Phần 5 và 6 của tự truyện ông nhà thơ 16 vợ.
Anh chị em kiện cáo quá, nên biên tập rồi úp cho anh chị em đọc. Mấy hôm nay bận quá, anh chị em thông cảm.
Tự truyện nhà thơ 16 vợ: Cưới người đàn bà ‘nát nhụy tàn hoa’
Bài 5: Cưới người đàn bà “nát nhụy tàn hoa”
Vợ bỏ vào Nam mất tích, một nách nuôi 2 con nhỏ, nên tôi phải làm việc quần quật. Ngoài công việc ở công ty, tôi làm thuê ở xưởng của ông chủ tên Long ở Việt Hưng.
Thời kỳ làm thợ mộc cho ông chủ Long, ông này tìm mọi cách cưỡng ép tôi lấy em vợ của ông, tên là Mua. Tôi chưa từng gặp Mua, và tôi cũng không tha thiết gì cả. Tôi từ chối. Tôi bỏ việc.
Một chiều năm 1985, trên đường đi làm về, đạp xe dọc đường 5, đến chỗ bến xe Cầu Chui, chỗ rẽ đi Hải Phòng, tôi gặp một phụ nữ đứng chờ xe bên đường. Đã vài lần tôi gặp người phụ nữ ấy, cũng giờ ấy, đứng chờ xe bên đường trong chiều muộn. Nhưng lần này, người phụ nữ ấy mang dáng vẻ thất thần, như người mất hồn. Tôi tò mò, vòng xe ngược lại, trêu:
- Này bạn! Về đâu đấy? Giờ này làm gì còn xe. Về nhà tớ đi.
- Đây không thèm nhé!
- Đùa chút thôi. Mặt mũi gì mà sầu não thế?
Người phụ nữ giới thiệu tên Lương, quê ở Sặt (Bình Giang, Hải Dương). Mẹ chết sớm. Anh lấy vợ, sống ở Quảng Ninh. Lương ở với bố. Tuy nhiên, bố bệnh tật, nghiện rượu, bán cả nhà. Hai bố con phải dựng túp lều ở bờ ao hoang ven làng sống qua ngày.
Lương thân gái dặm trường buôn bán ngược xuôi kiếm sống. Lương mang gạo ở xuôi lên miền núi bán, rồi mang chè, măng về xuôi. Thời kỳ đó, buôn bán ngược xuôi là nghề mạt hạng. Có nhiều ruộng mới là giàu sang, no đủ.
Chuyện tình của Lương lắm éo le, đầy nước mắt. Tình đầu là thanh niên cùng quê. Hồi Lương đi đánh lưới tôm, xa nhà cả chục cây số, lưới mắc vào cọc, anh này nhảy xuống sông gỡ hộ. Lương yêu anh ta, trao đời con gái trong một nhà nghỉ ở Hải Phòng. Chiếm đoạt nàng rồi, gã viện lý do gia đình không đồng ý rồi rũ bỏ Lương.
Lương ra Quảng Ninh ở với anh trai. Một thương binh hỏi cưới. Nhà trai đã mang lễ ăn hỏi, định ngày. Thế nhưng, trước ngày cưới không xa, ngủ với Lương, thấy không còn trinh, gã bỏ của chạy lấy người.
Đời Lương thế là không còn cơ hội nữa, thôi thì nhắm mắt đưa chân làm vợ bé gã lái tàu. Gã này đã có 3 vợ, nhưng hứa như đinh đóng cột sẽ xây nhà, dựng cửa, sống chung thủy với Lương. Nhưng trêu hoa ghẹo nguyệt chán thì gã rũ bỏ Lương.
