HỌC VÀ SỐNG Ở PHẦN LAN - REVIEW CHÂN THỰC TỐT & XẤU 👍 👎
Chắc ít ai biết Hoàng từng là một trong volunteer của HannahEd Scholarship for Vietnamese students .
Từ năm 2013 hoàng đã bắt đầu xin học bổng sang châu Âu và chị Hoa Dinh founder của HannahEd cũng hỗ trợ Hoàng trong quá trình apply. Đợt đó Hoàng apply sang Bỉ, Hà Lan và học bổng EM cuối cùng bạn chọn học trường Lappeenrata e được học ngành BioEnergy.
Hoàng có viết rất chi tiết về việc học ở Phần hi vọng sẽ có ích cho mọi người nhé. Bài hơi dài tí, mà hay á cả nhà lưu lại nha:
https://hannahed.co/review-cuoc-song-hoc-tap-o-phan-lan-ca-tot-va-xau-guong-mat-hannahed/
Xin chào mọi người,
Mình thì xong PhD ở Finland rồi. Master ở Finland luôn. Mình ở Finland hơn 6 năm. Bây h thì làm postdoc ở UK.
🥶👎
BAD SIDES.
Mình thì nói bad sides trước để cho mấy bạn làm biếng đọc, nhưng mà nhanh nhảu quá, cứ tưởng Finland là perfect có cái nhìn cẩn thận 1 tí. Yên tâm, good sides phía sau và worth reading.
1. Cảnh báo. Bạn nào mà kiểu yếu tâm lý ví dụ như hay nhớ nhà, ham đông vui, tụ tập, náo nhiệt như ở VN mình khuyên nên bỏ Finland ra khỏi list đi nha. Depression ở Finland nó consume con người dữ lắm. Depression mình nghe nói và trải qua mình nghĩ là do thời tiết. Bên đây cực kỳ lạnh và tối vào winter (rơi khoảng cuối tháng 10 tới giữa tháng 2 hoặc tháng 3, tuỳ năm). Mình ví dụ cái tolerance của con người có 1 mức activation energy nhất định, những yếu tố bên ngoài như: nhớ nhà, người yêu, bạn bè, công việc, etc nó có thể affect somewhat, chưa đủ sức gục bạn. Nhưng cái thằng thời tiết này (với nhiều người Việt mình mới qua là chưa quen) nó như catalyst kéo cái mức activation energy này xuống và rồi mình bị consume liền.
1.1. Finland này nhiều người depressed nên số người nghiện rượu và divorce tương đối cao đó.
1.2. Bản thân mình là 1 ví dụ. Hồi mình mới start Master, vẫn còn khí khái, đi làm thí nghiệm độ khoảng 7-8 h sáng lạnh âm mấy chục độ và tối mù. Về nhà tầm 6-7 h tối ta nói vẫn còn hừng hực viết bài, rồi film ảnh các kiểu, nấu ăn các kiểu. Rồi sang PhD, 1-2 năm năm vẫn còn ngon lành, 3-4 h sáng trời mùa đông mò lên trường lấy mẫu làm thí nghiệm. Vẫn vui vẻ. Còn bày đặt nói với ông thầy: “bữa t đọc bài báo trên Sciencedirect tụi nó bàn về depression của PhD. T thấy t chưa bị gì hết trơn.” Tới giữa năm thứ 3, gia đình mình đón thằng nhóc nhỏ vào cuối tháng 11. Do mới làm ba mẹ lần đầu, không biết gì hết trơn, không gia đình nội ngoại bên cạnh. Con mình không may gặp đủ thứ: da vàng, rồi dị ứng sữa. Tối cho bú xong, nó khóc (do không tiêu hoá đc), cả mình và vợ đứa nào cũng mệt lả cả ngày, đôi lúc mất kiên nhẫn hét vào mặt đứa bé có hơn mấy tháng. Vợ mình mệt và căng thẳng tới nỗi tắt sữa. Còn mình thì depressed kinh khủng, 1 phần không biết tính sao với đứa nhỏ (đi khám mấy lần đầu ko y tá, bác sỹ nào biết tại sao), 1 phần công việc nó cứ go around trong đầu, mà quan trọng nhất là mình cực kỳ ăn năn, vì mình cứ la thằng nhóc hoài. Trong đầu cố gắng nói là bình tĩnh, nhưng thiệt sự là nhiều lúc không kiềm đc, do bản thân nghỉ ngơi ko đủ, rồi thời tiết nó cũng làm ảnh hưởng tâm trạng của bản thân nữa. Vậy là mình cũng có suy nghĩ: “Hay mình quit mẹ nó cho rồi. Để khỏi nghĩ nữa, dành thời gian cho thằng nhóc. Vậy tốt cho thằng nhóc và vợ mình đc nghỉ ngơi”. Vợ mình khuyên mình hoài, kêu nghĩ kỹ. Vậy là mình viết cái lá thư cho ông thầy nói tình trạng của mình. Ổng viết lại 1 cái email dài và rất tình cảm, rồi hẹn gặp mình nói chuyện. Ổng cũng bảo là mình có chuyện, chính xác là ổng nói: “I see you not feeling well, ‘cause I always see smiles on your face”. Rồi ổng kêu mình take cái paternity leave đâu đó khoảng 1 tháng rồi quăng công việc ra 1 bên, khi nào khoẻ rồi quay lại. Mình về suy nghĩ, may mắn sao đi khám 1 bác sỹ ổng dự đoán thằng nhóc dị ứng protein sữa, vậy là kê cái đơn mới. Thằng nhóc nó bú tốt, ít trớ, mình mừng muốn khóc rồi sau đó không có take cái paternity leave luôn.
1.3. Nhiều bạn nói, depressed sao ko hẹn bạn bè ăn uống tụ tập gì đó đi. Tin mình đi, đi làm về mà lại PhD, ta nói đầu óc nó mệt lả cả ra, trời lạnh vài chục độ, bạn chỉ muốn trốn ở nhà thôi. Nếu có gia đình bạn lại còn làm biếng hơn nữa. Sống ở thành phố nhỏ, ko có xe hơi, đi bus này nọ lên city centre chỉ để ăn uống, nghĩ tới đó mình ở nhà luôn 🙂
1.4. Đại khái, mọi người đừng xem thường cái depression do weather ở Finland. Trust me, cái này là cái nó consume bạn, chứ còn mấy cái khác không ảnh hưởng mấy đâu.
