THỜI TRANG HẠ CẤP, THỨ CẤP VÀ THƯỢNG CẤP. KHI NÀO VÒNG LUẨN QUẨN MỚI KẾT THÚC?
Tranh cãi là một điều luôn cần có trong một cộng đồng, một xã hội, Tranh cãi để chúng ta biết vấn đề nào đang hiện hữu, đang xảy ra để từ đó có thể giải quyết những nút thắt – để hiểu được là những người ngoài kia đang suy nghĩ gì Nhưng cuộc đời không như là mơ và mạng xã hội Việt Nam hiện tại không phải là một nơi “thích hợp” để các cuộc tranh cãi văn minh thể hiện ra.
Trong một cuộc tranh cãi gần đây ở cộng đồng thời trang chúng ta đã nảy ra những ý kiến vô cùng “căng thẳng”, vô cùng “Bóng tối” cũng như những định kiến về “Thời trang đường phố?”, “Thời trang cao cấp” và “Thời trang avant-garde?”. Thời trang đường phố đang phá hoại nền thời trang, liệu những người đang làm streetwear có phải là những người “hạ cấp” – liệu những người đang làm các loại thời trang thiết kế có phải là “Thượng đẳng” hay không?. Muôn vàn câu hỏi, muôn vàn suy nghĩ.
Nhưng, để mình giải thích. Mảng thời trang nào – hay rộng hơn là bất kì ngành nghề nào đều có mặt lợi, măt khuyết của nó cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không chỉ là do may mắn hay nói suông mà thôi. Cho nên, mình mong các bạn khi tranh cãi một vấn đề gì thì hãy nhìn 1 bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn cũng như rút ra được bài học cho chúng ta.
“Streetwear brand dăm ba cái thương hiệu in hình, in áo”
Đúng, đa phần hiện tại những thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam khai thác khá nhiều về mảng graphic items. Áo tee, hoodie, jacket vân vân và mây mây. Xét cho rộng thì không phải mỗi Việt Nam mà cả toàn thế giới có hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu thời trang cũng làm những sản phẩm mang hình in như vậy mà có thành công nhất định/ nếu không nói là vượt ra sức tưởng tượng của chúng ta. Từ những năm 2014/2015 khi văn hóa đường phố bắt đầu tác động và ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang thì việc sử dụng graphic chẳng là một thứ gì xa lạ. Stussy, Supreme, Palace, Off-white, Vetements.. rồi sau này là cả những thương hiệu “Thời trang lâu đời” như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Balenciaga cũng nhảy vào cuộc chiến hình in này. Thế nên, đó là hơi thở của thời đại. Việc làm hình in không xấu, xấu là ở người làm – người thiết kế. Đúng không?
Các bạn nghĩ là làm hình in mà dễ à. Thế thì để mình kể cái mặt khó khi làm graphic fashion cho các bạn xem các thời trang này có “hạ cấp” không vì theo mình nó tốn khá là nhiều chất xám về măt kinh doanh trong thời điểm hiện tại đấy.
Lý luận “Làm hình in lên cái áo, cái quần rồi kêu là thời trang dễ òm”.
Nào để mình phân tích xem có dễ không nhé? Tất nhiên về tính thời trang thì không thể nào so bì được với các sản phẩm thiết kế được. Nhưng giá cả quyết định chất lượng và chất xám bỏ ra. Những graphic items các bạn thấy giá cả của chúng có rẻ hơn những sản phẩm thiết kế không? Rẻ hơn chứ, thế thì sao chúng ta đòi hỏi được điều gì.
Đúng là các streetwear brands tại Việt Nam đang phủ rộng rất nhiều lên thị trường trẻ - đặc biệt là lứa tuổi sinh năm 2000s trở lên. Giá cả không quá cao (So với mặt bằng chung), theo xu hướng, tiếp cận tốt, được mặc bởi thần tượng đã mang lại một khoản doanh thu không hề nhỏ cho các founders chú trọng tới các sản phẩm graphics. Về thiết kế hay chất liệu thì cũng dễ dàng kiếm ra giải pháp hơn so với các thương hiệu “Luxury”/”High-end” để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh, sản xuất nhiều. Nhưng – 1 chữ nhưng rất to.
