#mentor_in_spotlight #2k3_nulocareer
Mentor #61 'Câu chuyện dịch thuật (Việt-Nhật) từ sv ngành Nhật bản học DHKHXHNV
Dì gửi contact của mentor Minh
https://www.facebook.com/leminh1017/
Post này là dì dành cho Minh nên phần reply thắc mắc post này là của Minh <3
CÂU CHUYỆN DỊCH THUẬT
Chào các bạn. Các bạn có thể gọi mình là Minh
Mình là cựu sinh viên Khoa Nhật Bản Học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (USSH). Sau khi tốt nghiệp (12/2017) thì mình chuyển đến Tokyo để làm việc.
Dưới đây, mình xin viết vài dòng để nói về ngành phiên dịch và cũng để giới thiệu sơ lược về việc phiên dịch với những em học sinh muốn theo đuổi nghề này hoặc những người bạn có nguyên vọng chuyển ngành.
Dù mình lấy nhiều ví dụ tiếng Nhật nhưng bài viết này là dành cho tất cả mọi người. Bạn nào không học tiếng Nhật cũng có thể hiểu được hết trọn vẹn.
Mình nói sơ một chút về ngành Nhật Bản Học của Nhân Văn nhé. Ngành Nhật Bản Học là một ngành nghiên cứu văn hóa và xã hội Nhật Bản, và đối với hướng tiếp cận như thế, nên ngôn ngữ cũng là một thứ bắt buộc phải có để có thể nghiên cứu sâu hơn.
Các bạn có thể tham khảo thêm về chương trình học qua link này:
https://tinyurl.com/yj3mn6fr
Khi lên năm cuối, bạn sẽ được chọn chuyên ngành nghiên cứu. Mình đã chọn chuyên ngành Biên phiên dịch và Giảng dạy.
Trước khi học Biên Phiên Dịch và những môn trong chuyên ngành này thì ở những năm 1, 2, 3, mình được học những môn như:
Dẫn Luận Ngôn Ngữ Học (記述言語学),
Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (対照言語学),
Nghiên cứu Nhật Bản (日本研究),
Nhật Bản Hiện Đại (現代の日本社会),
Thực hành văn bản Tiếng Việt (実用のベトナム語),
Văn hóa Đông Á (東アジア文化),
Quản trị doanh nghiệp Nhật Bản (日系企業管理), ....
Và mình xin nói luôn là nếu ai cho rằng ngành phiên dịch là ngành chỉ cần biết tiếng là có thể làm được thì người đó chả hiểu gì về biên phiên dịch cả. Và giá của ngành biên phiên dịch ở Việt Nam ngày càng bị ép xuống cũng vì những con người như thế này đấy.
Như thế này, Phiên Dịch hay Thông Dịch không phải là việc chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà công việc này chính là cầu nối cảm xúc, văn hóa, và thông tin. Nếu ngôn ngữ là 1 cái núi thì người phiên dịch hay thông dịch là người xây đường để đi xuyên qua cái núi đó. Tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người dịch.
Ví dụ nhé,
Người có hiểu được ngôn ngữ, sẽ đào ra được 1 cái hang đi xuyên qua núi. Người giỏi cái ngôn ngữ nguồn (ngôn ngữ được dịch) có thể sẽ trám được một chút xi măng hay quét thêm chút sơn vào cái lỗ hổng đó cho nó ra hình, ra dáng một cái cửa. Người giỏi ngôn ngữ đích thì có thể trải thêm tấm thảm cho cái lối đi đó đỡ bị gập ghềnh. Nhưng một người phiên dịch giỏi sẽ xây cái lối đó thành một cái đường hầm, có tráng nhựa, lắp đèn chiếu sáng, hệ thống thông khí, ....
Theo mình, để làm tốt được công việc Biên Phiên Dịch cần có những điều kiện như sau :
Bạn phải giỏi tiếng mẹ đẻ.
Bạn có kỹ năng tốt ở ngôn ngữ thứ 2 (hoặc thứ 3, 4, n, ...)