2. Bên đây không có mấy cái visa scheme dành cho dạng talent. Nên trầy trật 4-5 năm get cái PhD cũng không hơn người đi làm là mấy. Không có privilege gì hết trong chuyện permanent residence permit hay citizenship gì hết, vẫn cứ phải đủ năm, đủ tháng và đủ tiếng. Không có thì nộp visa dạng thường dành cho researcher, thời hạn dựa số tiền đang có, 1000 EUR/month. Ví dụ, sau 4 năm hết fund, mà còn 12 k EUR trong tài khoảng, nộp dạng researcher đc cấp thêm 1 năm, cũng visa A. Trong lúc đó xin permanent. Nói chung bên đây không giống UK, US, hay Australia có visa cho dạng talent. Đợt mình depressed cũng 1 phần là giữa năm 3, hợp đồng còn có hơn 1 năm. Visa bên đây nó dính với contract, contract bao nhiêu nó cho valid bấy nhiêu. Nên ko có contract, thì visa hết hạn. Nên mình lo chuyện kiếm job để còn gia hạn.
2.1. Ông thầy của mình ổng cũng rất surprise. Vì ổng feel kiểu như Finland cho fund để tìm talent làm PhD, xong rồi ko có cái scheme gì giữ lại.
3. Finland họ ko có culture ép cày, nên làm 1 thời gian nhiều khi mọi người quen, thấy cũng sẽ chậm theo họ luôn. Nên ai mà kiểu dynamic quá thì nên suy nghĩ. Mà người Phần, nếu ai trúng giáo hơi lớn tuổi, họ sẽ chậm lắm.
4. Cái này thì mình nghe tâm sự lại, chưa dám hỏi trực tiếp ông thầy 🙂 Đại khái kiểu như nếu bạn dạng như superman get đc đâu đó vài chục cái fund gì đó. Mình không biết nước khác sao. Chứ ở Finland get nhiều get ít lương cũng vậy à (có comission gì không thì không biết). Họ interpret kiểu như mày get nhiều fund, mày phải chia thời gian làm nhiều cái, nên lương mày cứ fixed nhiêu đó, không có phải mày get 10 fund lương gấp 10 🙂 Mà hình như có vẻ đúng, tại mình đc ông thầy kêu làm mấy cái project lặt vặt linh tinh do trường collaborate với company, không có bonus con khỉ gì hết, trong khi PhD project vẫn làm. Có quyền ko làm PhD project, mà ra trường trễ, hết hợp đồng mình tự chịu 🙂
5. “Em cảm thấy kiểu tiền Phần Lan lúc nào cũng sẵn, chỉ cần có ý tưởng và làm là có tiền. Ngoài ra hỗ trợ tiền hội thảo, đăng bài khá thoải mái”. Not true nha. Xin tiền ở Finland là dạng siêu khó. Group mình xin rồi, mình biết, siêu competitive, và không phải nhiều tiền đâu nha. Finland hơi hơi nghèo đi rồi. Bây giờ nhiều benefit bị cắt đi hơn so với trc, nguyên nhân chủ yếu là thiếu người đóng thuế (dân số già đi), cái welfare tiếp tục phình ra trong khi nguồn thu bị giảm đi.
5.1.Tiền đi hội thảo. Tuỳ fund của group. Không phải cứ xin là đc đi. Tại khi đi ngoài tiền conference fee còn có allowance fee per day, travel fee, etc. Nên không phải xin là cho.
5.2.Đăng bài thì cũng tuỳ fund của group. Bây h Finland đang muốn promote chuyện open access, nên đa phần project có sẵn fund để publish dưới dạng open access.
6. Tiếng Phần. Dân đây đa phần ai cũng nói đc tiếng Anh, ko có áp lực lắm để học tiếng. Tiếng Phần là một trong những tiếng khó học nhất thế giới. Nên muốn học cũng phải dành nhiều thời gian dữ lắm. Mình thì bận bù đầu, đi làm về rả cả người nên không học đc. Nếu học đc thì tốt, hoà nhập hơn, sau này xin citizenship cũng dễ.
😍👍GOOD SIDES. It’s worth consideration, nha!
1. Lương bổng thì phải nói là rất generous, chắc không thua mấy nước nào hết nha. Nói về lương thì cho năm nhất rơi vào khoảng 2500 EUR/month (gross). Trừ thuế các kiểu thì còn khoảng 1900 EUR/month (net). Nếu có vợ (chưa xin đc việc), họ cho đi học tiếng Phần, trợ cấp thất nghiệp (dạng basic) tầm 400-500 EUR/month (net), yêu cầu duy nhất là nó kêu đi học thì đi học, gửi việc làm thì nộp (nhận đc hay ko thì tính sau). Nếu có con nhỏ, mỗi tháng nhận tầm 100 EUR/month/child (net).
1.1.Trường hợp của mình thì, 2400 EUR/month (gross), 1900 EUR/month. Nếu ra báo, đi học (40 credits cho toàn khoá), hội thảo, trợ giảng các kiểu contribute cho promotion. Như mình maximum gross là 3400 EUR/month, 2400 EUR/net. Tiền nhà (ở nhà dành cho sinh viên), all bills included, tuỳ vùng, như mình 550 EUR/month. Vậy đó, ăn xài tuỳ mỗi người. Nói thiệt, xài, đi chơi, về VN, không hết nổi đâu.
1.2.Nếu đc ký contract, nên join unemployment fund liền. Join trên 26 tuần, thất nghiệp đc nhận trợ cấp, cao hơn mức căn bản của nhà nước và phần trăm chính xác thì tuỳ vào quỹ và income. Giả dụ, sau 4 năm, group hết fund, thì mình nộp xin unemployment income, lấy tiền đó nuôi đề tài tiếp.
Còn một số benefit khác cả nhà đọc trong link web nha.
#HannahEdSharing #HannahEdApplystory #HannahEd #scholarshipforVietnamesstudents #HannahEdScholarshipOnlineClass
uk visa fee 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
[Apply Story] - Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Toàn Phần Bậc Thạc Sĩ ERASMUS
Cả nhà ơi em có biết tin học bổng danh giá nhất châu Âu vừa được mở hôm qua :D Chiếc học bổng Erasmus Mundus bao trọn các chi phí đi học và được di chuyển học tại các quốc gia khác nhau trong quá trình học đã chính thức được mở đơn mời gọi các sinh viên quốc tế đăng ký học. Chị lục mãi mới tìm được bài của anh TungKevin - một người anh được học bổng này cách đây 9 năm. Anh Tùng học hết cấp 3 tại Viêt Nam sau được học bổng sang Trung Quốc học, vì mới sang nên anh chưa quen cách học của các bạn Trung, GPA không tốt, tiếng Anh là con số 0 tròn trĩnh cũng không có các bài nghiên cứu khoa học xuất sắc nữa. Vậy anh đạt học bổng bằng cách nào nhỉ? Các em có tò mò giống chị không cùng đọc bài tham khảo dưới đây tìm hiểu cách xây dựng hồ sơ của anh nhé.