Có bao giờ các bạn nghĩ thị trường thời trang đường phố còn là 1 thị trường dễ thở nữa không? Không, ngay từ khi manh nha vào khoảng năm 2014-2015 cho tới nay – streetwear đã trở thành một trong những nơi mang tính cạnh tranh khốc liệt và đào thải bậc nhất của nền công nghiệp này.
In hình? Dễ - Dễ nên cho nên ai cũng làm được. Mà ai cũng làm được thì tính thuyết phục khách hàng dù là trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Khi mà quá nhiều lựa chọn được mang tới bên cung thì bên cầu sẽ trở nên “Tinh ý” và “Khó tính hơn”. Làm thời trang mà in hình giờ để người ta biết tới mình khó như cái cách mà các bạn bắt chuyện với crush lâu năm vậy.
Hình in phải độc đáo, phải đẹp, phải bắt trend – không được khơi khơi lấy nguồn từ Pinterest nữa mà phải thực sự “đầu tư thời gian và chất xám” vào hình in đó. Lung tung là bị “Tẩy chay trên diện rộng” đấy. Chưa kể là chất lượng in, in hình đơn giản thì chất liệu vải như thế nào/ giá cả hợp lí ra sao. In hình phức tạp thì có sắc nét hay không, có thể hiện hơn được độ phô trương của graphic hay không. Kĩ thuật in bắt đầu tăng tiến dần từ in nhiệt, in decal sang DTG các thứ. Những kĩ thuật khó như là in chung 1 graphic qua 2 tấm/2 mảnh tạo thành 1 khối thống nhất cũng được áp dụng vào (Các bạn đừng tưởng in là dễ nhé, in trong thời trang cũng là 1 thứ khó nhằn đó). Để mình lấy ví dụ đơn giản cho các bạn là mấy cái áo Marcelo Burlon một thời nổi đình nổi đám ấy, các bạn thấy vậy chứ in lên viền bo cổ - in lên cạnh tay áo (Trước và sau) để trông 1 khuôn đâu phải dễ đâu.
Rồi, chưa kể vì sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn thì phải tạo được độ dày cho câu chuyện quần áo mang lại. Dù tích cực hay tiêu cực nhưng hiệu quả truyền thông/marketing/quảng cáo đến từ các streetwear local brand tới thị trường cũng ngày càng chuyên nghiệp và ngốn 1 đống tiền hơn. Bên cạnh đó để mang lại trải nghiệm “đa chiều” hơn cho khách hàng trẻ với các sản phẩm của mình – vì thực tế mà nói rằng, trải nghiệm và sử dụng các graphic items không tốn quá nhiều thời gian. Thì các streetwear brand phải đầu tư thêm trang trí cửa hàng, bài trí, concept store để tăng thêm tính cạnh tranh và độc nhất.
Một điểm đau đầu nữa là vì “Dễ làm” nên các hiện tượng bị copy, bị đạo nhái diễn ra là chuyện thường ngày ở huyện. Các founder streetwear hay làm sản phẩm hình in có đọc được bài này thì có bao giờ mọi người nhức đầu vì việc ở đâu đó trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.. lại xuất hiện 1 thương hiệu nào đó nhái y chang sản phẩm của mình chưa. Hình in thì dở tệ, giá thì khoảng 100-200k. Ảnh hưởng không hề nhỏ đến hình ảnh thương hiệu. “Dễ bị làm nhái” là 1 trong những thứ mà chắc chắn các sản phẩm hình in luôn gặp nếu nó tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Phải tạo ra điểm khác biệt, phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường, phải đầu tư đa chiều để làm “Dày” câu chuyện sản phẩm. Mình nghĩ đó là sự song hành cho với cái “Dễ” của việc làm thời trang hình in.
Có thể nó đơn giản về mặt thời trang – nhưng về mặt kinh tế, không hề đơn giản một chút nào.