Ở tuổi 24, ba lần lỡ dở tình duyên, Lương thành gái già, không ai ngó ngàng đến nữa. Câu chuyện bi đát của “nàng Kiều”, khiến tôi xúc cảm bật thành thơ. Tôi vừa đạp xe vừa làm thơ thuật lại cuộc đời Lương. Lương ngồi sau xe ghi lại từng chữ:
“Ngồi rồi hỏi chuyện tình yêu
Nàng lắc nàng khóc ấy điều khổ đau
Gặp anh đâu phải lần đầu
Kho vàng quý báu mất lâu lắm rồi
Giờ đây còn mỗi xác thôi
Nếu anh thông cảm thì tôi tường trình
Hồi xưa tôi cũng tuyết trinh
Cũng duyên cũng dáng cũng tình yêu đương
Vừa thôi cắp sách tới trường
Mười lăm tuổi chẵn tìm đường làm ăn
Ngày ngày thả lưới trên sông
Mải làm chẳng biết người trông trên bờ
Bỗng nhiên cọc mắc lưới tơ
Tròng trành tay lái ngẩn ngơ giữa dòng
(…)
Toàn trò tinh quái quỷ ma
Dọc ngang thiên địa vành hoa cấu đài
Ối thôi nát nhụy tàn hoa
Một bông cỏ dại bị ba lần vùi
Nghe mà xa xót bùi ngùi
Cuộc đời sướng khổ thú vui lộng sòng
Thật là đau ruột buốt lòng
Chép lại để ngẫm để trông tình đời”.
Xe vừa dừng trước căn nhà nhỏ ở thị trấn Sài Đồng, thì bài thơ làm về cuộc đời Lương cũng xong. Lương vừa chép thơ vừa khóc.
Trong nhà, cậu con trai lên 6 và lên 4 của tôi đang khóc lạc giọng vì đói. Thấy cảnh vợ bỏ đi, gà trống nuôi con, Lương cũng xót xa cho phận Hành. Đời Hành và đời Lương cũng đều nát bươm như nhau cả.
Đêm ấy, Lương ở lại nhà, nấu nướng, chăm sóc hai thằng con của tôi. Ăn xong, chúng tôi tâm sự với nhau cả đêm. Cả hai kể hết sự thật về cuộc đời mình. Sớm hôm sau, Lương về quê luôn.
Như hẹn, vài hôm sau, Lương lại tìm lên nhà tôi. Ở vài ngày, Lương lại buôn hàng lên miền núi. Từ miền núi về lại tạt qua nhà tôi. Chúng tôi sống với nhau nửa nạc nửa mỡ, như người tình, như vợ chồng, nhưng lại không tình yêu, thiếu cảm xúc.
Lương không xinh, thậm chí xấu, nhưng Lương có tâm hồn lạ, sống rất quân tử. Tôi thấy Lương có thể trở thành người vợ tốt, người mẹ đảm. Tôi bí mật về Sặt tìm hiểu. Mọi điều Lương kể về bản thân đều chính xác.
Một ngày, tôi bắt xe từ Hà Nội về Sặt gặp bố Lương. Sau mấy chén rượu, tôi báo cáo:
- Báo cáo bác, vợ con bỏ đi, con cái không có người nuôi dưỡng. Con và Lương đã tìm hiểu và sâu đậm với nhau. Con xin bác cho con được cưới Lương làm vợ...
- Em nó còn bé. Anh có vợ có con, nó làm sao nuôi được. Tôi nhất định không đồng ý – Bố Lương dứt khoát.
Thất vọng, tôi ra bến xe về Hà Nội. Vừa về đến nhà, thì thấy Lương ném vali qua hàng rào nhà tôi. Hóa ra, tôi vừa đi thì Lương cãi nhau kịch liệt với bố, rồi bỏ đi theo tôi. Tôi đi chuyến xe trước, Lương đi chuyến sau. Lương bảo: “Anh cứu đời em. Anh là chỗ nương tựa, thì em theo anh”.
Ngay hôm sau, tôi lại bắt xe về Sặt gặp bố Lương để xin lỗi ông về hành động dại dột của Lương. Không ngờ ông lại đồng ý cho chúng tôi tổ chức cưới.
Hiểu hoàn cảnh tôi chưa bỏ được vợ, gia đình lại nhất quyết phản đối tôi lấy vợ khác, nên gia đình Lương đồng ý tổ chức cưới ở nhà gái. Tại nhà Lương, họ hàng, anh em thân thiết kéo đến ăn uống. Tại nhà tôi ở Sài Đồng cũng làm vài mâm, mời anh em thơ ca hò vè đến ăn nhậu suốt một ngày. Thế là chúng tôi thành vợ chồng.