Bạn phải có kiến thức về lĩnh vực bạn đang dịch.
Thêm nữa là phải có chút kiến thức về văn hóa hay truyền thống từ đất nước của ngôn ngữ mà bạn đang sử dụng.
Bạn phải có cách xử lý uyển chuyển giữa các tình huống, ngôn cảnh.
Mình lấy một số ví dụ nha.
Ví dụ 1.
Xin lấy một ví dụ từ ca khúc Đưa Cơm Cho Mẹ Đi Cày.
Đường hành quân diệt Mỹ, bố hỏi cuối thư vui: "Lúa xuân thêm bông, ngô khoai xanh tuơi ai giỏi giang tay cày."
遠くの軍陣からお父さんの手紙が届いた。手紙の終わりには「春が来て、稲の華が開花、五穀豊穣、好きな人に感謝」とお父さんが尋ねたね。
Khi mình chuyển sang lời Nhật, thì mình bỏ đi phần "hành quân diệt Mỹ" mà thay vào bằng "ở nơi chiến khu xa xôi". Tại sao, tại vì mình muốn lời dịch của mình phù hợp với không khí hòa bình của thời hiện đại, thêm nữa là về mặt chính trị thì Nhật vẫn đang được Mỹ bảo hộ nên mình không muốn dùng từ kia. Người Nhật biết Việt Nam từng có chiến tranh, bản thân nước Nhật cũng có tham gia chiến tranh, nhưng liệu họ có muốn nhắc đến chuyện đó hay không lại là một thứ khác, nhất là đối với một bản dịch để giới thiệu âm nhạc thiếu nhi.
Chúng ta có thể tự hào vì chúng ta là phe chiến thắng, nhưng mình đang dịch cho người Nhật xem, trong quá khứ, Nhật từng bại trận trước Mỹ nên người dịch như mình cũng phải chịu trách nhiệm trước những câu chữ hay từ ngữ gây cảm giác không tốt cho người nghe.
Nếu cần thiết thì chúng ta có thể sử dụng quyền năng của dịch giả đó chính là mở ra thêm 1 phần chú thích ( Thời gian sáng tác bài hát là năm bao nhiêu, đang có chiến tranh với nước nào, ...), thế là đủ.
Ví dụ 2.
Một câu hát trong bài Andante Andante của Abba.
Make your fingers soft and light
Let your body be the velvet of the night
Touch my soul, you know how
Andante, Andante
Go slowly with me now
Ôi những ngón tay kia hãy thật dịu dàng.
Hãy để cơ thể anh làm êm dịu đêm tối
Hãy mở cửa trái tim em, anh biết phải làm thế nào nhỉ.
Hãy thật nhẹ nhàng và êm ái, hãy cùng em thoát ly những ngại ngùng.
Ca từ bài này nếu dịch word-by-word thì quả là quá trần trụi.
Một yêu cầu rất cơ bản đối với dịch giả, chính là phải giỏi tiếng mẹ đẻ, phải có vốn từ phong phú nếu như bạn không muốn bản dịch của bạn trở nên thô thiển hoặc bạn truyền tải sai những điều bạn cần phải dịch.
Ví dụ 3.
Một đoạn nhỏ trong bài Cung Sầu Gia Thọ của chị Như Quỳnh.
Ơi nước xuôi dòng Hương, gió mây ngàn phương có từng nghe buồn?
Ơi cố hương biền biệt, hiếu đạo ngổn ngang từ khi thuyền xa bến.
Ơi gấm nhung vàng son, áo khăn ngựa xe sáng mặt uy quyền.
Ơi mắt loan mày phượng, má hồng môi thắm chiều về lại xoá đi.