OK – chuyển qua Thời trang Thiết kế, Thời trang cao cấp hay “Avant-garde”/ “Haute Couture” gì đó mình không biết. Để mình kể nỗi khổ của những founder các thương hiệu đó nhé.
Nói thẳng như thế này, không phải thương hiệu nào cũng thành công nhưng đa phần các brands mà mình biết đang găp vấn đề là “Có danh có tiếng nhưng không có miếng”. Sự cân bằng về tính thiết kế và tính doanh thu là một bài toán đau đầu cho tất cả những nhãn hàng thời trang – bất kể lớn nhỏ, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, khi có tính thiết kế thì chắc chắn nó không phải dành cho tất cả mọi người – mà là cho một phân khúc đặc biệt, cho một thị trường ngách. Nó lại quay trở lại bài toán kinh tế cho các nhà thiết kế thời trang dù không muốn cũng phải chơi vào “Fashion Business”. Bạn làm sản phẩm này cho ai, cho người nào mặc và họ - có – đủ - tiền – để - chi – trả - cho – sản – phẩm – bạn – thiết – kế - ra – hay- không. Không phải cứ khơi khơi làm gì thì làm, làm cho thỏa thích rồi không bán được. Đấy là mình gọi là làm vì đam mê, làm thỏa mãn cái tôi chứ không phải là vận hành 1 thương hiệu/ nhãn hàng thời trang.
Vì sản phẩm mang tính thiết kế nên chắc chắn phần nguyên liệu của nó cũng cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Mà cái nguồn cung vải, chất liệu Việt Nam khó khăn như thế nào – giá cả như thế nào thì hẳn ai cũng đều biết cả. Không phải nào cũng sẵn có mà có cũng chưa chắc đáp ứng được đúng kì vọng của nhà thiết kế và đủ khả năng thể hiện hết tầm nhìn thời trang của họ. Điều này sẽ dẫn tới chi phí sản xuất, đội giá lên và thời gian sản xuất bị kéo dài ra cho nên câu chuyện là “Không thể sản xuất liên tục mà phải theo mùa” để bù đắp các khoảng trống đó.
Giá thành cao, thiết kế theo mùa và dành cho thị trường đặc biệt. Vậy thì so với các thương hiệu thời trang đường phố - các thương hiệu mang tính thiết kế lại phải “đau đầu” hơn trong việc duy trì sự kết nối với khách hàng trung thành và mở rộng thị phần tiềm năng của mình. Áp lực để tính thiết kế luôn độc đáo – vốn dĩ là thứ người ta theo đuổi, áp lực để tạo ra những collections thu hút, áp lực để tạo ra những thứ đẹp nhất luôn canh cánh bên mỗi fashion designer trước và hiện nay.
Trong khoảng thời gian trống (Dành cho việc nghiên cứu/thiết kế, tìm tòi, nguyên liệu, sản xuất..) thì dòng tiền của bạn sẽ đi về đâu. Ước tính ít nhất khoảng 3-5 tháng cho 1 collection, vậy với khoảng thời gian bạn không thể kiếm tiền đến từ thương hiệu – cash flow phải làm sao để xoay chuyển và đáp ứng được tiền sinh hoạt, tiền trả xưởng, tiền trả vải, tiền trả kho, tiền trả nhân công… Các bạn đừng đùa, dù là thời trang nhưng cái này vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của 1 thương hiệu.
Dĩ nhiên, nó sẽ đi kèm theo quả ngọt
Đó là Thương hiệu của bạn sẽ được nằm ở phân khúc cao hơn – riêng biệt hơn và luôn được đánh giá cao hơn bởi thị trường cao cấp, bởi những người nổi tiếng và những kênh truyền thông phổ biến. Đó là danh, là vọng. Đồ của bạn có thể xuất hiện trên bìa tạp chí này, bìa báo kia – được người nổi tiếng này mặc, người nổi tiếng kia mặc. Tên tuổi của bạn có thể được mời phỏng vấn, làm cảm hứng. Vì tính thiết kế là độc đáo nên các vấn đề về đạo nhái/ăn cắp sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng mình đảm bảo rằng chưa chắc các thương hiệu thiết kế có doanh thu hoặc độ phủ tới nhiều người bằng các thương hiệu đường phố và chưa chắc nhiều người có thể thấu hiểu đằng sau sự hào nhoáng kia là những nỗi khổ, những đêm mất ăn mất ngủ, những suy nghĩ trằn trọc cả đêm đâu.