<3 Share/ Tag bạn bè vào cùng nhau save lại bài viết và lên kế hoạch apply học bổng thôi cả nhà ơi <3
----------------------------------------------------------------
Bây giờ đi vào mục đích chính của bài viết này là chia sẻ kinh nghiệm với các bạn. Đầu tiên là sơ qua về profile và kết quả mùa apply vừa qua của tôi:
Under. School: one in China (unranked)
Major: CS
GPA: 83/100 (ranking:N/A)
Graduated: not yet.
Awards: 2 Gov. Scholarships, 1st Prize HSG toàn diện khối chuyên Toán-Tin ĐHKHTN Hà Nội.
LoRs: 2 Chinese Associate Prof. (unknown)
Foreign languages: Chinese, English (IELTS 7.0) , basic Japanese.
No pubs, no research exp, no work exp.
Hoạt động ngoại khóa: Many.
[Admissions]: NordSecMob (RL 6x), EuMI (RL 9).
[Offers]: ICT Trento Fellowship (tuition fee+€550/month, Declined), UTS Twente (€40k, Declined), HSP for VU Ams(tuition fee+rounded-trip flight tickets+visa fee+€1380/month, Accepted).
PHẦN 1: CÂU CHUYỆN CỦA TÔI
“Thời còn đi học cấp 3, nhìn bạn bè xung quanh ai nấy cũng English pro, rồi lần lượt đi du học, trong khi tôi thì tiếng Anh gần như kém nhất lớp, nên cảm thấy rất tự ti mỗi khi nhắc đến môn học này.Thực ra tôi tin vào khả năng của mình, chỉ là do tôi chưa có điều kiện được học tiếng Anh đến nơi đến chốn mà thôi. Cái giấc mơ được học tiếng Anh của tôi cứ bùng lên rồi bị dập tắt nhiều lần, lý do chính là vì không có điều kiện, và tôi cũng không muốn làm gánh nặng cho mẹ tôi.
Sang TQ học, cái giấc mơ ấy lại bị gác lại vì phải tập trung học cho tốt tiếng Trung để đảm bảo việc học đại học. Gần 2 năm tôi không đụng một tý tiếng Anh nào, đã dốt lại càng dốt hơn. Thời gian đó tôi lại đang nghiền mạng do mới có điều kiện tiếp xúc, nên cũng hay bỏ học hoặc lên lớp chỉ để ngủ do thức đêm nhiều. Thời gian cứ như thế trôi đi, cho đến khi tôi biết có một chương trình học bổng của thành phố nơi tôi đang theo học. Số tiền SHP không thể đủ cho tôi học thêm tiếng Anh đến nơi đến chốn, nếu được học bổng này thì tôi sẽ có đủ tiền học và thi tiếng Anh. Thế là tôi nộp đơn xin học bổng này, kết quả là tôi trượt, trong khi rất nhiều bạn bè của tôi lại được… Tôi không buồn vì nguyên nhân quá đơn giản, bỏ bê học hành như tôi làm sao mà được học bổng. Thế là tôi từ bỏ Internet, quay trở lại học hành tử tế theo đúng khả năng của mình, với mục đích đạt được cái học bổng kia, để bước tiếp trên con đường thực hiện giấc mơ của mình. Chỉ trong 1 học kỳ, tôi đã bứt phá và GPA học kỳ đó đứng top 10 của khoa, để rồi niềm vui vỡ òa khi tính điểm cả năm học, tôi được học bổng của thành phố đợt tôi apply lại lần 2. Tôi bắt đầu đăng ký các lớp học tiếng Anh cơ bản ở trường, những course đầu tiên điểm khá thấp, cũng chỉ khoảng 6x/100, rồi lên dần 7x rồi 8x. Sang năm 3 tôi mới nhận được số tiền học bổng trên, và tôi đã ra quyết tâm cho mình là hết năm 3 phải có được bằng IELTS để apply học bổng học Master. Tôi ném toàn bộ số tiền vào đăng ký lớp luyện thi IELTS và đăng ký thi IELTS, cộng với mua 1 cái mp3 phục vụ cho việc học. Trong vòng 5 tháng liền, tôi hầu như không hề có một ngày nghỉ: trong tuần thì đi học từ sáng tới tối do bài vở năm 3 khá nhiều, cuối tuần thì bắt tàu điện ngầm lên trung tâm luyện thi IELTS. Tôi phải học cách sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất, để vừa đáp ứng được bài vở trên lớp, vừa có thời gian ôn thi IELTS, vừa có thời gian dành cho gia đình và tình yêu xa của tôi. Tháng cuối cùng là lúc tôi bị stress nhất, vì vừa phải làm 1 cái internship, vừa trong giai đoạn nước rút để thi IELTS. Ngay sau ngày kết thúc internship là ngày tôi thi IELTS. Và cuộc sống đã không phụ lòng người, tôi được 7.0 IELTS trong sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên của nhiều người.
Có tấm bằng IELTS trong tay, tôi coi như đã thực hiện được một nửa giấc mơ của mình, lúc đó tôi tràn đầy tự tin và nhiệt huyết để chuẩn bị hồ sơ apply học bổng toàn phần Master. Giai đoạn này tuy có lúc khó khăn và có gặp thất bại, nhưng tôi luôn lạc quan và tin rằng mình sẽ có kết quả xứng đáng với những nỗ lực và cố gắng vừa qua. Để giờ đây, tôi đã thực hiện được giấc mơ của mình, đã có được những suất học bổng danh giá và đáng tự hào.