Có vợ mới, tôi tu chí làm ăn, mở xưởng mộc tại nhà. Tôi dạy Lương nghề mộc, Lương học rất nhanh. Tôi nhận thêm 4 học trò, vừa đào tạo, vừa làm thợ cho mình. Lương rất đảm đang, quản lý, chỉ đạo đội thợ đâu ra đó. Lương lại đảm nhiệm nuôi hai đứa con cho tôi nên rất vất vả. Cuộc sống của chúng tôi rất no đủ.
Có tay nghề cao, nên tôi được những gia đình giàu có đặt hàng. Thời điểm đó, đại gia mới sắm được tủ bích phê cánh cong hoặc tủ đứng 3 buồng. Một cái tủ có giá 8 chỉ vàng, bằng mảnh đất thời bấy giờ. Cả xã Đa Tốn cũng chỉ có vài nhà sắm được tủ. Nhà nào có chiếc tủ đó thì vênh váo với đời lắm.
Cứ đóng xong một chiếc tủ, có tiền, tôi lại ăn chơi, rượu chè, lang bạt khắp nơi gặp gỡ bạn thơ, bình thơ. Tiêu hết tiền lại về làm anh thợ mộc. Có tiền lại thành nhà thơ. Nhà thơ Phạm Tiến Duật bảo: “Mày cứ thơ ca hò vè thế này thì phá sản có ngày”. Sau này, tôi phá sản thật. Tôi có bài thơ giễu về đời thợ mộc ham thơ của mình thế này:
“Làm thầy làm thợ lại làm thơ
Làm lắm cho nên nỗi xác xơ
Lắm lúc vểnh râu lên lớp phó
Nhiều phen trợn mắt bật tràng thơ
Nhừ tay đục đẽo mồ hôi tóe
Nát óc nghiến nghiền thần sắc trơ
Đa nghiệp, đa nghề nên dạ lép
Đáng đời thầy thợ, đáng đời thơ”
Ở với nhau một năm, Lương sinh một cậu con trai. Mải mê với thơ ca hò vè, với bạn thơ, với nhậu nhẹt, nên kinh tế của chúng tôi ngày càng sa sút. Đúng lúc ấy thì bố Lương qua đời.
Sau khi tính toán, tôi quyết định xa rời nàng thơ bằng cách bán nhà ở thị trấn Sài Đồng, đưa xưởng mộc về nhà vợ ở Sặt. Hy vọng sống ở vùng thôn quê hẻo lánh, xa rời bạn thơ, tôi tạm quên thơ thẩn, tập trung làm ăn nuôi con cái.
Dựng nghiệp ở quê Lương, tôi cũng thành công, làm ăn lên như diều. Lương sinh tiếp một cô con gái. Chúng tôi làm việc cùng nhau, trò chuyện thoải mái, cởi mở. Lương là cô gái quân tử, Lương là bạn tôi, là chị tôi, mà mẹ tôi, là bà tôi. Quá khứ của cả hai chúng tôi kể cho nhau thoải mái, nhưng không thèm quan tâm, không ghen tuông.
Những ngày ở quê, để có đất sinh nhai, suốt một năm trời, tôi cùng học trò vác đất lập ao hoang. Do bố Lương đã bán đất, bán nhà, nên chúng tôi phải dựng lều bên bờ ao hoang cạnh miếng đất đã bán để ở tạm, làm xưởng.
Thế nhưng, khi tôi lập được 1 sào ao, mảnh đất vuông thành sắc cạnh, thì anh trai của Lương từ Quảng Ninh về đòi chia. Ông chú của Lương cũng đòi phần. Cái thằng thợ mộc làm thơ, nửa điên nửa khùng như tôi, chả thích gì chuyện tranh chấp, nên tôi rút lui. Tôi đưa xưởng mộc về nhà mình ở Khoan Tế (Đa Tốn, Gia Lâm).
