Săn thú trong rừng thẳm
KỲ 6: TRUY TÌM GẤU NGỰA VÀ HOÀI NIỆM CUỘC ĐỐI ĐẦU CHÚA SƠN LÂM
Ký sự của PHẠM DƯƠNG NGỌC
Thời gian ở rừng Thông Nguyên tôi không đuổi theo đàn khỉ nữa. Tôi làm chân nấu nướng cho đám thợ săn. Phần vì mệt, phần vì không muốn chứng kiến tổ tiên của con người bị bắn hạ. Tôi vác súng đi dọc triền suối, lần vào đám lau lách tìm những con sóc, bìm bịp để ngắm bắn. Suốt mấy ngày rình mò, bắn hết cả vốc đạn mà chỉ được mỗi con sóc bằng ngón chân cái.
Trong bốn ngày đó, Khưa, Cheng, Mìn, Sên săn được đến chục con khỉ, to có, nhỏ có. Mìn còn xách về cho tôi một chú khỉ con rất ngộ nghĩnh. Mẹ nó bị bắn chết, nó trở nên bơ vơ. Một số được đem về bản Phìn Hồ bán, một số bị lọc thịt lấy mật, da, xương mang cho gọn. Sau khi đã săn được kha khá, vả lại động rừng, đàn khỉ đã chạy mất hút, nên mọi người bàn tính chuyển sang khu rừng khác.
Xốc lại đồ đạc để lên đường. Lần này vừa mệt mỏi, chiến lợi phẩm lại nhiều nên ai cũng vất vả trong vấn đề mang vác. Cả đoàn thống nhất không đi đường chính ra km 18 từ Bắc Quang vào Hoàng Su Phì mà lần theo con suối đổ ra hướng Nậm Ty. Cuộc cắt rừng từ Phìn Hồ ra đến Nậm Ty cũng mất gần ngày đường rừng vừa đi vừa nghỉ. Sau khi ra đến Nậm Ty, Khưa và các đồng nghiệp xả xương, da thú các loại vào nhà một gã chuyên buôn bán các sản phẩm thú rừng về xuôi. Chúng tôi nghỉ ở Nậm Ty buổi tối để lấy sức. Lâu lắm rồi mới được ăn phở, ăn bún, vừa chan vừa húp sao mà ngon đến vậy. Được ngủ trên nhà sàn cũng thấy ngon giấc và an lòng.
Ngay sáng hôm sau, chúng tôi lại tiếp tục lên đường vào rừng già. Cánh rừng này lớn nhất Hà Giang, nằm tràn qua các xã Nậm Ty, Túng Sán, Tả Sử Choóng, Bản Péo, phía Bắc giáp huyện Vị Xuyên, phía Đông và phía Nam được bao bọc bởi huyện Bắc Quang. Trung tâm đại ngàn là đỉnh Tây Côn Lĩnh quanh năm ẩn hiện trong mây mờ.
Chuyến vào rừng già này ai cũng mang theo hy vọng làm được một điều gì đó để đời nên công tác chuẩn bị rất kỹ. Trong rừng còn mấy con gấu ngựa rất to, lần trước bốn gã đã đuổi theo nó cả tuần mà không tóm được, nó lọt vào rừng vầu, rừng song là bó tay, chỉ còn cách phục kích, có khi phục kích cả tháng cũng không thấy nó quay lại. Gấu là loài động vật cực khôn, thấy động là nó lẩn mất tăm ngay.
Trung tâm xã Nậm Ty chỉ có vài nóc nhà bám theo con đường liên huyện. Đi bộ hơn tiếng đã thấy rừng già thăm thẳm, hút tầm mắt, nhìn đầu cũng chỉ thấy rừng, bốn bề là rừng. Những cây sến, cây dổi, kháu trắng, dẻ rất lớn. Tây Côn Lĩnh từng có rất nhiều ngọc am, nhưng đã gần như bị tuyệt chủng từ gần trăm năm trước vì người Trung Quốc khai thác. Người Mông khai thác gốc ngọc am về làm mồi nhóm bếp, làm đóm châm thuốc lào, vì ngọc am có nhiều dầu, cháy mạnh và tỏa mùi thơm dễ chịu.