Cảm ơn bạn bè, gia đình, người yêu đã luôn ở bên cạnh động viên tôi, giúp đỡ tôi những lúc tôi mệt mỏi nhất. Và hy vọng rằng các bạn của tôi, những người đang gặp thất bại tạm thời, sẽ tiếp tục đứng lên và đi tiếp, vì cuộc sống sẽ không phụ lòng những người cố gắng và nỗ lực hết sức mình đâu…”
PHẦN 2: ĐỊNH HƯỚNG
Tôi cũng bắt đầu như mọi người, không biết tìm kiếm học bổng từ đâu, cái mốc cũng chỉ là google với những từ khóa chung chung kiểu như “học bổng du học”, “học bổng toàn phần”, etc. Rồi tôi biết đến VietAbroader, SVDuhoc, tôi đã thức rất nhiều đêm để đọc hết những bài viết hay, những bài SoPs của mọi người, để rồi tôi biết rằng có rất nhiều người họ đã nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn như thế nào để giành được học bổng. Tôi lên giây cót tinh thần cho mình, bất chấp mọi khó khăn cũng phải cố gắng để thực hiện giấc mơ bấy lâu nay.
Vào thời điểm hết năm 3 đại học, điểm của tôi trung bình được 83/100, nhưng điểm năm 1+2 không tốt lắm, chỉ có điểm năm 3 là khá hơn một chút, vì thế tôi bắt đầu tìm kiếm những học bổng mà focus vào điểm năm 3+năm 4. Tôi cũng bắt đầu với US, nhưng rồi tôi thấy học bổng chủ yếu là cho PhD, mà bản thân tôi chưa có ý định học lên PhD, cộng với các nguyên nhân khác như là chưa có GRE…nên tôi từ bỏ US. Sau khi tìm hiểu, tôi chuyển sang Canada, vì hầu như các trường họ chỉ xét điểm của năm 3+4, và điều quan trọng là có học bổng cho bậc Master nữa. Tôi cũng tập tành email cho giáo sư này nọ, khoảng gần 100 cái cho các giáo sư ở đủ các trường, để rồi không hề nhận được câu trả lời nào khả quan… Có một bà Prof. ở trường Manitoba thì có mail qua mail lại với tôi nhiều nhất, keep contact phải đến 2 tháng, nhưng đến thời điểm cuối cùng thì bà lại bảo rằng chỉ có thể nhận tôi làm student chứ không có fund cho tôi, làm tôi ngẩn ngơ vì đã đổ vào đó khá nhiều thời gian công sức để đọc papers của bà (để dựa vào đó mà viết mail)…Sau này tôi mới nhận ra rằng do tôi thiếu Research Exp., vì thế xin học bổng kiểu contact giáo sư là rất khó. Cuối cùng, tôi chuyển hướng sang Europe và bắt đầu tìm hiểu các nguồn học bổng của Europe.
PHẦN 3: TÌM KIẾM HỌC BỔNG
Các kênh tìm kiếm thông tin học bổng của tôi như sau:
– Sử dụng các nguồn thông tin có từ TTVNOL, VietPhd, có hẳn những topics như là “Danh sách học bổng toàn phần” của chị Rome ở TTVNOL, rồi mục học bổng cơ hội các nước bên PhD, tôi ngồi đọc từng bài một rồi tổng hợp lại thông tin.
– Muốn tìm học bổng của một nước nào đó, tôi thường search site studyin+tên nước đó, rồi từ đó link đến các thông tin học bổng. Ví dụ: Study in Sweden – SWEDEN.SE
, studyindenmark.dk, www.studyinnorway.no, studyinaustralia.gov.au, www.nuffic.nl, etc. Các keyword liên quan đến học bổng là: scholarship, funding, financial aid, financial support, grant, award… các bạn cứ tìm những mục có từ khóa đó là ra thông tin.
– Sử dụng các portal về học bổng như là www.getscholarship.net, scholarship-positions.com, www.eastchance.com/anunt_index.asp?q=eu,sch&start=1
– Sử dụng các search engine chuyên dụng, ví dụ như các bạn tìm kiếm học bổng Hà Lan không thể không biết đến www.grantfinder.nl
– Tìm kiếm thông tin có sẵn ở các forum nước ngoài. Như chúng ta đều thấy là các chương trình học bổng dân TQ, Ấn Độ và Pakistan được rất nhiều, vì thế tôi tập trung tìm kiếm thông tin học bổng của forum các nước này. Các site tôi tìm được là pakistanscholarships.com (site của Pakistan, nhưng nhiều thông tin học bổng dành cho quốc tế); bbs.taisha.org, bbs.gter.net (2 forum này của TQ, không biết tiếng Trung bạn vẫn có thể dùng google translate tool để đọc hiểu http://translate.google.com).
– Sử dụng kiến thức về tìm kiếm google. Bạn cần biết đuôi viết tắt của các nước, ví dụ Đan Mạch là .dk, Thụy điển là .se, Đức là .de, Hà Lan là .nl, Bỉ là .be, vân vân. Sau đó tìm kiếm kiểu như sau:
“site:.de master scholarship”, rồi biến hóa keyword đi, thêm các từ chuyên ngành của bạn vào, sẽ ra thông tin học bổng ở các nước tương ứng.
– Theo dõi thông tin về học bổng trên website của Bộ GD&ĐT www.moet.gov.vn , Cục Đào tạo với nước ngoài www.vied.vn, và một số trường đại học tại Việt Nam như Bách khoa HN…
– Sử dụng sự quan sát và phân tích thông tin. Khi tôi ngồi đọc bài trên các forum hay website, thấy bạn nào học trường nào mà có học bổng, tôi liền google ngay về trường đó, rồi tìm đến mục học bổng của trường để tìm.
PHẦN 4: PHÂN TÍCH BẢN THÂN+LỰA CHỌN HỌC BỔNG ĐỂ APPLY
Việc lựa chọn học bổng nào để apply cũng rất quan trọng, vì rải thảm nhiều thì tốn tiền+tốn thời gian, thế nên phải “rải có chọn lọc”, làm sao cho khả năng của mình đạt học bổng là cao nhất. Muốn thế thì phải biết trong tay mình có cái gì, không có cái gì, các cụ ngày xưa đã nói “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” là như thế.