Ngày lấy vợ, bố mẹ đã dựng cho một ngôi nhà ngói, nhưng tôi ít về. Nhà đóng cửa để hoang. Gia đình tôi thuộc dạng giàu có, nên con cái trưởng thành, ông đều xây nhà dựng cửa cho ở riêng. Ngôi nhà ấy vẫn còn đến bây giờ. Mấy chục năm trước nó là ngôi nhà lớn, giờ là túp lều thơ.
Từ ngày tôi bỏ Hải Dương về lại làng Khoan Tế, tôi vẫn coi Lương là vợ, Lương cũng coi tôi là chồng, nhưng tình cảm của chúng tôi đã sứt mẻ, nhạt dần.
Phần 6: Đi tìm nàng thơ trên đất Thái Nguyên
Sau khi làm vài mâm cơm, báo cáo mọi người, Lương về sống với tôi. Tuy nhiên, tôi không thấy có cảm giác Lương là vợ mình. Tôi và Lương như thứ gì đó vá víu, như trò hề của số phận. Tôi vẫn thấy cuộc đời mình như trò đùa số phận, như anh hề trong một vở kịch, mà đôi khi ngẫm lại không biết nên khóc hay cười. Lương tốt tính, nhiệt tình, chỉ đạo, quản lý thợ đâu ra đó. Tôi không yêu Lương và điều lạ lùng là Lương cũng không thực sự yêu tôi. Lương có thể được thỏa mãn nhục dục, nhưng đó là chuyện khác. Có thể Lương cũng nhận thấy sự bất ổn trong tâm hồn một kẻ đa tài, đa tình, nát rượu, nát thơ ca hò vè như tôi. Lương không thể tìm được chỗ dựa từ tôi. Vậy nên, ở với tôi một thời gian, thì Lương lại về nhà mình ở Hải Dương. Thi thoảng Lương lên ở vài ngày, hoặc tôi về ở với Lương vài ngày. Từ ngày đưa Lương về làm vợ, cho đến những tháng ngày sau này, tôi nhận ra Lương là chị, là bạn, là mẹ, là bà, chứ không phải vợ tôi. Rơi vào hoàn cảnh tréo ngoe như trò hề đó, tôi lại càng rượu chè, thơ ca. Tôi làm đến cả trăm bài thơ ngẫm sự đời, lòng người.
Thế rồi, một ngày, đang đạp xe dọc đường 5 xuống Như Quỳnh (Hưng Yên), đi tìm cảm hứng thơ, tôi bóp phanh gấp khi nghe tiếng gọi thất thanh của một cô gái: “Anh ơi! Em nhờ tý!”. Một cô gái đang đi bộ, hai tay xách hai làn, một làn chứa đầy hoa quả, chè, một làn đầy quần áo. Hóa ra là một cô nàng xin đi nhờ xe. Nàng giới thiệu tên Hường, quê ở Thái Nguyên. Hường có chị gái dạy học ở xã Tân Quang. Hường cũng là giáo viên tiểu học. Năm đó Hường 24 tuổi, nhưng chưa có mối tình vắt vai. Hường kể rằng, gia đình ép lấy người cùng bản, là nông dân, không có học hành gì, chỉ biết chăm chỉ cày cuốc kiếm ăn. Hường hay chữ, có học thức, mê thơ ca, nên không chấp nhận lấy một người như vậy. Gia đình ép quá, nên Hường xin nghỉ phép, bỏ nhà xuống Hưng Yên với chị gái. Xe thả khách ở Gia Lâm, chờ mãi không bắt được xe nên cứ tha thẩn đi bộ dọc đường 5. Tôi vốn có tài bốc phét, mồm năm miệng mười, nên chỉ một lát là hai đứa như thể thân quen từ lâu lắm. Nói chuyện hợp nhau, Hường không muốn rời tôi, nên chủ động rủ tôi ra cánh đồng dạo chơi, không vào nhà chị gái nữa.