Khắp cánh rừng chỉ gồm những thân cây thẳng đứng chọc thẳng lên trời. Trên đầu lại là những tán lá ken đặc, những giọt ánh sáng rất khó lọt qua. Phía dưới đất là một lớp lá dày, có chỗ đến hai mươi phân, dẫm thụt quá mắt cá chân. Rừng không có dây leo, không có cỏ lan dưới mặt đất, không có một dấu chân người. Rừng yên tĩnh đến nỗi nghe tiếng dẫm vào lá khô lạo xạo mà ghê người.
Lội qua dòng suối chảy êm ả sâu đến thắt lưng, chúng tôi sang khu rừng vầu. Những cây vầu bằng bắp đùi màu xanh lam cao vút, thẳng băng, sin sít bên nhau. Chúng tôi phải lách mình dưới những thân cây ken đặc. Mìn đi sau dùng dao chặt những cành lá nhỏ bằng ngón tay cho rụng xuống đất, hoặc bẻ gập một cành tươi để làm dấu kẻo lạc. Ở đây chưa hề có đường mòn, không thấy dấu chân người thì chuyện lạc rừng rất dễ xảy ra cho dù những gã thợ săn này đã có kinh nghiệm hàng chục năm luồn rừng, lội suối.
Bóng đêm đã đến tự lúc nào. Trăng tỏa xuống một thứ màu nhờ nhờ, đủ để thấy đường đi. Sau một hồi lần tìm trong rừng vầu, chúng tôi thoát ra phía bờ suối và dừng chân ở đó. Mìn đi kiếm củi khô chuẩn bị nhóm lửa để sưởi ấm, xua đi cái lạnh của sương độc trong rừng sâu và những con muỗi to như con ruồi cứ lao vào mặt mà châm những cú đau nhói.
Sên xách súng và đèn pin đi dọc triền suối. Tôi cũng lò dò theo sau. Từ phía cây dổi trơ trọi bên bờ suối bỗng phát ra những tiếng “chít chít”, rồi cành cây rung lên rào rào, lá rụng tơi tả. Sên lần lại phía gốc cây và nói rằng có đàn chồn ở trên cây. Sên đưa đèn pin cho tôi rọi và đổ đạn vào nòng súng. Thấy động cả đàn sợ hãi chạy nhảy nhớn nhác, thậm thụt rồi leo tuốt lên ngọn cây, giấu mình trong các kẽ lá. Tôi lia đèn pin lên ngọn cây, thỉnh thoảng lại thấy hai ánh mắt sợ hãi của chúng ánh lên màu đỏ cam. Tôi cứ thế lia đèn, còn Mìn nạp đạn. Mỗi lần tiếng súng nổ là một lần có con chồn rơi bịch xuống đất. Cả đàn gồm 4 con mà chỉ cần 3 phát súng nổ.
Cheng đã lần đến từ bao giờ và mọi người thu dọn chiến lợi phẩm đem về lán trại. Sên reo lên sung sướng vì phát hiện trong số 4 con chồn bị hạ có hai con là chồn hương. Một con bị vỡ túi xạ, phả ra mùi thơm hắc rất hấp dẫn, chẳng khác gì nước hoa hảo hạng của Pháp. Sên lấy dao chích rộng túi xạ ở gần hậu môn con vật ép xạ ra, phết lên mấy cái lá cây đã được lau sạch, hong dưới đống lửa cho khô rồi gói kín bằng tấm nilon. Xạ của nó là một chất nhờn màu trắng, để lâu sánh lại và sậm thành màu nâu. Con chồn hương còn lại được Sên lách dao cắt cả tuyến xạ rồi buộc chặt hai đầu, sau đó hong túi xạ ra gần lửa. Da hai con chồn hương cũng được lột ra hong khô, chúng rất có giá trị.
Buổi tối hôm đó được thưởng thức thịt chồn hương nướng và hun khói thơm ngon tuyệt vời.
Sáng hôm sau, chúng tôi lại lên đường sớm khi sương mù còn bao phủ. Hơn hai tiếng đi bộ vẫn chỉ thấy rừng vầu bạt ngàn, hút tầm mắt. Bỗng từ phía trước mặt có tiếng xao động rồi ào ào, những ngọn vầu rung lên nghiêng ngả. Tôi ngửa mặt lên thì thoáng thấy một con trăn lao trên những ngọn cây. Tôi sợ hai ngã chỏng chơ. Cả đám thợ săn cười nghiêng ngả. Khưa bảo rằng đó là trăn gió. Chúng không nguy hiểm nhưng không thể tóm nổi chúng. Giống trăn này có thể lao trên ngọn cây rất nhanh.