あの香川の流れよ!あの空に浮かんでいる雲よ!この世の中の風よ!孤独のだろう。
故郷はどこだろう。遠い過ぎて。あれからそこは哀れな孝行娘の影も残らずに、
着る物、周りの物で権威を持っているのが解る。
いくら口紅をつけても最後には消すことだ。
Ở đoạn này, mình đã không thể nào dịch được những cụm như "gấm nhung vàng son", "áo khăn ngựa xe", "sáng mặt uy quyền", "mắt loan mày phượng" bởi lẽ những từ này không có trong tiếng Nhật. Khi chúng ta dịch một số từ mang đặc trưng văn hóa, chúng ta thường khó có thể tìm được những từ tương đương, trong trường hợp này thì mình đành phải diễn đạt ra theo cách khác, đó là bảo toàn ý chính đó là những món đồ dùng hàng hàng, những thứ xung quanh khiến cho lòng người cảm nhận rằng đang nắm trong tay quyền uy. Và cho dù có tô son điểm phấn ra sao, đến cuối cùng thì cũng phải xóa đi.
Khi dịch, mình sợ nhất là gặp những từ thế này, vì vừa phải diễn đạt bằng một câu khác, vừa phải giải thích những từ đó.
Có một số từ hơi khó dịch như Sushi (寿司), người ta không thể dịch ra đây là cá sống bởi vì món ăn này đã trở thành văn hóa, không phải cứ cá sống thì sẽ gọi là sushi, còn phải phụ thuộc chuyện nó phải được cắt, được tạo hình, đặt trên cái dĩa như thế nào, trang trí ra sao, cách ăn thế nào ....
Tiếp theo là Mono no Aware (ものの哀れ) - khung cảnh gợi lên nỗi buồn man mác, cái này thì nghe hơi giống "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" nhưng bản chất thì khác xa. Thêm 1 từ Komorebi (木漏れ日) - Tia nắng xuyên qua kẽ lá. Mình từng thấy một bạn chê tiếng Việt không có được những từ như thế này, và mình nói thẳng luôn là trình độ tiếng Việt bạn đó còn thấp để cảm nhận được độ đẹp của nó. Komorebi sao, dịch thành "hàng cây viền vòm trời len trôi" nè, thấy sao nhỉ. Đó là một câu trong ca khúc Chiều Trên Phá Tam Giang. Một bài tình ca rất nổi tiếng.
Ví dụ 4.
Một câu trong bài Mân Côi của Linh Cáo.
Ai lay cho đám mân côi đong đưa ngoài hiên
誰が縁側の薔薇をぶらぶらと振ったの
Mân côi là một từ tiếng Việt cổ, nghĩa là hoa hồng.
Ví dụ 5.
Một bản dịch mình khá tâm huyết. Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng của nhạc sỹ Phạm Duy.
Ðợi nhau tàn cuộc hoa này
Ðành như cánh bướm đồi Tây lững lờ.
この人生って、不思議なもので、花が散るまでお互いに待っている
いつの間にか西廂の胡蝶のように不意に飛び去ってしまった
Chim ơi chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà
Mai ta chết dưới cội đào
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu.
あの小鳥が桜のように散り、
鳴き声の聞こゆる世の中。
たとえ私が桃源境に逝ってしまっても、
溢す涙さえも永世に送って欲しい。
1 nguyên tắc khi dịch chính là phải hiểu về thứ mình đang dịch. Ca khúc này được Phạm Duy phổ nhạc từ những câu thơ trong bài thơ 100 khổ mang tên Động Hoa Vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư.
Một điều trắc trở khi dịch bài này chính là việc nhà thơ Phạm Thiên Thư vốn là một nhà tu hành. Những thi từ của ông mang đậm nét Phật giáo, sự vô thường và chứa trong đó những điển tích, điển cố.
Ông ví cuộc đời con người như một lần hoa nở rồi hoa tàn. Câu "Đợi nhau tàn cuộc hoa này" mình đã dịch thành cuộc đời con người là điều vô thường, ta chờ nhau đến lúc hoa tàn úa. Và "cánh bướm đồi Tây", từ này đến từ trong truyện Tây Sương Ký (西廂記). Và ở đây, bắt buộc dịch giả phải biết được người Nhật dùng từ này ra sao, do không phải chỉ có dịch nghĩa, và là phải tìm được từ nào người Nhật có sử dụng.