Như đã nói ở trên, khuyết điểm lớn nhất của tôi là không có kinh nghiệm nghiên cứu+kinh nghiệm làm việc và bảng điểm còn khuyết năm cuối (vì tôi apply khi mới hết năm 3). GPA tuy rằng không cao nhưng cũng có thể coi là pass, coi như thỏa mãn điều kiện cần. Điểm mạnh của tôi, tôi nghĩ là SỰ LIỀN MẠCH của các awards mà tôi đạt được, foreign languages và hoạt động ngoại khóa, cộng với một strong spirit mà tôi sẽ thể hiện trong SoP của mình. Nói qua một chút về SỰ LIỀN MẠCH của các awards, trong trường hợp của tôi tức là: kết quả học tập cấp 3 tốt, hết cấp 3 thì có học bổng đi học ở TQ, trong thời gian học ở TQ thì lại được học bổng của nơi theo học. Bản thân tôi thấy rằng đặc điểm này rất quan trọng trong bộ hồ sơ xin học bổng, nó cho hội đồng tuyển sinh thấy được sự XUẤT SẮC LIÊN TỤC của mình, và trong thư của trường VU Amsterdam giới thiệu tôi lên hội đồng xét tuyển HSP, thầy Coordinator đã nhấn mạnh đặc điểm này của tôi (điều mà tôi đã dự tính và thể hiện trong SoP khi apply vào trường). Vì thế tôi khuyên các bạn nên cố gắng thể hiện được đặc điểm này trong bộ hồ sơ xin học bổng của mình.
Sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi quyết định apply các học bổng sau:
– Erasmus Mundus course NordSecMob: tôi thích làm về InfoSec nên lúc đầu tôi chỉ apply mỗi course EM này. Vẫn biết rằng EM rất coi trọng độ phù hợp của applicant’s background với course features, thể hiện qua research exp. và work exp., tôi lại thiếu 2 thứ này, nhưng tôi vẫn muốn thử sức với nó vì tôi có đam mê và có tự làm qua một vài thứ liên quan. Tuy nhiên, cũng chính vì thiếu hụt relevant research exp. +work exp. nên phần lớn SoP của tôi nói về những việc mà tôi đã tự làm, tự nghiên cứu, vì thế nên tôi ko còn nhiều space để nói về các điểm khác, đó có lẽ là lý do khiến tôi chỉ được vào RL rank 6x. Khi biết kết quả thì tôi cũng hơi buồn vì RL thấp như vậy, nhưng nghiên cứu lại thì đó cũng là kết quả hợp lý, thứ nhất đây là application đầu tiên của tôi nên chưa có nhiều kinh nghiệm, thứ hai lý do chính là tôi không thể hiện được mình PHÙ HỢP với course này (academically).
– Cái thứ hai tôi apply là University of Twente của Hà Lan. Qua trang web www.grantfinder.nl tôi tìm thấy thông tin học bổng trường Twente(UTS 40k), đọc qua tiêu chí của họ tôi tự thấy mình cũng khá phù hợp, vì học bổng vừa yêu cầu học thuật tốt mà hoạt động ngoại khóa đóng góp cho xã hội cũng tốt, rồi khả năng lãnh đạo, tôi thấy mình đều đáp ứng được. Vì thế tôi đã apply Twente, với mục đích apply cả UTS và xin Nomination của Twente để apply HSP. Cuối cùng họ không cho tôi Nomination HSP, và ban đầu chưa cho tôi Nomination cho UTS, mà bắt tôi chờ đợi tới tháng 4 rồi họ sẽ trả lời. (Lưu ý là học bổng UTS cũng cần Nomination của khoa, rồi hội đồng học bổng của trường sẽ xét lại một lần nữa trước khi đưa ra kết quả cuối cùng). Thầy Co. của khoa mail cho tôi lý do Twente từ chối ko cho tôi Nomination HSP là vì những người được Nomination họ GPA cao hơn tôi. Biết được thông tin này, tôi có cảm nhận là Twente họ khá chú trọng đển GPA, có vẻ đây là tiêu chí họ xét đầu tiên. Thế là tôi đành từ bỏ HSP for Twente, chỉ còn trông chờ vào cơ hội với UTS. Đúng tháng 4, tôi mail lại cho thầy hỏi về UTS, và một điều quan trọng nữa là tôi gửi thêm cho thầy GPA 2 học kỳ mới nhất của tôi (khá cao 3.9x và 3.6x), vì tôi nghĩ họ “thích GPA cao”, cứ gửi thêm biết đâu để lại được ấn tượng và được nominate lên. Quả đúng như vậy, thầy đã nominate tôi lên hội đồng học bổng của trường, và yêu cầu tôi gửi bảng điểm cụ thể của 2 học kỳ này+thesis subject mà tôi đang làm. Finally, tôi được UTS 40k. Như vậy sự phán đoán và tự tin dám làm theo phán đoán của mình cũng rất quan trọng các bạn ạ, vì thế gặp tình huống hãy chịu khó suy nghĩ và đưa ra reaction thật chuẩn.
– Cái thứ 3 tôi apply là VU Ams, với mục đích apply thêm để tăng cơ hội được HSP Nomination. Thật là may, vì VU Ams apply sau Twente khá lâu, cuối cùng lại được Nomination trước, và giúp tôi thành công với HSP. Kinh nghiệm của tôi ở đây là nên có backup cho các plan của mình, đề phòng trường hợp ko như mong muốn xảy ra.
– Cái thứ 4 tôi apply là EuMI, mặc dù năm nay course này ko chính thức như các năm trước, học bổng ko phải là 48k mà chỉ là 15k do các trường tự trích ra, nhưng tôi cứ apply backup, hơn nữa chỉ là apply online tốn có 16k VND tiền fax. Thực ra ban đầu tôi không biết thông tin này, nhưng hay theo dõi website của ICT Trento nên tôi biết năm nay họ cho học bổng của consortium, nên tôi apply, và nghĩ rằng ít người biết thông tin này nên mình có khả năng. Cuối cùng tôi vẫn vào RL rank 9, sau đó thì được ICT Trento cho học bổng trường.
– Các trường còn lại tôi apply là Westminster (UK), PoliTorino (Italy), UNSW(Australia, chuẩn bị apply End. nhưng có lẽ bh thôi).
Nói thêm một chút về lý do tôi chọn apply Hà lan và học bổng HSP: các bạn có thể thấy là hầu như ai apply EM cũng cố gắng apply HSP nếu được. Những người apply EM thì không có giới hạn 2 năm tốt nghiệp, còn HSP thì có giới hạn này, thế nên HSP vô hình chung đã thu nhỏ pool of applicants lại, đã giúp chúng tôi loại bỏ bớt những anh chị có thâm niên công tác và kinh nghiệm nghiên cứu khỏi cuộc chơi. Hơn nữa, để có được Nomination từ các trường cũng coi như là vượt qua 1 vòng. Và quan trọng hơn là trong các tiêu chí của HSP, tôi chỉ thấy có yêu cầu về mặt học thuật xuất sắc, chứ ko thấy nói gì về mặt nghiên cứu hay đi làm, đúng là cái mà tôi đang thiếu.