Cứ đi một đoạn tôi lại thấy một cục song tròn vo như ai cuốn lại vứt chỏng chơ giữa mặt đất, bị lá cây phủ đi. Khưa bảo đó là cuộn song. Cây song ở trong rừng này có thể dài cả trăm mét. Khi già chúng cuộn tròn lại như cuộn thép trên ngọn cây. Chết thì tự rơi lông lốc xuống đất. Người tìm song rừng chẳng mệt nhọc gì, chỉ đi một lát là có thể thu được cả đống những cuộn song già rụng ở mặt đất.
Vượt qua rừng vầu lẫn song, chúng tôi xuôi xuống thung lũng. Đó là một thung lũng rộng tới hàng trăm ha, chỉ toàn là những cây hén mọc quấn quện vào nhau. Thân cây hén bằng cổ tay, to lắm thì bằng bắp chân người, mình đầy gai góc. Nhìn đám rừng hén đó tôi thầm nghĩ loài chuột nhắt cũng khó có thể chui qua được. Chúng tôi nhảy trên những tảng đá quanh rừng hén, bất chợt tôi rùng mình khi nhìn thấy cách chỗ đứng độ 10m có một con trăn to tướng đang nằm vắt mình trên những cây hén ken đặc. Có lẽ nó đang ngủ. Tôi giương súng ngắm chơi chứ không định bắn, thì Khưa ngăn lại. Gã bảo bắn làm gì cho phí đạn. Dù có trúng đạn nó cũng không chết ngay. Bị bắn nó lẩn vào rừng hén dày đặc kia thì làm sao tìm được. Ở khu rừng hén này nổi tiếng nhiều trăn mắc võng, trăn đất, trăn gió, song chưa ai dám vào đó mà bắt. Đốt hén không cháy, mà chặt rừng hén thì bao nhiêu sức người cho đủ. Mỗi người một ngày chỉ chặt được vài mét vuông là cùng, chặt đứt thân cây mà không lôi nổi cây ra khỏi đám rừng đó vì chúng bện chặt vào nhau.
Men theo rừng hén quả là một cuộc thám hiểm vô cùng vất vả. Đôi giầy chuyên leo rừng của tôi đang có nguy cơ há mõm, quần áo bị gai hén xé rách tơi tả. Mọi người đều có gắng dồn sức vượt qua khu rừng này để dựng trại ở một nơi dễ chịu hơn, khô ráo hơn. Cứ ngược hướng mặt trời sắp xuống phía bên kia dãy Tây Côn Lĩnh mà đi, chắc chắn sẽ tìm đến rừng phay, khu rừng giáp với Vị Xuyên, cách chân đỉnh Tây Côn Lĩnh không xa, nơi đó gấu ngựa thường lai vãng đến kiếm ăn.
Đúng như dự đoán của Khưa, khi bóng đêm đến, chúng tôi cũng đã kịp vượt qua đỉnh núi, xuôi xuống phía rừng phay, chỉ bạt ngàn một loại gỗ phay.
Đêm đó tôi ngủ sớm. Cheng và Sên vác súng lọ mọ vào rừng bắn được con cầy vòi xám có những sọc trắng trên lưng để đổi món cho bữa sáng mai.
Đồ đạc vẫn để nguyên ở bìa rừng phay. Mỗi người chỉ đeo một khẩu súng và cầm theo một bi đông nước tiến sâu vào rừng. Rừng sâu hun hút. Rừng yên ắng với vẻ cổ sơ đến hoang hoải.
Đi chừng hai tiếng đồng hồ, thì có tiếng gà rừng gáy râm ran. Sên bảo mọi người dừng lại nghỉ ngơi và nghe ngóng. Sên phân tích rằng, nơi nào có nhiều tiếng gà rừng gáy gọi bầy thì phải chú ý bởi vì nơi đó thường có gấu. Gấu và gà rừng thường đi kiếm ăn với nhau. Khi gấu lật đá lấy côn trùng ăn thì gà rừng cũng sà đến kiếm chác. Đặc biệt, mỗi khi gấu dùng móng vuốt phá những thân gỗ mục tìm côn trùng hoặc tổ ong trong bọng cây thì chắc chắn có rất nhiều gà rừng mò đến.