Mỗi một mảng, một thị trường, một phân khúc thời trang đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mỗi thứ đều mang lại cho những người sáng lập các giá trị khác nhau nhưng đi kèm là những hệ lụy không hề nhỏ. Thế nên cái nào là hạ cấp, trung cấp hay thượng cấp ư? Chẳng có cái nào cả. Chỉ có chúng ta tranh cãi nó thật là buồn cười mà thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有44部Youtube影片,追蹤數超過6萬的網紅げんじ fashion blog,也在其Youtube影片中提到,ご視聴ありがとうございます!少しでも参考になったら高評価、チャンネル登録よろしくお願いします☺︎! ➡︎https://www.youtube.com/channel/UCheQrxcAGbLeghL0lLj-HMA ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー ドメステックから...
「high fashion brands」的推薦目錄:
high fashion brands 在 ARTIFACTS Facebook 的最讚貼文
👀LOOKING FOR A SET DESIGNER / GRAPHIC DESIGNER 👀
🔍「櫥窗設計/視覺設計師」職務說明
1⃣
負責每季 ARTIFACTS/ ART HAUS/ ASPORT 櫥窗裝置設計,能夠獨自進行設計發想到發包進場流程,創造出具原創性與藝術美學的裝置作品,並清楚掌控如何在空間中呈現商品本身,傳達品牌精神與美學。
2⃣
負責 ARTIFACTS/ ART HAUS/ ASPORT 各店店內陳列道具的設計與製作,包含短期主題陳列與長期使用的店內陳列空間規劃,能夠獨自進行設計並與廠商溝通,以及發包進場流程。
3⃣
具備平面設計能力,處理 ARTIFACTS/ ART HAUS/ ASPORT 百貨製作物、主題活動視覺、與各店POP製作。
.
🔍 背景條件:
1⃣
擁有 場景設計/ 裝置設計/ 展場設計 等相關學歷,並在相關產業擁有2年以上的工作經驗。
2⃣
設計風格強烈,對藝術與設計保持高度熱忱,能夠獨立完成整體專案、擁有良好的時間掌控與責任感。
3⃣
具備使用3D空間設計軟體能力 (SketchUp 等相關軟體),以及 Photoshop 與 Illustrator 平面設計軟體能力。
4⃣
對於 High Fashion 有一定的了解與喜好,清楚熟知目前國際品牌的視覺形象操作,對於時裝、設計、藝術領域擁有高度敏銳度。
.
📧歡迎將履歷/作品集,寄至 hello@artifacts.com.tw
-
🔍Responsibilities:
1⃣
Execution of window display for ARTIFACTS/ ART HAUS/ ASPORT from design phases to actual operation. The position must be able to create original and artistic installation works with clear understanding of how to present products in spacial contexts to communicate brand’s aesthetics and essence.
2⃣
Design and production of display props for ARTIFACTS/ ART HAUS/ ASPORT stores, including planning and executing short-termed themed-based and permanent displays. Carry out design projects independently. Communicate with collaborating business partners on details and operation of projects.
3⃣
Show skills in Graphic Design to execute production of ARTIFACTS/ART HAUS/ASPORT materials, visuals for themed events, and POPs for individual stores.
.
🔍 Requirements:
1⃣
Education background and more than 2-year experiences in Set Design/ Installation Design/ Exhibition Design or related fields.
2⃣
Demonstrate strong design style and passion in arts and design. Must be equipped to complete projects independently, show excellent time management skills and responsible personality.
3⃣
Skills in 3D spacial design softwares (SketchUp and other relevant softwares) as well as Photoshop and Illustrator applications.
4⃣
Demonstrate adequate understanding and taste in high fashion, grasp of strategies and operation in visual images by international brands, and be alert to trends in fashion, design and arts.
.