Một điểm nữa mà có lẽ các bạn ít để ý, đó là các trường Hà Lan thường yêu cầu cả bảng điếm cấp 3 khi apply Master (HSP thì họ nói chung chung là gửi transcripts và bằng, tôi gửi tất cả đại học và cả cấp 3). Profile cấp 3 của tôi khá tốt, càng làm tôi tự tin thêm khi lựa chọn Hà Lan và HSP. Và cuối cùng tôi đã thành công với sự quyết định sáng suốt của mình. Vì thế các bạn nào có profile cấp 3 tốt thì nên nộp cùng khi apply Hà Lan và HSP nhé, có thể sẽ là plus points đấy.
Qua kinh nghiệm của mình, tôi nghĩ việc phân tích ưu khuyết điểm của bản thân và lựa chọn học bổng phù hợp để apply đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được thành công cuối cùng. Vì thế các bạn hãy chịu khó bỏ thời gian ngồi xem lại chính mình, nhờ mọi người nhận xét, để đưa ra nước cờ tiếp theo chính xác nhất.
PHẦN 5: CHUẨN BỊ HỒ SƠ VÀ APPLY
Sau khi đã lựa chọn cho mình các học bổng để apply, thì giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và apply này chính là giai đoạn mệt mỏi nhất, nhọc nhằn nhất, quyết định trực tiếp tới việc bạn có được học bổng hay không. Vì thế các bạn phải tập trung cao nhất có thể cho giai đoạn này.
Có thể thấy rằng, những bạn có profile long lanh (GPA cao, trường top, rank cao, awards đầy mình, LoRs xịn, int’l pubs dắt lưng vài cái, kinh nghiệm làm việc tầm quốc gia quốc tế) thì việc họ apply và được học bổng probably chỉ còn là vấn đề thủ tục, hồ sơ của họ có thể mắc một vài thiếu sót nhỏ, SoP của họ có thể viết không thật hay, nhưng xét cho cùng thì họ vẫn được học bổng vì profile quá mạnh. Vậy thì chúng ta, những con người profile chỉ đủ dùng và sàng sàng nhau, có một vài mặt không thể cạnh tranh nổi với họ, làm thế nào để vẫn được học bổng. Chỉ còn một cách là đề ra chiến thuật apply hợp lý, chuẩn bị application thật cẩn thận, viết SoP LoRs thật hay, mục đích cuối cùng là maximize cơ hội được học bổng của mình, để stand out giữa hàng nghìn hồ sơ khác.
Nói qua một chút về giai đoạn chuẩn bị, tôi thấy rất nhiều bạn thi IELTS/TOEFL đúng vào lúc apply, tức là tầm khoảng tháng 9,10,11, sau đó lấy điểm có được cho vào cùng hồ sơ để nộp. Làm như vậy bạn sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị tốt cho bộ hồ sơ của mình, vì vừa phải tập trung ôn thi, vừa phải lo các thủ tục giấy tờ, rồi tìm hiểu thông tin về trường. Vậy thì tại sao không tách các việc đó ra, theo từng khoảng thời gian, để ta có được sự chuẩn bị tốt nhất cho từng giai đoạn? Time Schedule của tôi như thế này:
Tháng 7 thi xong và có điểm IELTS –>tháng 8 tìm trường, học bổng+công chứng giấy tờ–> tháng 9 viết SoP+LoRs–>tháng 10 gửi hồ sơ.
Chính vì có một kế hoạch chi tiết như vậy, nên tôi có thể tập trung đầu óc cho mỗi công đoạn để chuẩn bị tốt nhất cho bộ hồ sơ của mình. Và cũng chính vì thế mà các bước tôi làm rất thuận lợi và nhanh chóng, không gặp vướng mắc mấy.
Thế nào được gọi là đã tìm hiểu về trường và học bổng định apply?
Về cơ bản, có nghĩa là bạn đã lục tung website của trường lên, biết được entry requirements là những gì, required documents là cái gì. Nhiều bạn hỏi rằng thấy required docs trên web phải bao gồm các thứ a,b,c, nhưng mình thiếu thứ a hay thiếu thứ b thì có được không. Đã gọi là required documents thì các bạn cứ thế mà chuẩn bị cho đầy đủ, các bạn viết mail hỏi trường những thứ đó họ không trả lời cho thì cũng đừng giận. Một điều nữa là hãy đọc kỹ mục Eligibility của từng học bổng, xem mình có THỎA MÃN TẤT CẢ các điều kiện họ nêu không, để tránh mất thời gian apply và bị loại ngay từ vòng gửi xe. Nhiều bạn apply những học bổng mà họ ghi rõ ràng là chỉ dành cho EU/EEA, thế mà cứ đâm đầu vào apply??? Khi bạn tìm hiểu về trường, xin hãy đọc cái mục FAQs nữa nhé, các câu hỏi mà bạn thắc mắc đa phần là nằm ở đấy. Một số trường hợp bạn không thỏa mãn điều kiện nào đó trong mục Eligibility mà vẫn được apply, thì cứ đọc mục FAQs là có. (Nếu người khác tìm được thông tin bạn cần trên website của trường, mà bạn không tìm được, thì bạn không phù hợp để apply học bổng. Do your homework plz!)
Cơ bản là như thế, còn tìm hiểu một cách chi tiết hơn thì như sau: Google or everything (qua bạn bè, facebook, forum, networking…) để tìm các thứ liên quan đến học bổng đó: phân tích+thống kê tình hình các năm của học bổng(A), yếu tố quan trọng nhất của học bổng đó là gì(B), những người đã apply thành công học bổng đó profile+applications của họ ra sao(C). Muốn đạt được (A), (B) thì chỉ còn cách tự tìm kiếm+đọc bài+tự mình tổng hợp phân tích thông tin mà thôi. Còn muốn đạt được (C) thì ngoài các kênh thông tin trên, bạn có thể vào xem trong khoa trong trường bạn apply có mục Alumni không, nhảy vào đó đọc xem có anh chị VN nào không, đọc bài của họ xem có thu được thông tin gì không (họ học trường nào ra, làm về cái gì, etc…). Nếu mà tìm được contact của họ thì quá tuyệt vời rồi. Tìm được contact thì tốt, chịu khó liên lạc với họ để hỏi kinh nghiệm, but ask intelligent questions plz!. Hãy thể hiện mình là người có chuẩn bị, có tìm hiểu, đừng có cái gì cũng hỏi, không ai đủ kiên nhẫn và nhiệt tình để trả lời cho bạn các vấn đề cỏn con đâu.