Khi chúng tôi đến khu rừng cây cối thưa hơn một chút và ngẫm nghĩ những phân tích của Sên thì thật đáng nghi ngờ ở đây có gấu. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại gặp những tảng đá bị lật lên và có vết chân gà rừng bới lung tung. Vài thân cây gỗ mục cũng bị vần ra chỗ khác hoặc bị ngoạm vỡ lung tung. Sên bảo, mấy ngày trước ở đây xuất hiện một con gấu ngựa rất to, dễ phải đến cả trăm ký.
Mọi người chia nhau lần tìm vết chân của nó song không thấy, nếu có thì cũng rất mờ, không rõ của loài gì.
Chúng tôi cứ theo hướng phán đoán của Sên mà đi, đi đến mấy tiếng đồng hồ, khi mặt trời đã đứng bóng mà vẫn không thấy tăm hơi con gấu đâu cả. Bất chợt, chúng tôi phát hiện ra những vết cào xước trên thân một cây phay đường kính đến gần mét.
Sên lấy ống nhòm nhìn lên cây rồi tháo bỏ súng trèo lên cây phay đó dò la. Trèo đến giữa chừng thì gã tụt xuống và thông báo một tin sốt dẻo rằng trên cây phay có tổ ong to bằng miệng thúng. Lúc này, quan sát kỹ, tôi mới thấy thỉnh thoảng lại có một con ong bay đi bay lại nơi kẽ lá. Tổ ong đó giấu kín sau đám lá ken đặc, phía trên một cành to che khuất tầm nhìn.
Mọi người dừng chân nghỉ ở gốc cây phân tích mọi vấn đề và biện pháp để hạ con gấu này. Khưa tỏ ra là một chuyên gia về gấu. Gã phân tích rằng, con gấu mới trèo lên cây vào lúc nửa đêm về sáng nhưng chưa lấy được tổ ong thì mặt trời đã lên nên nó bỏ đi tìm chỗ ẩn, đợi lúc khác quay lại. Gấu là loài thường đi ăn đêm, rất ít khi chúng phá tổ ong vào ban ngày. Gấu sống ở hang hốc trên núi đá cao. Trông nó có vẻ chậm chạp, song lại rất tinh khôn, thấy động là lẩn ngay lập tức và luôn cảnh giác cao độ. Có thể tìm nó để bắn ở trên núi đá, trong hang hốc, song như vậy là rất nguy hiểm. Gấu là loài hung dữ, nếu bị thương thì còn hung dữ hơn nhiều. Không bắn hạ được nó ngay thì nó sẽ không bỏ chạy mà cứ nhằm kẻ thù tấn công đến hơi thở cuối cùng. Dân săn gấu hầu như không dám mạo hiểm đối mặt với nó mà chỉ dám rình bắn bất ngờ, trừ khi có súng ống hiện đại và được trang bị cẩn thận.
Một phương án được mọi người thống nhất là làm giàn bắn trên một cây phay nhỏ cách tổ ong chừng 20m, ngược với hướng con gấu có thể đi đến.
Chiều tối thì làm xong giàn, cao hơn mặt đất 5m, được ngụy trang bằng rất nhiều cành lá, chỉ để hở vài lỗ nhỏ đủ để lách nòng súng hướng về phía tổ ong, nơi con gấu có thể trèo lên lấy mật. Giàn bắn chỉ đủ cho hai người ngồi nên Cheng, Sên, Mìn phải về chỗ để đồ. Tôi được ở lại làm những công việc vặt vãnh và học cách bắn gấu. Mọi người thống nhất nếu nghe thấy tiếng súng của Khưa thì đến xem tình hình ra sao. Còn không thì cứ nghỉ ngơi hoặc đi săn đêm.
Đêm đó, nằm dài trên giàn nghĩ lại hành trình giết hại đàn thú trong rừng thẳm, không để ý đến cái tổ ong ấy làm gì. Khưa bảo, cứ gối cao đầu mà ngủ, bởi nếu con gấu đến và trèo lên nó sẽ đánh thức bằng những tiếng gầm ghè dễ sợ.
