas đang thắng thế thị trường với ưu thế thuộc do Yeezy Kanye West mang lại. Đúng – nhưng đây chỉ là những con số thu lại từ năm 2016 – thời mà khi Mr Ye đầu quân cho adidas và những tin đồn đầu tiên về 1 đôi Yeezy mới với công nghệ đế boost được manh nha làm đốt cháy cả thị trường. Đây cũng là thời điểm mà cụm từ “Hypebeast” và “Streetwear” bắt đầu những nốt lửa đầu tiên trong cộng đồng thời trang. Liên tiếp sau đó, những đôi NMD, những bản collab thời thượng – những đôi Ultraboost đã là nỗi thèm khát của bao nhiêu con chiên. Nike lúc đó, ngay tại thủ phủ của mình, thị trường Mỹ và Bắc Mỹ đã phải nhường vế cho adidas khi mà tỉ lệ tăng trưởng của thương hiệu Đức này tăng đều đều hai con số. Những đôi Air Jordan Retro , những đôi Nike running đều không đọ lại Boost của Das tại thời điểm đó – “Swoosh is dead” “No Air Needed” là những slogan thường thấy trong thời gian đó.
Ở xứ sở thiên đường, Nike thời điểm đó được coi là brand dead, lỗi thời và nặng nề. Sao mà lại so sánh được 1 Adidas Boost nhẹ nhàng và thời thượng. Nike sucks, Who need Nike?
Ơ cơ mà – khó khăn thế, tại sao thống kê lại đưa ra những con số trái ngược như thế này. Tính tại cuối năm 2018– Vốn hóa thị trường của Nike là 110.000.000.000 dollars (110 tỉ đô) trong khi của adidas “hùng mạnh” là 55 tỷ đô và 1 kẻ mới cũng máu là Under Armour là 10 tỷ đô. Tại sao lại kì vậy? Tại sao tưởng Nike chết rồi chứ?
Không – Nike không quan tâm cho lắm (nói vậy cho ha oai thôi chứ khi giá trị cổ phiếu của Nike sụt sùi trong thời gian đó). Cái đầu chiến lược của Nike đã thể hiện sự ma mãnh của King of Footwear – Nike từ bỏ thị phần mà adidas đang làm mưa làm gió và tập trung những gì mà được gọi là keycore – the Point of Sales của Nike – đó là công nghệ và hỗ trợ của đôi giày trong việc hoạt động của người tiêu dùng. Đúng như vậy, từ cuối năm 2017 – suốt 2018 và đầu 2019 – Nike liên tục đưa ra các cải thiện, các ứng dụng và công nghệ mới lên sản phẩm của họ (Trong khi Adidas vẫn dậm chân tại boost) để kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng – những vị khách hàng thông minh và hiểu những gì họ cần nhất. Nên nhớ - thị trường trẻ, chỉ chiếm khoảng 30% thị phần footwear trong khi những mục đích về chạy bộ, thể thao và mục đích thông thường – Nike hơn đứt Adidas. (Tự tin là như vậy). Điều này đã trả lại quả ngọt cho Nike khi vào Quý IV của năm 2018 – Nike đánh dấu sự trở lại ấn tượng với mức tăng trưởng vượt qua Adidas và trong số các top sneakers in 2018 – Nike chiếm trọn 12 vị trí trong tổng 20 đôi giày do tạp chí SneakerFreakers trưng cầu khách hàng,
Adidas – trong khoảng giai đoạn bùng cháy 2016-2017 đã bắt đầu thấu hiểu câu “Cái gì lên rồi sẽ xuống”. So với mức tăng trưởng 23% được tính vào Quý 1 năm 2018 – con số này chỉ là 5% tại thị trường Bắc Mỹ. Một dấu hiệu về sự sụt giảm. Trong khoảng 2 năm gần lại đây – adidas thực sự không nổi trội lên bất kì về công nghệ mới nào, tất cả chỉ dừng lại ở boost. Future Craft 4D – dùng kĩ thuật in 4D cũng không khả quan cho thị trường lắm khi mà khách hàng vẫn yêu cầu những gì mà đôi giày mang lại hơn là vẻ ngoài. Trong khi Nike mang ra hàng loạt các công nghệ mới như React Element, the new Airmax cùng các phối màu không thể nào hợp thời hơn và độ tinh tế của dấu Swoosh càng ngày càng được nâng cao.