Một vấn đề nữa là sắp xếp thông tin: đối với mỗi trường hay mỗi học bổng bạn định apply, hãy tạo một Folder riêng biệt tương ứng trên Bookmark Firefox của bạn, rồi mỗi khi đọc đến các thông tin quan trọng như là requirement, deadline, etc tất tần tật liên quan đến trường hay học bổng đó, hãy save tất cả vào Folder trên. Làm như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn đấy!
Về SoPs, LoRs:
Ngoài các yếu tố không thể thay đổi như là GPA, trường học, rank, awards…, thì các bạn chỉ còn có thể trông chờ vào SoPs, LoRs để tăng cơ hội được học bổng mà thôi. Vậy thì viết làm sao thật hay, thật thuyết phục, làm sao để stand out giữa vô vàn applications khác, là vấn đề mà bạn nào cũng quan tâm.
Để có được LoRs hay, thì bạn nên tính trước ít nhất 1 năm. Tại sao tôi lại nói như vậy? Nghĩa là trong quá trình học, bạn đã phải tự chọn cho mình những Referee tiềm năng, người mà có khả năng viết LoR hay cho bạn, hoặc bạn có thể xin chữ ký một cách dễ dàng. Sau đó thì tìm cách tiếp cận những Referee tiềm năng này, thể hiện bản thân của bạn, sao cho Referee đó có ấn tượng tốt về bạn, và HIỂU BẠN LÀ AI. Ví dụ trong trường hợp của tôi, học kỳ 1 năm 3 tôi đã để ý và chọn ra được 2 Referees tiềm năng cho mình. Sau khi đã lựa chọn như vậy, tôi bắt đầu thể hiện mình: tôi cố gắng đăng ký các khóa học mà có 2 Referees này giảng dạy, cố gắng hỏi họ các câu hỏi trên lớp, thi cố gắng đạt điểm cao. Đặc biệt hơn, kỳ mùa hè năm 3 tôi đã chọn một người trong số họ làm Supervisor cái Internship của tôi (và tôi còn được vị này chọn làm team leader nữa). Vì thế, mặc dù 2 Referees của tôi không hề có tiếng tăm, nhưng LoRs mà họ cho tôi thì phải nói là Fantastic!!!
Tới quá trình viết, kinh nghiệm của mọi người+cách viết thì rất nhiều rồi, ở đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc viết SoPs và LoRs:
– Tùy theo yêu cầu và tiêu chí của từng học bổng mà viết SoPs+LoRs sao cho người đọc thấy mình PHÙ HỢP với tiêu chí của học bổng đó nhất.
– Thực hiện vòng tuần hoàn Reading—Writing—Revising, tức là đầu tiên đọc những bài mẫu để học cách viết của họ, tìm ý tưởng; sau đó bắt tay vào viết; viết xong thì nhờ mọi người sửa+bản thân mình sửa. Cứ lặp đi lặp lại như vậy đến khi nào có được một bản ưng ý thì thôi.
– Khi viết thì lập Outline các ý cần viết trước (theo kiểu gạch đầu dòng), sau đó phát triển lên thành một bài hoàn chỉnh. Cố gắng TRẢ LỜI HẾT các câu hỏi mà học bổng đó yêu cầu, cố gắng BALANCE các ý, và CONNECT các ý với nhau.
– Trong SoPs hãy cố gắng đề cập nhiều nhất có thể đến những gì KHÔNG CÓ trong các factors khác. Đừng nói nhiều về awards, thành tích học tập mà họ có thể thấy trong CV của bạn, hãy nói về những thứ như là bạn đã làm được những gì liên quan đến ngành học mình đang định apply (Quá khứ), tại sao bạn lại muốn học cao lên về ngành này (Hiện tại), học xong nó thì bạn đạt được cái gì theo dự định (Tương lai).
– Trong LoRs thì hãy chia các đặc điểm của mình ra để viết (HÃY NÊU VÍ DỤ CỤ THỂ CHỨ ĐỪNG VIẾT CHUNG CHUNG), và các LoRs thi thoảng giao nhau ở một hay hai đặc điểm nào đó, để hội đồng thấy được TẤT CẢ ĐIỂM MẠNH trong con người mình.
– Cách làm của bản thân tôi khi viết SoP, LoRs: download các tài liệu hướng dẫn cách viết+collect một vài sample của những người đã apply thành công các loại học bổng, sau đó print them out, rồi ngồi đọc+phân tích các mẫu câu hay, ý hay (dùng highlight pen), cuối cùng là áp dụng vào bài của chính mình với những ví dụ cụ thể của chính mình.
Chuẩn bị xong hồ sơ và gửi hồ sơ đi coi như bạn đã hoàn thành phần lớn công việc của mình rồi đấy, nhưng “công việc hậu trường” thì cũng quan trọng và không thể thiếu sót.
Gửi hồ sơ đi, bạn phải liên lạc với trường để hỏi xem họ đã nhận được hồ sơ chưa, hồ sơ có thiếu sót gì không, để kịp thời bổ sung.
Liên lạc với trường như thế nào cho hiệu quả?
Rất nhiều bạn phàn nàn về việc email hỏi trường mà mãi không thấy reply, tạo nên tâm lý lo lắng và không yên tâm. Xin lưu ý với các bạn rằng, thời điểm apply hồ sơ rất nhiều, và candidates email cho trường rất kinh khủng, nên họ không trả lời hết cũng là điều dễ hiểu. Ở đây tôi quote lại kinh nghiệm mà mình đã viết trên diễn đàn để chia sẻ với các bạn (đối với các trường ở các nước khác cũng áp dụng tương tự):
“Để Twente+các trường khác nhanh chóng reply khi mình contact hỏi han, kinh nghiệm của tớ là: mail hỏi họ tầm 7h-8h sáng (giờ bên họ) + tầm 14h-15h (giờ bên họ). Lúc đó là lúc họ bắt đầu làm việc ca sáng (or ca chiều), bạn mail tầm đó thì sẽ vào Inbox của họ ở Page đầu tiên, là cái mà họ nhìn thấy đầu tiên khi Log in vào mail~~> họ sẽ reply. Tất nhiên đó là suy đoán của riêng cá nhân mình, nhưng mình đã áp dụng cách này khá ok và họ sẽ mail lại luôn trong ngày, hoặc cùng lắm là ngày hôm sau.