Suốt đêm hôm ấy chúng tôi thức mà không thấy con gấu đâu. Khưa giết thời gian bằng cách kể cho tôi nghe về những cuộc đi săn từ thời còn trai trẻ.
Cách đây 10 năm, cũng ở cánh rừng này, Khưa đã bắn hạ một con hổ rất lớn.
Ngày đó, rừng còn nhiều lắm, bạt ngàn là rừng, đồng bào Mông ở Túng Quá Lìn báo cho Khưa hay, có một con trâu của họ bị hổ vồ. Họ nhờ gã trừ giúp con thú dữ đã nhiều tháng nay luôn rình rập đàn bò của họ.
Ngay khi nhận tin báo, gã đã đến để hỏi rõ địa điểm, thời gian con trâu bị vồ và bị vồ như thế nào rồi lên phương án chuẩn bị săn con hổ này.
Nơi xảy ra vụ vồ trâu là một nương sắn, được ngăn cách bởi một hàng rào bằng cọc chắc chắn kết với cây, tre để ngăn thú rừng phá hoại hoa màu. Phần còn lại của con trâu đã bốc mùi trong một bụi rậm và dầy ở ven suối. Con trâu đã bị tha đến từ 4 ngày trước, da, xương bị xé tanh bành, thịt mông, thịt vai mất hết.
Bấy giờ đang là tuần trăng, chỗ đám thịt quá rậm rạp nên Khưa nhờ mọi người kéo xác con trâu ra bãi trống rồi làm giàn bắn trên một thân cây gần đó. Đó là một cây lớn, cằn cỗi, có những cành lá thấp chìa ra quanh thân nó. Cây này nằm giáp ranh giữa vùng đất trồng trọt và rừng, xung quanh thân của nó có nhiều cành xòe ra bảo vệ, cản đường con thú hung dữ lao lên khi bị thương.
Gã chọn một cành to làm đà ngang và chặt những cành gỗ chắn ngang làm chỗ ngồi rình. Sau khi cái giàn đã được làm chắc chắn, an toàn thì gã lấy sợi thừng buộc chặt vào sừng con trâu với gốc cây rồi yên tâm chờ con hổ, kể cả có ngủ quên cũng không sao...
Gã ôm khẩu CKC trong tay, thiu thiu ngủ dưới ánh trăng trong một đêm vùng rừng nhiệt đới.
Giấc ngủ bị đánh thức bởi những tiếng động liên tục, nặng nề. Gã ngổm dậy rất nhẹ nhàng. Trăng treo lơ lửng giữa trời, ánh sáng bị sương khuấy ra nhợt nhạt. Gã thấy rõ ràng, qua cái khe đặt nòng súng trước mặt do thân cây chỗ đó tõe ra làm đôi, một khối xám xám. Con hổ đang quắp cái đầu con trâu lắc đi lắc lại để dứt thịt ra ăn. Lúc này, con hổ chỉ cách chỗ gã ngồi độ 15m, đầu nó cúi xuống và đối diện với nòng súng. Khưa sợ con thú giật cái đầu trâu ra khỏi sợi thừng và lôi đi thì phí công nên gã nhắm thẳng đầu nó bóp cò. Tiếng nổi đanh gọn lạnh lùng. Con thú gầm lên giận dữ. Nó lao thẳng về phía Khưa. Gã còn nhớ rõ tiếng kêu khàn khàn, khùng khục giống như tiếng lăn của một cái thùng rỗng trên mặt đất lẫn sỏi đá. Con hổ gắng sức lao vào gốc cây làm thân cây rung lên dữ dội. Nó bị thương nặng và nghẹt thở, phát ra những tiếng khò khè bởi máu trào ra họng.
Vài phút sau, không gian tự nhiên im ắng, con thú đã gượng đứng dậy và tiếng nó xa dần rồi mất hút.
Sáng hôm sau, lần theo vết máu vài trăm mét thì thấy xác một con hổ đực có bộ lông tuyệt đẹp. Viên đạn đã xuyên thấu phổi làm nó không thở được nữa.
Từ vụ hạ con hổ đó, giới săn bắn nể phục Khưa lắm. Đồng bào Mông trong bản Túng Quá Lìn tung hô Khưa như một chiến binh dũng cảm.