Điều nực cười là chính Kanye West mang lại cho adidas một mảng thị phần và doanh thu khổng lồ - thì giờ dây adidas lại chết bởi chính cái bóng quá lớn này. Sau Kanye West – những bản hợp đồng với các celebs khác không mang lại những khả quan đối chọi với Nike được. (Một Y3 , một Rafsimon già cỗi và xào đi xào lại, chính Yohji và Raf cũng từng nói về việc adidas quá lạm dụng các thiết kế của cụ). Nhìn vào anh bạn Mỹ của chúng ta thì, danh sách những hợp đồng vàng của Nike trong năm vừa qua thực sự đã khiến Nike vượt trội hơn cả adidas trong mảng lifestyle và streetwear.
Chúng ta có Nike x Offwhite (Virgil Abloh), chúng ta có Nike x A Cold Wall (Samuel Ross), chúng ta có Nike x CDG (như 1 thường lệ), chúng ta có Nike x Supreme (as always), Nike x Vlone (Hồi đó) – Nike x Travis Scott, Nike Sea - chúng ta có Nike ACG, Nike Ambush, và sắp tới là Nike x Peaceminusone (G-dragon). Những cái tên quyền lực và máu mặt đã khẳng định giá trị và cái đầu ma mãnh của Nike trong việc từ từ dành lấy thị phần và độ hyped trong cộng đồng – như cái cách xưa mà Nike vẫn làm (Nike nổi tiếng là độ tà đạo trong việc control stock chứ không restock liên tục như adidas nên giá trị các bản collab của Nike đa phần là giữ giá hoặc cao ngút trời lên mà thôi).
Lại nói về các công ty con – riêng khoảng này chúng ta có thể thấy sự ăn đứt của Nike và adidas. Converser (Sở hữu bởi Nike) và Reebok (Sở hữu vởi adidas) là một cán cân không cân bằng. Được mệnh danh là “một trong những sản phẩm vượt thời gian” – có lẽ Converse Chuck Taylor luôn là 1 sản phẩm bán chạy nhất của CVS – trong khi Reebok thì chỉ mạnh lên nhờ các đôi như Fury Pump và hết. Hơn nữa – đồng với việc collab đình đám với Vetements khi chính thương hiệu này đang “out meta” và linh hồn Demna rời đi, Reebok thiếu trong mình những bản collab ấn tượng (Hình như sắp tới có làm việc với 99%IS). Còn Converse thì sao? Khỏi cần nói, Golf le Fleur từ Tyler, The Creator là 1 trong những bước ngoặt của Converse khi mang làn gió mới cho thương hiệu này. Chưa hết, những J.W.Anderson và gần đây có Ambush (Đkm đẹp vãi hồn) – bản bí mật mang tên Feng Chen Wang luôn khiến những người yêu thích Converse đứng ngồi không yên. Và riêng doanh thu Converse mang về cho Nike – đã vượt trội hơn đứa con của adidas, Reebok.
Còn nói về trong lĩnh vực thể thao – thôi khỏi cần nói dài dòng – Nike, Nike và Nike. Nói tới đây, mình lại tiếc thương cho một D.Rose. NBA – bóng rổ nhà nghề Mỹ, từ Air Jordan đến Kyrie, Lebron, KD đều vẫn được sử dụng vượt trội – (Và trong cả lifestyle nữa nhé). Nhắc 1 đôi giày nào đó vượt trội của adidas mà không thể bị thay thế trong performance nào – hmm, theo kiến thức hạn hẹp của mình, chắc là Không..
Nike – Adidas đều là những thương hiệu tuyệt vời. Và những thế mạnh của họ sẽ được phát triển tiếp diễn và lãnh đạo cả 1 thị trường – nhưng nó nằm ở công nghệ sản phẩm, định vị thương hiệu và độ phổ biến toàn cầu. Nike vẫn tiếp tục ra những công nghệ mới – còn adidas muốn đối chọi với Nike thì có lẽ cần các bước tiến vượt bậc hơn, như cái cách mà Das mang cách mạng Boost vào. Và nên nhớ rằng, có những kẻ vẫn lăm le phía sau – Under Armour, Skechers và Vans (dù không liên quan lắm) sẵn sàng cắn miếng bánh quá béo bở này.