Tôi và Hường ngồi ở bờ mương ngoài cánh đồng. Tôi nói chuyện thơ ca như lên đồng. Hường cũng bị tiếng sét ái tình như tôi, nên chủ động tạo ra va chạm. Hường ngả đầu vào vai tôi. Chúng tôi ôm hôn nhau quên cả ăn trưa. Đến tận chiều tối mới chia tay nhau lưu luyến. Hường chép địa chỉ nhà ở Thái Nguyên đưa cho tôi. Tôi hứa sẽ lên Thái Nguyên để biết đồi chè, đất Thái là thế nào. Lần gặp đầu tiên ấy, Hường đã khơi lại cảm xúc cho tôi. Tôi làm rất nhiều thơ. Tôi bị nàng thơ cướp mất linh hồn. Tôi đã bị tiếng sét ái tình của Hường đánh gục. Hường không đẹp, nhưng biết nghe chuyện, hiểu biết, có đôi mắt hút hồn thơ. Tôi yêu Hường bằng cảm xúc. Với tôi, nếu đã yêu ai, thì yêu ngay từ lần gặp đầu tiên, đôi khi từ cái nhìn đầu tiên, còn đã phải gặp đến lần thứ hai, thì có một ngàn lần nữa tôi cũng không yêu được.
Vài hôm sau, không thể chờ đợi được nữa, tôi khoác túi với sách bút và đạp xe lên Thái Nguyên đi tìm nàng thơ của tôi. Đạp xe từ sáng đến đêm thì đến xã vùng núi thuộc huyện Đại Từ. Gặp nhau, cả tôi và Hường đều mừng vui khôn xiết. Nhà Hường nghèo, nhưng thanh tịnh. Ngôi nhà tranh vách đất dưới chân một quả đồi thoai thoải, chỉ ngút ngàn chè. Bố Hường mất sớm, mẹ là công dân hái chè, sao chè. Những đồi chè hoang hoải đã khiến tôi xúc cảm tuôn thơ:
“Nhờ em anh biết đất Nguyên
Nhờ em anh thấy thêm miền phía trên
Thấp cao thử sức một đêm
Núi đồi lên xuống vừa êm vừa nhoài…”
(Nhờ em - tập Thơ hỏi, NXB Lao Động)
Rồi thì:
“Xưa kia đâu biết uống trà
Nếm vài ba lạng hóa ra nghiện rồi
Lòng reo bổi hổi bồi hồi
Đê mê xao xuyến khi xơi chén trà
Ơi trà đã giúp cho ta
Ngọt nồng đắng chát đậm đà vị hương
Ơn người một nắng hai sương
Đất cằn mưa nắng đọng hương vị trà
Ơi trà man mác lòng ta
Buồn vui khuya sớm chén trà giải khuây”
(Nghiện trà - tập Thơ hỏi, NXB Lao Động)
Tôi lên chơi, mẹ Hường mổ gà cho ăn, thết đãi tử tế, dọn giường cho ngủ, nhưng thái độ thì lạnh nhạt. Tôi xin được đi lại tìm hiểu, mẹ Hường bảo: “Anh chị tìm hiểu nhau thế nào là quyền của anh chị, nhưng cái Hường là con út, nó có công ăn việc làm ổn định ở đây, tôi không muốn nó đi làm ăn xa. Anh thì lại hơn nó những 10 tuổi, chênh nhau nhiều quá, nên tôi không ủng hộ”. Thấy Hường quyết liệt, lại thấy cuộc tình đầy chông gai, nên Hường có ý lạnh nhạt với tôi. Hương tìm cách ngãng ra. Tôi và nàng không còn những lần vụng trộm đắm say quên trời đất nơi đồi chè mướt mát nữa. Buồn chán, trên đường đạp xe về, tôi làm toàn thơ thất tình.
“Một kẻ đa tình đã mến em
Sao em chẳng ngó cũng chẳng nhìn
Để cho kẻ đó buồn ngơ ngẩn
Rã rời khổ héo suốt ngày đêm
Một kẻ đa tình rất yêu em
Mà sao lạnh lẽo cứ như tiền
Thế là nó khổ đâm liều lĩnh
Nó sống tung trời tựa thằng điên
Ấy kẻ đa tình quá mê em
Khát khao mơ mộng suốt ngày đêm
Sách đèn bút mực mình tâm sự
Thẩn thơ, thơ thẩn giấc mơ tiên”
(Thất tình - tập Thơ hỏi, NXB Lao Động)
Rồi thì:
“… Ơi em ơi!