📧Please send your CV to hello@artifacts.com.tw
high fashion brands 在 Facebook 的最讚貼文
VANS – từ vô danh trở thành thương hiệu footwear được yêu thích bậc nhất thế giới.
“Minh chứng cho việc GIẢN ĐƠN luôn trường tồn mãi mãi”.
Khỏi phải cần nói nhiều nữa – hẳn trong tủ mọi người ai cũng sở hữu một đôi Vans, ít thì một hai đôi, nhiều thì tới tận 05 06 đôi. Cơn sốt “Streetwear” khuynh đảo giới thời trang và đúng thời điểm đó, tại Việt Nam nổi trội lên đôi Vans Old Skool đen trắng đơn giản có thể fits mọi phối đồ. Hypebeast thì hẳn ai cũng nhớ collab Vans x FOG đình đám khiến mọi người mê muội với đôi Era. GIá cả rẻ, dễ dàng phối đồ - không quá khó để đi và luôn khiến người đi có 1 outfit clean và nhẹ nhàng nhất, Vans luôn là 1 lựa chọn tốt dành cho mọi người, từ các celebs – ngôi sao nổi tiếng – tới người thường nhất – là mình!.
Nhưng trước năm 2000s, Thương hiệu Vans chỉ là 1 thương hiệu cỏn con nằm ở California và chẳng ai biết tới. Vậy điều gì đã khiến thương hiệu này phát triển tới ngày nay với mức tài sản lên tới 3 tỉ dollars và nằm trong tủ giày của mọi nhà?
Điều này mang âm hưởng rất nhiều từ Rian Pozzebon và Jon Warren – người được mời về để tái thiết lại Vans khi vào thời điểm đầu năm 2002 – Vans còn chưa xác định được đôi giày nào là cốt lõi của mình và quan tâm đúng mức với nó (Đó là Slip-on, Old Skool và Authentic) giống như nhắc tới Converse người ta sẽ nhớ tới Chuck Taylor, Nike là Airmax, Jordan hay Adidas là Stansmith, SuperStar. Rian nói rằng “Nền tảng của classic đã có, đã tồn tại sẵn – chỉ là chưa được phát triển đúng mức hơn”. Vasn lúc đó chỉ có một số màu căn bản trong store của mình và chưa có sự đa dạng sản phẩm của mình.
Từ khi Rian và Jon vào – trọng tâm và tầm nhìn của Vans đã hướng tới một thứ mới hơn , phong cách đa dạng hơn. Nhưng cơ hội luôn đến cùng với khó khăn, khi mà làn sóng Skateboarding bùng nổ lên – Vans có nhiều lượng khách hang tiềm năng hơn nhưng đâu có dễ mà ăn được miếng bánh béo bở đó. DC và Osiris – những thương hiệu skate shoes sinh sau đẻ muộn cạnh tranh trực tiếp với Vans và khiến tỉ lệ tăng trưởng của Vans sụt giảm. Bên cạnh đó, thị trường vẫn rất ưa chuộng những đôi giày iconic như Nike Airforce 1 và Superstar Adidas khiến Vans gần như bị rơi vào sự quên lãng.
“CHỈ LÀ VANS CHƯA NHẬN THỨC ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA HỌ? DNA ĐÃ LÀM RA VANS”- JON WARREN.
Vậy giá trị cốt lõi của Vans là gì? Paul Van Doren đã thành lập công ty Van Doren Rubber tại California vào ngày 16/03/1966. Đây là 1 công ty footwear khác đặc biệt, vì ở đây giày được sản xuất tại chỗ và bán cũng trực tiếp luôn. Vans lúc đó, được chính Paul làm phần đế dày gấp đôi so với các đôi giày thương hiệu khác tại thời điểm đó – chính điều này đã làm cho những skaters chú ý đến độ bền của đôi giày Vans và độ bám của nó trên ván trượt. Hơn thế nữa đó chính là 1 văn hoá rất đường phố, không cửa hang cầu kỳ, mọi thứ đều trực tiếp. Cả Paul và con trai của mình, đều là những người hào sảng, phóng khoáng và nhiệt tình – điều này đã được các skaters đời đầu yêu thích và tin dùng Vans như cái cách tâm huyết mà cha con họ đặt vào đôi giày vậy).