Sau vụ hạ con hổ đó, Khưa không còn gặp vị chúa sơn lâm nào nữa. Khưa cũng như giới thợ săn ở Hoàng Su Phì không tin rừng Hà Giang còn hổ, nhưng đồng bào Mông và Cờ Lao ở hai bản Túng Quá Lìn và Chúng Phùng khẳng định khu rừng quanh chân đỉnh Tây Côn Lĩnh vẫn còn hổ. Nếu trong khu rừng mịt mù này còn hổ, thì đó quả là thông tin quý giá…
Lại thêm một buổi tối không thấy bóng dáng con gấu đâu cả. Tôi và Khưa lần về trại nghỉ ngơi sau một đêm thức trắng rình mò. Chiều hôm sau, ăn vội miếng thịt thú và nắm cơm lam, chúng tôi trở lại chỗ cây phay ấy, lên đạn và ngắm nghía xung quanh thật kỹ, căng tai nghe ngóng, mắt không rời cây phay có tổ ong trước mặt. Tôi thực sự phát ngấy với cảnh rình mò đó, nó cứ lặp đi lặp lại không kết quả, còn Khưa thì luôn miệng phải biết kiên trì.
Chiều ngày thứ 4, khi chúng tôi vừa trèo lên giàn thì thấy chú gấu lừng lững đi tới. Nó hít hít xung quanh, ngước mắt lên phía có tổ ong rồi ôm cây trèo tót lên. Toàn thân lừng lững của nó phóc lên từng đoạn trên thân cây. Tôi thoáng thấy đôi mắt nó hấp háy, cái mõm há rộng lộ ra những chiếc răng trắng tinh, nhỏ và rất sắc. Nó càng tiến đến gần chỗ tổ ong thì lại càng gần về phía họng súng mà Khưa đang nín thở ngắm. Lên tới tổ ong nó khựng lại, mắt hấp háy, tai vểnh lên. Nó thò tay vốc mật, ngửa cổ, há mồm tợp những giọt mật dường như quá ít với nó. Ong bay tán loạn, túa ra như một đám nhặng bấu lấy con gấu mà đốt. Con gấu nhắm mắt lại sục mặt vào bọng ong, nó rên lên gừ gừ. Khưa ngắm nó từ lâu mà không sao bắn được vì tán lá che khuất tầm nhìn.
Chén xong tổ ong, nó tụt lại phía bên kia một cành cây lớn rồi từ từ tụt xuống. Khi nó tụt đến giữa thân cây thì xoay lưng lại phía chúng tôi. Chớp thời cơ, Khưa bóp cò. Tiếng nổ đanh gọn. Một nhúm lông đen tung tơi tả. Viên đạn đã không trúng đầu mà có lẽ lệch về phía vai. Con gấu bị thương rơi uỵch xuống đất, quằn quại như bị chọc tiết. Nó lao vào gốc cây chúng tôi ngồi, vùng vẫy móng vuốt, cào cấu, cắn xé điên cuồng. Vỏ cây bị toác ra nham nhở. Tôi sởn da gà. Khưa nhanh nhẹn nạp loạt đạn thứ hai. Con gấu há miệng khoe bộ răng sắc nhọn, trắng ởn và nhìn tôi với ánh mắt hằn học rồi quay đuôi chạy mất.
Khưa giương súng bắn bồi phát thứ hai song chỉ là uổng công. Con thú đã mất hút vào rừng thẳm. Khưa ngẩn người một lát rồi bảo tôi thu dọn đồ trở về. Tìm nó khác gì mò kim đáy bể.
Sau cuộc phục kích con gấu thất bại, ai cũng tiếc rẻ và chán chường. Chúng tôi dọn đồ để trở về thị trấn, kết thúc chuyến lang thang dài ngày trong rừng sâu. Trên con đường trở về, tôi đi qua rất nhiều núi, nhiều đồi, nhưng chỉ toàn thấy nương rẫy và đồi núi trọc. Ra khỏi rừng mới thấy rừng còn ít quá. Những con thú cuối cùng đang bị dồn lại để đám thợ săn có điều kiện tiêu diệt nhanh gọn. Trên suốt cuộc hành trình tôi không sao xoá bỏ được hình ảnh ánh mắt trợn ngược của con khỉ bị bắn chết và mấy gã thợ săn đang ngồi xúc óc nó vừa ăn vừa nói cười rôm rả.