Tiếp theo, từ cội đào, có thể dịch là gốc cây đào, nhưng mình muốn dịch ngựa, mình đã dùng từ 桃源境- Chốn đào nguyên á :))))))
Ví dụ 6
Ca khúc mới của nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền - Chàng Trai Sơ Mi Hồng
Một chờ hai đợi ba trông
Bốn thương, năm nhớ, bảy tám chín mong mười tìm.
愛を求めてこの孤独な心の寂しさを慰めてくれる人を待っている。
愛して始めて心の重みを知る。寄り寄り幸せは捕まえるものだろう。
Câu này, một nét đặc trưng trong thơ ca Việt Nam, đếm số. Chắc chắn trong tiếng Nhật không có, vậy nên mình sẽ qua 1 bước xử lý câu. Mình xử lý nó thành một câu mang ý nghĩ mong chờ, nỗi nhớ dai dẳng của người ờ lại. Câu tiếng Nhật mình đã dịch ra thành "Em mãi chờ một người đến mang cho em tình yêu nơi trái tim. Có yêu mới biết tình đậm sâu, hạnh phúc không phải chỉ là nỗi trông chờ"
Ví dụ 7
Ca khúc Nữ Nhân Hoa của Mai Diễm Phương (女人花 - 梅艷芳)
我有花一朵 種在我心中 含苞待放意幽幽
朝朝與暮暮 我切切地等候 有心的人來入夢
私の心の奥に 一輪の花が在る 蕾のままで幽かに開こうとしている。
日毎夜毎 切々たる願いを捧げて あの人の姿が目に映る時を
Tôi có một cành hoa
Mọc lên trong trái tim
Từ trong đêm tối luôn chờ để khoe sắc
Ngày từng ngày trôi, tôi thật tâm chờ đợi, chờ người nào đó bước vào trong mơ.
Ví dụ này không có tác dụng giới thiệu gì đến kỹ năng dịch, mình muốn dùng nó để nói rằng tiếng Trung và tiếng Nhật không hề giống nhau. Nên không thể nói biết tiếng Trung thì học tiếng Nhật dễ.
Đó là một vài ví dụ cho mấy nguyên tắc mình đã tự rút ra từ kinh nghiệm bản thân.
Và càng ngày càng đi dịch nhiều, mình nhận ra rằng nghề này rất đáng được tôn trọng, vì họ là những người gắn kết thế giới, những nhịp cầu văn hóa. Bởi vì những người làm nghề này, họ phải tìm hiểu rất nhiều thứ, có thể bạn chuẩn bị 5 tiếng cho một bài thuyết trình, thì người phiên dịch hay thông dịch phải chuẩn bị nhiều hơn cả thế.
Quay lại chương trình học một chút, lý do mình phải học biết bao nhiêu môn trong suốt 3 năm đầu đại học rồi sau đó mới được học Biên Phiên Dịch chính là mình cần phải chuẩn bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể học được những thứ này. Mình phải học lại tiếng Việt, học cách đối chiếu ngữ nghĩa, học cách nghiên cứu văn hóa, nhìn nhận một vấn đề theo cách nhìn đa chiều để có thể bước chân vào lớp Biên Phiên Dịch.
Nhưng mình không hề nói ai không được học như mình thì không thể làm phiên dịch. Có rất nhiều người đi trước, họ đã làm được rất nhiều điều tuyệt vời. Và mình biết điểm chung của họ là sự cầu thị, biết vươn lên, sự kiên trì và sự tử tế trong công việc.
Chẳng hạn như những giáo viên mà mình đã từng được học, ở môn Văn Hóa Nhật Bản và tiếng Nhật thì là một cô đã dịch cuốn Từ điển mẫu câu tiếng Nhật sang tiếng Việt, sau đó môn Biên Phiên Dịch và môn Nghiên Cứu Nhật Bản thì mình được học với một cô đã từng làm phiên dịch cho Tổng Lãnh Sự Nhật ở Sài Gòn cùng với nhiều thầy cô và đàn anh đàn chị khác.