Skateboarding, không ngoa khi nói rằng chính nền văn hoá này đã đưa Vans trở thành 1 trong những thương hiệu hùng mạnh nhất hiện nay. Vào thập niên 70s, 80s – skate là 1 trào lưu, một hiện tượng với các tên tuổi đi lên như Stacy Peralta, Tony Alva và Jerry Valdez. Vans nhận thấy đây là 1 cơ hội cho những đôi giày đế dày của họ - và đã thực hiện 1 bước khôn ngoan khi tặng những con người tài năng kia để “Thâm nhập” xa hơn và sâu hơn vào giới “Skater”.
Chính nhờ những con chim đầu đàn kia, Vans đã trở 1 kỉ nguyên mới, 1 hiện tượng, 1 đôi giày phải có của mọi skaters có mặt tại Mỹ thời điểm đó. Để tăng them tính bảo vệ, cổ giày được độn them để che đỡ phần mắt cá chân. Đây chính là khởi nguồn bùng nổ của Vans Old Kool – đôi giày tồn tại tới tận bây giờ. 1977 – phiên bản Vans với dải “Jazz” màu trắng thường thấy hiện nay – ra đời.
Vans rất tôn trọng các skaters và luôn đối xử rất tốt với họ - và điều đó đã khiến các skaters trung thành với Vans và lượng khách hàng của họ ngày càng nhiều và “Live for Vans, Die for Vans”. Tuy cộng đồng lúc đó còn nhỏ - nhưng chính Paul đã chia sẻ rằng “Không thể so sánh như NBA hay bóng chày, nhưng skaters rất trung thành và chúng tôi rất tôn trọng điều đó”.
Điều này đã thôi thúc Vans thả cửa cho các khách hang của họ design lên chính đôi giày của mình. Không đặt nặng nề quá về vấn đề thương hiệu, Vans cho phép các skaters tự trang trí đôi giày của họ (lên midsoles, lên upper). Sự đặc biệt của các đôi giày tự custome này còn là niềm cảm hứng của Vans cho các đợt sản xuất sau này. Nhưng sự tôn trọng và đường phố của Vans, khiến thương hiệu này gần gũi và ngày càng được yêu thích.
Nhưng – có 1 lần duy nhất. Vans đã đi trệch khỏi con đường của họ. Vans đã lấy lợi nhuận từ giá trị cốt lõi của mình – Skaters để đầu tư những mảng khác, bao gồm giày thể thao (Bóng chuyền và break-dance) và thua lỗ nặng nề. Vans đã 1 lần phá sản vào năm 1984 với khoản nợ khoảng 12 triệu đô được trả sạch vào năm 1987 – sau đó được bán cho ngân hang McCown De Leeuw vào năm 1988 – cũng chính là năm mà huyền thoại Skater (Được vinh danh bởi tạp chí Thrasher) được công bố hợp tác cùng Vans.
Trong các biến cố lớn của lịch sử và nền kinh tế của Mỹ, Vans cũng đã trải qua nhiều năm tháng thăng trầm lịch sử. Có thời điểm Vans lạc lối và ra những sản phẩm đi ngược với giá trị cốt lõi của mình khiến hình ảnh thương hiệu bị lu mờ. Đó cũng chính là lí do mà Rian và Jon góp mặt – khi tôn vinh những giá trị của Vans, những thứ đã tạo nên văn hoá của thương hiệu cùng các chiến lược kinh doanh nhằm đánh thẳng vào lượng khách hang trẻ mới với cụm từ “Exclusive”.
Vault ra đời với sự retro cùng các điểm mới – đi kèm với chất liệu tốt hơn và bền hơn cho người dùng, đặc biệt là skaters. Chính sự trở lại với những keycores để duy trì giá trị cũng như đưa thêm các yếu tố mới và không quên quá khứ của mình “Vans for the Skate” đã khiến Vans trở lại một lần nữa.