Tôi chợt nhớ đến câu nói của người La Chí sống ngàn năm côi cút trong rừng trong một bài cúng: “Rừng là mẹ. Con cháu La Chí phải chăm lo cho mẹ”.
(P/S: Đây là ký sự viết năm 2000, tức là cách nay 21 năm. Khi đó, rừng rú ở Hoàng Su Phì còn rậm rạp, thú dữ còn nhiều và việc săn bắn chưa được coi là phạm pháp. Câu chuyện này lạc hậu rồi, nhưng đọc lại để đắm mình vào một thời kỳ huyền bí lãng mạn với rừng già của người dân vùng cao. Chuyện đã cũ, đọc cho vui và hiểu được sự cầu kỳ của kỹ năng săn thú của người thời xưa để tồn tại, các bố chớ có ném đá là lâm tặc nhé).
(Hình ảnh Tác giả và một thợ săn bị gấu móc mắt)
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過331萬的網紅Khoa Pug,也在其Youtube影片中提到,Hai lúa lần đầu vào Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh và cái kết bị taxi Trung Quốc lừa sấp mặt. - Cảnh báo các bạn đi thăm quan Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh nhé...
10m to km 在 Soh Wai Ching - Athlete Facebook 的最佳解答
Photo with the champ here.
Men's Champion - 28:07 min
Women's Champion - 31:54 min
Meanwhile my timing - 31:43 min. 11 seconds ahead of the Women's Champion.
Distance clocked: 8.62km
Pace: 3:41 min/km
Elevation: 1936m (min), 1972m (max)
Avg Temp: 10°C
Not sure whether I will be in Top 10, hopefully I will. Meanwhile, they only announced the Top 3, others have to wait until end of the event.
A tough race against the China Long Distance Runners, the first four are from their National Team. KunMing is where they based and training, as this place is >1900m above sea level, 3 - 15°C.
Not easy racing at altitude and especially running 2 loops of 4.3km. Second loop had to zigzag-ing around the runners as there is a shorter distance category, which they did only one loop.
Running alone most of the time as being left out in the first km. They were shooting at a pace of 3:03 min in the first km, meanwhile I clocked a 3:16 min. I was at 11th position I think. During the second km, one runner overtook me and he went off with a fast steady pace. Thankfully there were hills, that's where my strength is, took down 2 runners in the first loop.
When comes to the second loop, I got overtook by two runners in the last turn towards the finishing line, they went early together, a gap of 10m between me and them. Eyeing on the finishing line, I dig deep, closed the gap down to 1 - 3m and that's it. Didn't manage to overtake both of them in the end.
Anyway, a good experience racing here. One of the runner recognized me from ChongQing Towerrunning Race where I won it. He got 7th position today. Well done to him!
Catch you guys later.
#LoveRunning538 #KunMing #ChinaRoadRace @ Kunming, Yunnan
10m to km 在 Soh Wai Ching - Athlete Facebook 的最佳解答
SUKIPT 2018 Athletics Day 2: Men’s 5,000m Final.
.
Clinched Silver Medal this round, upgrade from Bronze in the last SUKIPT 2016 at UTM, Johor. Timing 16:22 minutes, 0.4 seconds behind the Gold Medalist, Sivanesh. Welcome back from injury and we have a good fight this round.
.
It was really a tough fight. Lead the first km, and later on Siva exchange the lead for 2km. Last 2km I decided to pull the gap and took back the lead. Last km to go, Siva lead back and I followed closely behind him, not to let him go away.
.
Siva hit the bell first, he kicked, I react and follow. Last 200m he kicked again, I do my best to dig deep, stay close with him, but his kick is much more faster this time, gap of 5 - 10m between us. Last 80m to go, thinking of this is my last SUKIPT, no matter how hard it is, chase him! I kicked again, and closed the gap to 0.4 seconds.
.
Great Race with a tougher field this round.
.
Congratulation to all! Thanks for the support and cheers throughout the race! I heard all of you! Thank you so much!
.
Time to rest for tomorrow’s war: Men’s 1,500m Semi-Final: Wave 1. See you guys tomorrow!