Mình nghĩ rằng ai cũng có điểm xuất phát như nhau, nhưng điểm kết thúc là do chính các bạn lựa chọn, có bạn ngừng việc học tiếng Nhật khi có N2, N1, hoặc có bạn lại học lên thêm, hay có bạn chỉ học được tới N5 và bạn đừng lo, việc bạn có học giỏi một ngôn ngữ hay không nó không nói lên được gì cả, biết đâu ngôn ngữ đó không hợp với bạn. Quan trọng nhất vẫn là bạn làm gì với cái công cụ (ngôn ngữ) - mà bạn đang sở hữu.
Thêm một điều thế này, nếu bạn chưa có kinh nghiệm hay tiếng còn kém thì bạn không nên nhận bài dịch để học hỏi kinh nghiệm, bởi gì khi bạn đi học, bạn vẫn có thể thanh thản với điểm 7, nhưng khi bạn đi làm, bạn phải luôn được 10 điểm. Người ta không bao giờ trả tiền để bạn trải nghiệm, người ta trả tiền cho công sức và kết quả mà bạn giao cho người ta. Bạn có thể luyện dịch tin tức, chứ xin bạn đừng bao giờ nhận một job dịch với giá rẻ mạt rồi bảo là để học thêm kinh nghiệm. Bạn làm thế là vô tình phá giá nghề phiên dịch của những nguồn nhân lực chất lượng. Và mình cũng mong những công ty tuyển phiên dịch viên hay thông dịch viên cũng hiểu cho cái ngành này, phải trau dồi liên tục, phải chuẩn bị nhiều hơn người khác mà trả lương cao cao chút nha, chứ mức lương trung bình ngành dịch ở Việt Nam hơi bị thấp á, đã vậy lâu lâu còn bị phá giá nữa.
Mình mong mình có thể góp một chút sức lực, lan truyền một chút năng lượng tích cực đến những bạn nào đang có ý định học một ngôn ngữ nào đó, hay những bạn bắt đầu học tiếng Nhật, những bạn đang nghĩ rằng mình dốt tiếng Nhật, chúng ta sẽ cố gắng, để đến một ngày nào đó, người ta sẽ nhắc đến 2 chữ Việt Nam bằng sự ngưỡng mộ, còn tất cả chúng ta sẽ gọi tên Việt Nam một cách đầy tự hào và trân trọng.
Biết đâu một ngày nào đó, thế giới đổ xô đi học tiếng Việt thì sao. Chúng ta có thể làm được, mà chắc không phải ở thế hệ chúng ta. Nhưng chắc chắn là sự cố gắng hàng ngày của chúng ta cũng đã và đang góp phần cho điều tuyệt vời đó xảy ra.
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過5,570的網紅sae channel,也在其Youtube影片中提到,♡毎週木,日の20:00に更新中!チャンネル登録よろしくお願いします!♡ http://www.youtube.com/user/fairieslovesae/featured?sub_confirmation=1 ♡他の動画もよろしくお願いします!♡ 【MV】sae 『Strawberry』Mu...
桜木の木漏れ日が 在 玉木 碧 Facebook 的精選貼文
【 #プレ花嫁日記 】
そう言えば前撮り写真を載せていませんでした!😳
和装の前撮りはどうしてもモフ(愛兎)と桜と一緒に撮りたかったので、ペットとロケ撮影できる代官山の @littlemartha_wedding で撮りました💡
打掛は何色にしようか最後まで迷ったけれど、モフも主人も白とグレーなので(笑)
パキッとした色味より淡いピンクが合うかなと思いました!
桜と被ってしまうかと思ったけど、全然大丈夫でした💡
しかし主に桜ロケのはずだったのですが、この日はとんでもない強風で…
モフが可哀想になったので少し撮って撤退😅
スタジオさんのお取り計らいで中のスタジオでも少しだけ撮っていただきました😭✨
この写真は私のスマホで撮ったものなのですが、プロの撮影はデータにして後日送って下さいました!
