“AMONG US” in FASHION.
AMONG US – câu chuyện về những mẩu xúc xích Đức tròn vo với hai chân vẫn tiếp tục được thế giới yêu thích. Cho bạn nào chưa biết Among Us – là một concept vô cùng đơn giản khi mà bạn là 1 trong 10 phi hành đoàn ra thực hiện nhiệm vụ ngoài vũ trụ, sẽ có từ 1 đến 2 con quái vật đội lốt và mặc đồ giống bạn tranh thủ cắt đôi bạn khi bạn vào phòng điện, phòng admin.. làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, “Ném đá lại còn giấu tay” “Gắp lửa bỏ tay người” – những con Im Pót Tờ này không tiếc công đổ tội khiến bạn bị những ml đồng đội vote thả trôi giữa vũ trụ. Giống như Matthew Mcconaughey trong “Interstellar” – Christopher Nolan trôi ngoài không gian vậy. Nhưng nhìn qua đó, các bạn có thể thấy nếu “Among Us” ở thì hiện thực, thì nó tác động tới thời trang như thế nào.
Đầu tiên, mình đã đề cập tới từ “Phi Hành Gia”. Astronaut – cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến sáng tạo và màu sắc của kha khá collections, từ streetwear cho đến high-end/luxury fashion. Vào ngày 20/7/1969 – với bước chân đầu tiên của Neil Armstrong từ con tàu Apollo 11 lên mặt trăng (Lịch sử ghi như vậy, còn nguồn Liên Xô đặt chân trước thì mình không chắc) đánh dấu một bước ngoặt của loài người trong cuộc cách mạng khám phá không gian. Nó tạo tiền đề cho nhiều bộ phim, truyện tranh, nghệ thuật viễn tưởng với bối cảnh ngoài Trái Đất. Và thời trang cũng không hề ngoại lệ - với tạo mẫu được lấy trực tiếp từ những bộ astronaut/ Phi hành gia.
Để sinh tồn ngoài vũ trụ thì những bộ đồ đặc biệt được cấu tạo bằng những chất liệu siêu bền cùng với ánh bạc đặc trưng, kết hợp lồng kính tròn ở phần mũ bảo hiểm. Những dây chuyển khí O2 cũng như điều khiển các phần trợ lực cũng xuất hiện. Bộ đồ cũng khá dày vì ngoài vũ trụ lạnh tới âm trăm / ngàn độ C. Và đó là những nét tiêu biểu mà chúng ta có thể thấy trong “Among Us” cũng như các fashion items lấy ý tưởng từ chủ đề này. Khi mà rất nhiều nhà tạo mẫu/fashion designer mang lên trên các collections , trên runway hình ảnh của kính bảo hộ, màu ánh bạc – chất liệu phản quang cũng như chất liệu bóng. Alexander Mcqueen, Dior, Yves Saint Laurent.. và rất nhiều brands khác đã ứng dụng điều này lên bởi một suy nghĩ về thế giới tương lai, độc hại và hậu tận thế của con người.
Đã có quần, đã có áo thì các hãng footwear cũng nhảy vào với các concepts về “Astronaut”/ Phi hành gia. Tiêu biểu và được nhiều dân chơi hệ sneaker biết nhất hiện nay chắc là collection của Nike và Tom Sachs (Space Program: Mar Exhibit) với giá resell giờ khoảng vài ngàn đô nếu mình nhớ không nhầm, Raf Simons cũng xuất hiện với các phiên bản mang tên là “Astronaut Boot” vào năm 2010 và “Holographic Space Sneakers” vào năm 2013 với bộ màu bóng Holo được lấy ý tưởng từ “Sự phản chiếu ánh sáng mặt trời thông qua tấm kính của tàu vũ trụ”.
Về Streetwear thì sao – nó sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi mang những sản phẩm hay được mặc bởi các phi hành gia và tiêu giảm các chi tiết không “Thực dụng” đi. Logo được Yêu thích bậc nhất ở chủ đề này không có gì khác là NASA – Cơ quan Hàng Không và Vũ Trụ Hoa Kỳ. Tổ chức đã cho Neil Armstrong thành người Trái Đất đầu tiên bước chân lên Mặt Trăng. Vào năm 2017 – sản phẩm được yêu thích của Alpha Industries mang tên MA-1 Tight Apollo Jacket xuất hiện và mang lại một cơn sốt tại thời điểm đó. Trước đó 1 năm, Supreme mùa Thu Đông cũng công bố chiếc jacket in full hình phi hành gia NASA với logo Supreme in ngược.
Chà – “Among Us”, quanh chúng ta cũng nhiều thứ mà thời trang cũng liên kết nhỉ.
Search