Vans quyết định mở rộng, nhưng lần này là quần áo và các phụ kiện liên quan – nhưng lần này, để tránh mắc sai lầm, Vans vẫn bám vào Basic và những thứ liên quan đến Skaters nhiều hơn. Những chiếc tee rộng, quần trouser, backpack và kính râm – khiến những skaters mê Vans có thể mua nguyên 1 outfit của họ với đôi giày V của mình – với giá cả rất hợp lí.
Cùng với đó – thời điểm của streetwear cùng nền văn hoá hiphop, đường phố lên ngôi – các rappers da màu và các celebs sinh ra từ giai đoạn 90s 2000s đã thấm nhuần văn hoá Skaters và họ luôn ưa chuộng 1 brands có tuổi đời lâu hơn các brands khác như Vans (Background quan trọng lắm chứ lị). Thế là Vans ngày càng phát triển, song song với nó là các collabs đình đám để chiều long một lượng người mua mới hơn, rộng hơn và high key #Hypebeast hơn.
Bằng cách thức tập trung vào DNA của Vans, Jon và Rian Pozzebon đã dẫn dắt Vans thực hiện một cú chuyển mình kinh ngạc. DC giờ ai còn nhớ không hehe? Nhưng Vans thì khác, thương hiệu này đã trở thành một phần của nền văn hoá Mỹ, mang tính biểu tượng của skateboarding và luôn là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người nổi tiếng. Kể cả những người không quan tâm đến fashion, sành mặc đồ thì Vans luôn là best choice của họ. Đây chính là minh chứng cho việc BASIC/SIMPLE lasts forever.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
high fashion brands 在 げんじ fashion blog Youtube 的最佳貼文
ご視聴ありがとうございます!少しでも参考になったら高評価、チャンネル登録よろしくお願いします☺︎!
➡︎https://www.youtube.com/channel/UCheQrxcAGbLeghL0lLj-HMA
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
ドメステックからインポートまでお気に入りアイテムを紹介している
instagramアカウントはこちら!
https://www.instagram.com/genji_holiday/?hl=ja
以下参考サイト
https://www.instagram.com/p/CNcobvkjcEy/?utm_source=ig_web_copy_link
https://store.inventory-iac.com/features/195
https://two-one-fig-photo.com/archives/8133
https://www.fashion-press.net/brands/4551
https://high-brands.com/fashion-brand.php?id=400&mw=2
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
《Instagram》
https://www.instagram.com/genji_official_/
《げんじのコーデはこちら!》
https://lidnm-store.com/contents/coordinate_list.php?utm_source=youtube.com&utm_medium=youtube.com&utm_campaign=YouTubegenjicode
《WEAR》
http://wear.jp/genji/
high fashion brands 在 馬天佑 Mayao Youtube 的精選貼文
Directed: Mayao
Hair: Derek Li
Makeup: Ricky Lau
Photographer: Ricky Lo
Styling: Yoyo Kwan
Editing: Eden Choi
Outfits:
Burberry
K11 Antonia
Dmop
Demo Offical
Luxe Tuxedo
-----
加入 愛馬士同學會 成為我的初級同學&榮譽班長?
https://www.youtube.com/channel/UCwVVbyZZS3lyg3dUM4yRC-A/join
-----
過嚟我 IG say個 hi 啦 @Mayaoo ❤️
http://instagram.com/mayaoo
買野想要Discount? 入嚟我個 Telegram啦 !
https://t.me/mayao_ma
-----
[改造系列]
▶️【還原靚靚拳】基情四射周漢寧,要MAN返次喇!放棄學業做演員?
https://youtu.be/2YkQL2fKcfk
▶️毒男宅男變身萬人迷 ? 髮型嘅重要性 ✨ 由頭開始改造
https://www.youtube.com/watch?v=jF0I2PGT-zI&t=3s
▶️[ “真”素人大改造 ☀️] 還原靚靚拳今次如何拯救男仕??