Giờ em ở nơi đâu?
Đồi hoang nóng bỏng
Hay rừng núi thâm sâu
….
Thôi em
Lỡ hẹn
Để tôi u sầu
Cô em lỡ hẹn để tôi thẫn thờ
Cô em vội vã để tôi hững hờ
Ngày ngày trông chờ
Đêm đêm mộng mơ
Tàn đời khô héo chết ngẩn ngơ
Đời sầu trọn kiếp sống bơ vơ
Sao em nỡ! Sao em nỡ! Sao em nỡ xa tôi?
Ôi thôi!
Em đã xa rồi!
Em quá xa rồi!”
(Sao em nỡ - tập Thơ hỏi, NXB Lao Động)
Đọc những vần thơ cháy bỏng tôi gửi lên Hường đã khóc. Hường tìm về Hà Nội, sống ở nhà tôi mấy ngày liền. Cả làng dèm pha vào tai Hường, cả họ tôi dèm pha vào tai Hường những điều không hay về tôi, nhưng Hường bỏ ngoài tai. Chuyện tôi có nhiều vợ Hường đã biết, vì tôi nói với Hường, nhưng Hường cũng biết trái tim tôi chỉ thuộc về nàng.
Ở Hà Nội mấy ngày, Hường về Thái Nguyên bịa chuyện với mẹ, với họ hàng, là đã ngủ với Nguyễn Đăng Hành và đã có bầu. Nếu không cưới gấp, thì cả nhà mất mặt, nên mẹ Hường đã đồng ý cho tổ chức đám cưới. Đăng Hành dù là thằng thợ mộc, thằng đóng gạch, nhưng biết làm thơ và không bao giờ nói dối, dù những lời nói dối có lợi. Thế nhưng, Hường đã ép tôi nói dối. Tôi đành nói với mẹ Hường: “Vợ con chết, bố mẹ con cũng chết hết, chỉ còn mỗi mình con, nên con chấp nhận ở rể, cốt là được làm chồng Hường”. Hường bảo, nói dối như thế để mọi người không đòi về Hà Nội điều tra hoàn cảnh của tôi. Nếu gia đình biết hoàn cảnh tôi như vậy, thì chắc chắn không ai đồng ý tổ chức đám cưới. Mẹ Hường bảo tôi về nhà chuẩn bị, rồi định ngày cưới gấp.
Biết rằng mẹ tôi phản đối, không chấp nhận đám cưới, song tôi vẫn báo cáo gia đình, hứa đây là đám cưới cuối cùng. Tuy nhiên, mẹ tôi đã nhảy dựng lên chửi rủa thậm tệ. Bà chỉ coi Lụa là con dâu duy nhất, con dâu đầu tiên và cũng là con dâu cuối cùng. Bà rủa vào mặt tôi: “Nó sống là con dâu, chết vẫn là con dâu của tao”. Bà gặp từng người trong họ tuyên bố: “Nếu ai đi cưới thằng Hành thì tao sẽ đào mả tổ lên chửi”.
Ngày cưới đã đến, chẳng kiếm được ai đại diện cho họ nhà trai, tôi liều đạp xe một mình lên Thái Nguyên. Tôi mua bánh trái, thuốc lá, rượu mang đến. Đám cưới linh đình với 30 mâm, khách khứa nườm nượp. Thấy chỉ có mình tôi, cả họ ngã ngửa, nhiều người la ó phản đối. Khách tức giận bỏ về một nửa, không ăn cỗ.
Tôi ở rể vài ngày thì về Hà Nội. Thời gian đó, tôi cứ đạp xe đi về Hà Nội - Thái Nguyên như con thoi. Rồi Hường sinh một cậu con trai kháu khỉnh. Nhưng thơ thẩn thì không ra được bài nào nữa. Lúc không còn cảm xúc thơ nữa, tôi mới tỉnh táo nhận ra rằng, tôi không thể bỏ xưởng mộc ở Hà Nội. Hường cũng không thể bỏ nghề dạy mà em phải phấn đấu cả tuổi xuân mới có được.