また追々載せていけたらと思っています😊
モフはお漏らしもせずいい子にしていました😚
よく頑張りました🐰💮
因みにモフが入っているカゴは全て100円ショップで買ったもので作りました🤣
カゴ二枚を重ねていて、その間にペットシーツを敷いて漏らし防止の為です!笑
#ブライダル #結婚 #結婚式 #ウェディング #bridal #wedding #入籍 #婚約 #プレ花嫁 #花嫁 #新婦
#前撮り #wedding photo #和装 #ペットと撮る #桜ロケ #ロケーション撮影 #色打掛 #うさぎ
#セントフォース #フリーアナウンサー #玉木碧 #松平健太
桜木の木漏れ日が 在 京築居いくえ先生の日本語教室 Facebook 的精選貼文
[読解] 戻ることは遅くない--三井寿 #漫畫日語
「先生、バスケがしたいです。」このセリフは漫画の名言集トップ10に入るといっても過言ではないだろう。若い頃の日々をどれだけ励ましてきたろうか。
三井の初登場と言えば長髪、前歯なし。不良のチンピラと一緒に湘北高校の体育館に乗り込み、とてもおっかない様子で登場する。キャップテンの赤木はすぐ部員に体育館の窓を閉めることを指示し、ほかの先生に館内の事情が外漏れしないようにした。
三井とその連中は湘北バスケ部の部員を殴った。喧嘩をしない弱小な部員とマネージャーの彩子にも手をだした。桜木、流川、洋平、リョータは大けがをし、大量な出血をした。
三井の目当ては二年の宮城リョータだ。宮城は今年全国制覇を目指す湘北バスケ部の重要メンバーであり、それは三井にとってはとてもたまらないことであった。なぜならば、三井は中学の時からシューターとして注目されていたが、湘北に入学した直後、けがでリングを去ったからだ。
三井は中学最後の試合で逆転のスリーポイントを打った。12秒、1点差、万事休す、誰もが試合をあきらめていた。リングの外にボールは飛び、三井は飛び出した。その時の一言。
「最後まで、希望を捨てちゃいかん。あきらめたら試合終了だよ」その言葉は試合を変えた。そして三井を変えた。
安西先生が三井を大きく変えたというのは間違いないであろう。戻ってきた三井は髪をバッサリ切り、心を入れ替えて試合した。二年のブランクがあるため、スタミナ不足というハンデもあるが、むしろそれがみっちゃんを「炎の男」に磨き、それはとてもカッコイイものだ。
桜木の木漏れ日が 在 sae channel Youtube 的最佳貼文
♡毎週木,日の20:00に更新中!チャンネル登録よろしくお願いします!♡
http://www.youtube.com/user/fairieslovesae/featured?sub_confirmation=1
♡他の動画もよろしくお願いします!♡
【MV】sae 『Strawberry』Music Video https://youtu.be/_qtAq9v_e64
【MV】sae 『わがまま』Music Video https://youtu.be/2H9TBe9o9F4
♡SNSもチェックしてみてね♡
■ Twitter ⇒https://twitter.com/saeee_0826
■ Instagram ⇒https://www.instagram.com/sae0826/?hl=ja
■ TikTok⇒https://www.tiktok.com/@sae_0826?langCountry=ja
♡初の全国流通single「Strawberry」発売中♡
https://tower.jp/item/4952857/Strawberry%EF%BC%9C%E3%82%BF%E3%83%AF%E3%83%BC%E3%83%AC%E3%82%B3%E3%83%BC%E3%83%89%E9%99%90%E5%AE%9A%EF%BC%9E
♡HPはこちら!♡
https://saeofficial.wixsite.com/saeofficial
♡ご依頼・ご連絡はこちらまで♡
[email protected]
#桜木の木漏れ日が #IGottaGo #なえなの