https://youtu.be/8PvP7CMlHRA
-----
[0號實驗室]
▶️【0號實驗室#8】黑暗森林系感覺-我有權投 with 谷祖琳Jo Koo
https://youtu.be/lP7616hkKVc
▶️【0號實驗室#7】漫畫系感覺-兩種人 with 何嘉莉Lillian
https://youtu.be/EzNzVo9XYl8
-----
[馬馬音樂]
▶️Mayao 馬天佑 《超過些》Official Music Video
https://youtu.be/mDghlLbVVxc
▶️Mayao 馬天佑 《大妄想家》Official Music Video
https://youtu.be/FCooHB7FjIM
▶️馬天佑 Mayao / 鹿角少年 (Official Music Video)
https://youtu.be/UgHZngvDnq4
-----
[Other Video]
▶️兩萬蚊入手名牌袋?你都買到Lisa揹過嘅袋!✨2020秋冬手袋分享
https://youtu.be/4VE6MC7x94U
▶️[還原靚靚拳] 國際巨星篇✨與Jessica連線扮靚靚?
https://youtu.be/WuUT3JsUi9M
▶️[試晒上咀]痴線爆靚唇膏系列??空氣絲霧唇釉全試色? 搽完即刻變高文英?? 螢光橙色效果如何??|推薦+試色
https://youtu.be/82HjcIynH_M
-----
?Please like the video and leave a message if you enjoyed it
?Instagram: http://instagram.com/mayaoo
?Facebook: http://www.facebook.com/mayaomatinyau/
?Weibo: http://www.weibo.com/mayao617
?Email: mayao@fameglory.hk
?Telegram: https://t.me/mayao_ma
?TikTok: https://vt.tiktok.com/j1uugj/
------
To brands:
If you are looking for a collaboration or wanted me to review products, here is the detail.
mayao@fameglory.hk
8/F C Wisdom Centre,
37 Hollywood Road, Central
香港荷李活道37號八樓
#記得訂閱並開啟小鈴噹 #還原靚靚拳
high fashion brands 在 Sally's Life Book Youtube 的最佳解答
My Accessory Line |
http://bit.ly/2Hklois
·
·
Merry Christmas ?
#迪士尼樂園 #主題樂園 #疫情下的香港
⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯
?Subscribe and stay tuned: https://www.youtube.com/c/SallysLifeBook ?
⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯⋯
❝ F O L L O W S A L L Y
∼∼∼∼∼∼∼∼∼
▻ Instagram: http://www.instagram.com/sallyslifebook
▻ Facebook: http://www.facebook.com/sallyslifebook
❝ B G M
∼∼∼∼∼
▻ Flying High - Declan DP
▻ benhurzz - stargaze
▻ Lilla Vargen - Downtown
❝ A B O U T S A L L Y
∼∼∼∼∼∼∼∼
This is Sally from Hong Kong. I'm sharing with you my favourite lifestyle including food, travel, shopping and fashion on my YouTube channel. Check out my Facebook or Instagram to know more about me xx.
❝ S A L L Y S A I D
∼∼∼∼∼∼∼∼∼∼
我覺得在網絡平台需要互相尊重
如果是喜歡人身攻擊說話又沒禮貌的
抱歉我也不會尊重你喔~
//
?Business Inquiries:
sallyslifebook@gmail.com
FTC: This is NOT a sponsored video! ♥
I only partner with brands, products that I like. My opinion is 100% honest and my own.
Again, thank you so much for watching ? see ya :D
Cheers,
Sally?
high fashion brands 在 Most valuable fashion brands 的相關結果
Brand 2020 Brand Value $
1 Nike $36.8 b
2 Louis Vuitton $32.3 b
3 Hermes $18.3 b ... <看更多>
high fashion brands 在 Top 15 Most Popular Luxury Brands Online In 2021 - Luxe ... 的相關結果
2021年10月27日 — Gucci is the most popular luxury brand online in 2021. In what might be of little surprise to many, Italian luxury fashion house Gucci maintains ... ... <看更多>
high fashion brands 在 Category:High fashion brands - Wikipedia 的相關結果
Subcategories ; Haute couture (6 C, 58 P) ; A. Armani (3 P) ; C · Chanel (3 C, 22 P, 2 F) ; D · Dior (1 C, 15 P). Dolce & Gabbana (4 P) ; F · Fendi (4 P). Fossil ... ... <看更多>