Thêm nữa, những ngày tôi ở rể mẹ Hường lạnh nhạt, các anh họ, chú bác thường xuyên tìm cách gây gổ, chửi bới tôi là kẻ lừa đảo. Đã vậy tôi và Hường không tìm được tiếng nói chung, nên tình cảm giữa hai người cũng lạnh nhạt dần. Hường không thư từ gì nữa. Tôi cũng không đi tìm nàng thơ của mình.
Hường là một mối tình lãng mạn, một tình yêu đẹp, nhưng do hoàn cảnh mà không gắn bó được với nhau. Thế là cứ nhạt nhòa, tan vỡ.
(Còn nữa)
Phạm Dương Ngọc ghi theo lời kể của Nguyễn Đăng Hành
Chú thích: - Nhà thơ Nguyễn Đăng Hành dùng bát gốm hứng nước mưa thưởng trà
- Những tấm ảnh anh chụp cạo trọc đầu rồi tự thờ sống mình, vì anh nghĩ khi chết sẽ chả có ai cúng.
- Lều thơ bừa bộn nhất hành tinh
同時也有18部Youtube影片,追蹤數超過5,510的網紅Thai Tony MinChak,也在其Youtube影片中提到,|Thai Tony |?????? |2021 Update 曼谷| |水門~紅綠大哥海南雞飯大比拼| | 泰大平反| |原來太多人不知道| 大家來到曼谷??去水門??吃海南雞飯?吃得多??大多數旅客都會去紅大哥??店舖吃雞飯?但係有間綠色大哥為何客人會少呢?? 今日我Thai...
「khao man gai」的推薦目錄:
khao man gai 在 那一年我們在曼谷 - 曼谷幫 Facebook 的最佳貼文
㊙這篇完全是寫給去泰國不知道該吃什麼美食?該去哪間店家?來到泰國只為享受吃吃喝喝人生的重點美食筆記!
👉說到泰國必吃,H編真的覺得說個三天三夜也說不完,所以H編依自己住在泰國多年的觀點,整理出了觀光客首次來到泰國最該先品嘗的 #15道必吃料理,還貼心附上的這 #15道美食的推薦店家,讓大家只要跟著這篇文章走,就能把所有來泰必吃美食及必吃店家一次一網打盡喔😋😋😋
✔Pad Thai 泰式炒粿條(泰式炒麵)
✔Hoi Thod 泰式蚵仔煎
✔Guay Tiew泰式米粉湯(泰式粿條)
✔Kuay Teow Reua 船麵
✔Isan Food 東北料理
✔Kanom Jeen 泰式咖哩米線
✔Tom Yum Kung 冬陰功(泰式酸辣蝦湯)
✔Pu Pad Pong Gali 咖哩炒蟹
✔Ka Prao Moo Rad Khao 打拋豬肉飯
✔Khao Man Gai 海南雞飯
✔Lad Na 泰式燴麵
✔Moo ping 泰式烤肉串
✔Khao Niew Ma Muang 芒果糯米飯
✔Roti 香蕉煎餅(印度煎餅)
✔Cha Yen 泰式奶茶
khao man gai 在 尼克的非常曼谷 Very Bangkok Love Thailand Facebook 的最佳解答
美味的泰式海南鷄飯(Khao Man Gai),讓人想念泰國啦~
•
#曼谷達人尼克 #NickSuBkk #曼谷達人 #尼克 #泰國 #AmazingThailand #Thailandinsider #OpenToTheNewShades #thailovers #タイ王国 #バンコク #タイ #タイ旅行 #バンコク旅行 #こんなタイ知らなかった #タイビーチ #LeonardoDiCaprio #タイリゾート #もっと知りタイ #ダイビング #トレッキング #旅好きな人と繋がりたい #Taipei #台北 #MandarinOriental #文華東方 #ImAfan #ChineseCuisine #MandarinOrientalTaipei #Cantonesefood #Gourmeteat #MustEat #Yage #Chinesefood #Taipeifood #Luxuryfood #MOfoodies #Taipeifoodie #MichelinStar
khao man gai 在 Thai Tony MinChak Youtube 的最佳解答
|Thai Tony |??????
|2021 Update 曼谷|
|水門~紅綠大哥海南雞飯大比拼|
| 泰大平反|
|原來太多人不知道|
大家來到曼谷??去水門??吃海南雞飯?吃得多??大多數旅客都會去紅大哥??店舖吃雞飯?但係有間綠色大哥為何客人會少呢??