#SUKIPT2018 #UMAthlete #MasTowerRunner
10m to km 在 Khoa Pug Youtube 的最佳貼文
Hai lúa lần đầu vào Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh và cái kết bị taxi Trung Quốc lừa sấp mặt.
- Cảnh báo các bạn đi thăm quan Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh nhé. Tất cả các xe taxi đều không chở khách du lịch bắt xe vào Tử Cấm Thành, và từ Tử Cấm Thành bắt taxi đi đều không được luôn.
- Mình từ khách sạn Hilton bắt taxi vào Tử Cấm Thành cách khoảng 1km không ai nhận chở cả, khi mình vẫy tay xin đi taxi họ dừng lại hỏi đi đâu, mình nói đi Tử Cấm Thành là họ xua tay nói không chở vào được, hỏi lý do không được vì mình không biết tiếng Trung cũng như họ không biết tiếng anh.
- Mình đành lội bộ vào Tử Cấm Thành. Lúc thăm quan xong mình đi ra thì cũng vẫy taxi để về khách sạn thì taxi dừng lại. Mình hỏi giá tiền tính sao thì họ nói 30 tệ, mà không thèm bấm số đi theo km, đi bao nhiêu trả nhiêu. Thế là mình thấy không ổn nên không đi.
- Đến chiếc thử 2 cũng thế, ông taxi cũng không bấm số mà báo giá 20 tệ luôn. Mình thấy sao kì thế, ở đây taxi toàn hô giá vậy thôi à, nên thôi thấy rẻ hơn chiếc đầu nên mình lên luôn, đưa địa chỉ về Hilton, là khách sạn ở clip đầu đó, bạn nào chưa coi thì coi lại nhé.
- Lên xe đi được 10m thì ông taxi không nói không rằng quăng 80 tệ vào mặt mình, gồm 50 tê, 30 tệ và 20 tệ. Rồi ổng nói đưa cho ổng 100 tệ, mình mới móc 20 tệ ra nói mình có 20 tệ rồi nên không cần phải thối.
- Thế là ổng chữi to lắm, nói 1 2 phải đưa cho ổng 100 tệ, mình và camera men hoảng quá nói tôi có 20 tệ không đưa 100 tệ đâu, ổng nói tiếng Trung, mình nói tiếng Việt, ai hiểu gì thì hiểu, mặc dù khá sợ nhưng mình cũng khá cứng haha.
- Thế là ổng không chở mình về theo địa chỉ Hilton, mà lái hẳn xe qua đường khác luôn, ổng hét thêm lần nữa giờ có đưa 100 tệ không. Mình mới nói sai đường rồi, không đưa, ông lấy 20 tệ thì lấy thả tui ra, tui xuống đi bộ về. Mình nói tiếng việt hết nha haha.
- Xong camera men và mình đập cửa thì ổng thấy không hù được 2 đứa mình nên ổng nói cút xuống xe. Mình đưa 20 tệ, ổng không lấy luôn. May quá đỡ tốn 20 tệ haha.
- Lúc đó may mình đi 2 đứa chứ đi 1 đứa không biết ổng chở mình đi bán nội tạng ở đâu không biết nữa, hay ổng chở đến đồng bọn trấn lột mình thì cũng bó tay. May quá. Thế là 2 đứa xuống xe mừng quá cấm mặt đi bộ 1 mạch về khách sạn luôn, không đoái hoài gì đến bắt taxi nữa mặc dù cả ngày lội bộ ở Tử Cấm Thành rồi haha.
- Mà taxi này là taxi hãng của Bắc Kinh luôn nha, không phải taxi dù đâu, các bạn cảnh giác nhé. Vì khi mình ở khách sạn lễ tân cũng gọi hãng taxi này để chở mình đi vòng vòng rồi nên mình mới yên tâm đón, taxi màu vàng xanh trong clip đó bạn.
- Tử cấm thành thì rất là rộng rồi, qua phim ảnh các bạn cũng đã thấy rồi đó :P
- An ninh siết chặt lắm, bạn phải đi qua 4 5 vòng cảnh sát, soi chiếu an ninh các thứ mới được vào đó.
- Bạn nào đến đây rồi comment cho mình biết ý kiến nhé.
- Đăng ký kênh và bật thông báo để xem những video review tiếp theo nhé.
- FB: https://www.facebook.com/pugk.youtube
- Fanpage: https://www.facebook.com/pugkpet/