Cụ thể đối với Twente, bạn mail tầm 2h chiều Vn nhé. Có thể vào đây để convert timezone: http://www.timezoneconverter.com
Thêm 1 tip nữa đó là cái subject của mail, subject attractive 1 tý thì họ sẽ chú ý hơn. Ví dụ bất kể hỏi cái gì, mình cũng để subject là :”Did you receive my application package?”, hơi củ chuối 1 tý nhưng mà đc việc ”
Các công đoạn như vậy coi như xong, giờ thì chỉ còn chờ đợi mà thôi. Lưu ý trong giai đoạn này vẫn nên giữ liên lạc với trường, để họ có yêu cầu gì mình còn đáp ứng ngay.
PHẦN 6. NHẬN KẾT QUẢ VÀ QUYẾT ĐỊNH
Trong toàn bộ quá trình apply học bổng, yếu tố may mắn cũng luôn được mọi người nhắc đến. Bản thân tôi thì quan niệm rằng, yếu tố may mắn cũng có thể do bản thân chúng ta tạo nên. Bằng cách nào ư? Đó là cố gắng giúp đỡ mọi người xung quanh, thì cuộc sống sẽ mang lại may mắn cho mình.
Nếu bạn nhận được nhiều học bổng, thì từ chối các học bổng mà bạn không định đi một cách nhanh chóng cũng là một cách để giúp đỡ và tạo cơ hội cho người khác đấy. Vì thế xin hãy quyết định nhanh chóng và take action nhé!
PHẦN 7. LỜI KẾT
Mong rằng những kinh nghiệm trên đây của tôi có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình chinh phục học bổng toàn phần, thực hiện giấc mơ du học của bản thân. Và khi đã thành công rồi, xin hãy bỏ chút thời gian quý báu của các bạn quay lại đây chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đến sau nhé.
Source: tungkelvin.wordpress.com
Link: https://bit.ly/319W7fv
#scholarshipforvietamesestudents #hannahed #hannah #scholarship #studyingabroad #applystory #erasmusmundus
#erasmusscholarship #hannahedapplystory
uk visa fee 在 Charlene in Czech 捷克布拉格生活資訊站 Facebook 的最佳解答
當我在旅行✈️或在線購物🖥️💶時,都會用Revolut兌換外幣,現在剛好有活動,點我分享的連結進去,申辦成功後可以獲得 #300克朗!
🌿多種貨幣讓你歐洲旅遊更方便
什麼是Revolut? 🏦
Revolut為您提供實際的銀行卡(萬事達卡或Visa卡)和帳戶,您可以在其中以29種貨幣中的任何一種進行存款和存錢。帳戶和卡是免費的。每當您在餐廳,商店,在線或其他任何地方使用Revolut的卡付款時,這些錢都將以即時銀行間匯率進行兌換,無需任何費用。
什麼是獎金? 💸
在10月6日星期一以前申辦:
-申請實體銀行卡後
-帳號首次付款後可獲得300 CZK獎金
該怎麼辦? 📝
1.打開 https://revolut.com/referral/chiali9w7!G10D21 並註冊您的手機號碼以領取獎金。
2.將Revolut應用安裝到Apple或Android智能手機。
3.完成註冊過程(您的姓名,地址,電子郵件,相同的手機號碼等)
4.根據政府法規驗證您的身份(身份證照片和自拍照照片-應當與match相符)
5.用另一張銀行卡向帳戶充值Top-Up300捷克克朗(必須在您的名字上)
6.訂購Revolut卡(選擇標準免費送貨)
7.該卡將在大約2週內寄到你的地址
8.在第一次付款時將銀行卡插入刷卡機,然後輸入PIN。這將啟動非接觸式功能,之後付款就可以用感應式付款了。
9.Enjoy!
你應該知道什麼💡❗
-您必須年滿18歲。
-ATM取款免費,每月最高可達4500捷克克朗,4500克朗以後每筆收取2%的佣金。
-Revolut是英國的金融機構。
-只有居住在歐盟,挪威,冰島,英國,瑞士或澳大利亞,您才能註冊。
-請勿將其用於遊戲,彩票,業務,任何非法或成人活動。這是禁止的。
-如果您在周末需要其他貨幣,建議在周末之前兌換貨幣。
在周末,金融市場關閉,因此匯率略差一些,但仍然不錯。您可以在星期一將其換回。
-在租車公司或飛機上付款最有可能失敗。
#有居留證再申請比較好
#只有簽證的話不一定會核發
#註冊地址需寫居留證上面的歐盟地址
......
When I travel ✈️ or shop online 🖥️💶 I always use Revolut for foreign currencies, and for a limited time I'm given a promotional link with few bonuses, so I share it here. Might be useful for someone too as it's multilingual.
What is Revolut? 🏦
Revolut gives you a physical bank card (Mastercard or Visa) and account where you load up and hold your money in any of 29 currencies. Account and card are for free. Everytime you pay by Revolut's card at restaurant, shop, online or anywhere else, the money are exchanged at real-time interbank exchange rate without any fee.
What is the bonus? 💸
Until Tuesday August 27 the promotional link offers:
- Free delivery of the bank card
- 300 CZK bonus after the first payment by card
What to do? 📝
1. Open https://revolut.com/referral/chiali9w7!G10D21 and register your mobile number to claim the bonus.
2. Install the Revolut app to Apple or Android smartphone.
3. Go through the registration process (your name, address, email, same mobile number, etc.)
4. Verify your identity because of government regulations (photo of ID card and selfie photo - it should match 😂)
5. Load the account with 300 CZK by your another bank card (must be on your name)
6. Order delivery of Revolut's card (choose standard free delivery)
7. The card will arrive in about 2 weeks to your mail box
8. Insert the bank card during the first payment to the terminal and insert the PIN. This will activate the contactless feature and gives you the bonus later.
9. Enjoy!
What should you know? 💡❗
- You need to be at least 18 years old.
- ATM withdrawals are for free up to 4500 CZK/month, then with 2% commission.
- Revolut is the UK financial institution.
- You may register only if you live in the European Union, Norway, Iceland, the UK, Switzerland or Australia.
- Always add money to Revolut by bank card on your name!
- Do not use it for gaming, lottery, business, any illegal or adult activities. It's forbidden.
- If you need another currency during the weekend I recommend to exchange money before the weekend. During the weekend financial markets are closed, and thus exchange rate is a little bit worse but still good. On Monday you may exchange it back.
- Paying at car rental company or on-board of airplane will be most likely unsuccessful.
uk visa fee 在 UK SPOUSE VISA 2021 | PART 3 - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>