今日我Thai Tony?就「泰大平反」說個大家知道??真是令你意想不到的????
#泰國 #曼谷 #水門 #紅大哥海南雞飯 #廣興海南雞飯 #tikthai
khao man gai 在 Bangkok69 Youtube 的精選貼文
The best way to get to Pratunam Area from Asok is to take a boat.
You can take the BTS or bus, but the boat will take you to Pratunam Market without any traffic jams and without having to walk for a while from the station.
The boat ride is a great way to relax and enjoy the scenery with a nice breeze.
It is not a cruise ship, so you may not feel comfortable, but you will feel a bit adventurous.
Around the Pratunam Pier, there are restaurants as well as the Pratunam Market.
There are many Thai restaurants in the area. Many of the restaurants are frequented by people who work in the area, and the prices are inexpensive.
The street is lined with popular Khao Man Gai restaurants.
00:00 MRT Phechaburi Station
00:28 ASOK Pier
01:25 MAP
01:38 BOAT
02:28 Ride Saen Saep Canal Express Boat
09:40 Pratunam Pier
12:34 Pratunam Area
13:40 Street Food Area
18:06 How to get Aosk Pier
khao man gai 在 だれウマ【料理研究家】 Youtube 的最讚貼文
◆超人気!オンライン料理教室『だれウマ部』の入会・詳細はこちら↓
https://lounge.dmm.com/detail/2399/
◆だれウマの最高傑作!『悶絶ずぼら飯』のamazonからの購入はこちらから[電子書籍版もあります]↓
https://amzn.to/31XzTRB
◆『悶絶ずぼら飯』の楽天市場からのご購入はこちらから↓
https://a.r10.to/hzCvX0
だれウマ初レシピ本である『極上ずぼら飯』が8刷目の8万部に到達致しました!
◆『極上ずぼら飯』をamazonにて購入できます↓(単行本、電子書籍どちらもあります)
https://www.amazon.co.jp/dp/4847098846
◆サブチャンネルも登録よろしくお願い致します↓
https://www.youtube.com/channel/UCG6NkcLc9gXdZiJhwukdTbQ?view_as=subscriber
『カオマンガイ』の詳しい作り方やコツ・注意点はこちらから↓
https://www.yassu-cooking.com/entry/2021/01/09/khao-man-gai
材料(2人前)
米(研いでおく) 2合
鶏がらスープの素 大さじ1
おろし生姜 4cm(1/2片)
おろしニンニク 4cm(1/2片)
ごま油 大さじ1
長ネギの青い部分 1本
鶏もも肉 1枚
◆味噌ダレ◆
長ネギの白い部分(微塵切り) 1/2本
醤油 大さじ1
酢 大さじ1
砂糖 大さじ1/2
オイスターソース 大さじ1/2
ごま油 小さじ1
味噌 小さじ1
おろしニンニク 3cm
鷹の爪(お好みで)[タネを取って微塵切り] 1本
レモン汁(お好みで) 1/8個(小さじ1)
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
『だれウマ』のブログはこちらから↓
https://www.yassu-cooking.com
『だれウマ』のTikTokはこちらから↓
http://vt.tiktok.com/J9Dcye
『だれウマ』のインスタはこちらから↓
https://www.instagram.com/dareuma_recipe
『だれウマ』のTwitterはこちらから↓
https://twitter.com/muscle1046
■ファンレター・プレゼントの宛先はこちら
株式会社Kiii
〒150-0031
東京都渋谷区桜丘町20-1
渋谷インフォスタワー17階
「株式会社 Kiiiだれウマ/学生筋肉男飯」宛
※冷蔵・冷凍が必要な、なま物の受付はできません。
⭐︎お仕事の依頼等はこちら
https://kiii.co.jp/contact/
BGM提供: http://musmus.main.jp
#カオマンガイ #鶏飯 #炊飯器