SQUID GAME – TRÒ CHƠI CON MỰC.
Đầu tiên, xin nói luôn là mình chưa xem phim này nên đừng nói về nội dung phim và đừng tranh cãi vì nó. Thể loại sinh tồn này mình đã từng biết qua các bộ manga tiêu biểu của Nhật và series kinh dị đình đám một thời “Saw” cho nên mình cũng không mặn mà lắm với bộ phim. Anyway, có thời gian mình sẽ dành để xem như thế nào mà tạo được hiệu ứng truyền thông tốt trong người Việt như vậy.
Tuy nhiên, có rất nhiều bạn hỏi về “Thời trang trong phim” - ở đây chính là trang phục của những người tham dự trò chơi này. Mình cũng không hiểu có gì để chúng ta nói về “Trang phục trong phim” khi nó lấy bối cảnh của 1 cuộc chơi sinh tồn. Nhưng thôi không sao, nếu không dẫn dắt câu chuyện ra thời trang thì không phải là Trí Minh Lê nên chúng ta sẽ nhắc tới hai vấn đề sau đây khi đã xem qua “Squid Game – Con Mực”.
Yếu tố đầu tiên: Đồng phục – Tội phạm.
Trong các bối cảnh những tựa truyện/phim lấy nội dung trò chơi sinh tồn lấy rất nhiều cảm hứng đến từ “Ngục tù”, những kẻ phạm nhân sinh sống trong 1 môi trường hẹp được kiểm soát chặt chẽ - gắt gao và nếu vi phạm thì chỉ có 1 con đường duy nhất đó là “Ngồi lên trên ghế điện”. Chúng ta cũng chẳng quá quen với các series đình đám như “Prison break” hay bộ phim huyền thoại
“Shawshank Redemption” với những bộ đồng phục dành cho phạm nhân. Về ý tưởng có nhiều điểm kết nối khi những “Thí sinh” bị bắt vào trong 1 nơi chật hẹp, bị bắt làm những bài test thử cực khó để lộ rõ bản chất thực thụ của con người. Cho nên chẳng lấy làm lạ gì khi Squid Game cũng sử dụng concept về Prison uniform (Đồng phục tù nhân) cho bộ phim của họ.
Nói sơ qua về trang phục của các tù nhân. Đầu tiên nó thường là đồng phục, nghĩa là ai cũng như ai. Trong một môi trường mà tính “Công bằng” được cho lên trên hết khi mọi yếu tố về giai cấp, địa vị và tiền bạc ở bề nổi sẽ được tống khứ đi. Nó chỉ nằm ở việc “Mày phạm tội gì mà vào đây?” “Mày vi phạm điều gì?’ “Mày lãnh án bao nhiêu năm”. Cho nên sự “Công bằng” về giai cấp trong môi trường ngục tù là có. Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền, bạn là kẻ gia thế khủng như thế nào ngoài kia – nhưng khi đã vào tù, sức mạnh thể chất và bộ óc ranh mà thứ tiên quyết để cho bạn sống còn ở nơi khắc nghiệt này. Cho nên, thời trang là không tồn tại ở Ngục tù. Khi bạn đã vi phạm pháp luật và thể chế, bạn “Đáng” bị tước đi quyền tự do về Thời trang – về cách ăn mặc của mình. Đó là 1 dạng hình phạt, không thời trang – không còn cách thể hiện bản thân, không còn cách thể hiện địa vị và giai cấp. Nắm đấm quyết định tất cả.
Tiếp theo là về màu sắc.
Thông thường đồng phục của các tù nhân chúng ta thường thấy là màu sắc của đội bóng thành Turin – bà đầm già Juventus với trắng sọc đen. Sau này ở Mĩ còn phát triển thêm màu Cam sáng chóa để làm nổi bật phạm nhân nhằm tránh các trường hợp lợi dụng điểm mù để thực hiện hành vi vượt ngục. Cho nên trong Squid Game thì việc chọn một màu xanh lá pha trắng cũng là một cách tạo sự nổi bật dựa trên cảm hứng từ bộ quần áo màu cam. Tuy nhiên do mình chưa coi Squid Game cho nên việc chọn màu xanh lá và trắng đối với bản thân mình vẫn là 1 thứ gì tạo cảm giác “Thân thiện” - “Gần gũi” mà không tạo cảm giá dè chừng, nghi ngờ như những màu truyền thống là “Đỏ” – “Vàng” hoặc “Cam”. Concept và những trò thử thách trong Squid Game cũng mang yếu tố tuổi thơ với các màn thi xuất phát từ những trò chơi của thiếu nhi. Màu sắc trong phim cũng khá rực rỡ cho nên có thể đạo diễn và quản lý Squid Game muốn visual gần gũi, thân thiện với người xem chăng?.
Quay trở lại về “Trang phục tù trong thời trang” thì khá nhiều fashion designer nổi tiếng cũng như các thương hiệu thời trang lấy cảm hứng từ các bộ đồng phục của các phạm nhân hoặc chí ít là concept. “Orange is new Black” cũng một phần xuất phát từ màu đồng phục màu cam của các tù nhân khi nó xuất hiện hàng loạt trên các runway đến từ các brands lớn trong giai đoạn từ các năm 2010s. Những concepts sử dụng Mugshot cũng như bối cảnh là nhà tù từng xuất hiện với DSquared, Rafsimons, Heron Preston.. Các bạn có thể theo dõi series của Netflix là “Orange is new Black” để hiểu thêm về vấn đề này.
Yếu tố thứ hai: Form dáng.
Nếu bạn nào coi trong Squid Game sẽ thấy quen thuộc với “Track suits” bao gồm hoodie, zip jacket đi kèm với quần track pants – màu sắc ton-sur-ton từng làm mưa làm gió một thời trong cộng đồng thời trang đường phố Việt Nam. Dĩ nhiên nó quen thuộc với những bboy, bgirl hay những người yêu thích văn hóa hiphop khi nó gắn liền với các sản phẩm sportwear. Những bộ đồ thể thao của các thương hiệu như Nike, puma và đặc biệt là adidas đã thống trị toàn thế giới vào những năm 2000s với sự phổ rộng không chỉ đường phố mà rất nhiều ngôi sao đình đám thời đó như J.Lo, Britney Spears, Paris Hilton. Mình cũng đã có bài viết rồi nên không cần nhắc lại về kiểu dáng này. Không có gì mới mẻ để mà các bạn hỏi mình cả.
Kiểu quần áo này cũng khá phổ biến trong hệ thống các nhà tù nhưng sẽ được tinh chỉnh hoặc biến thành các bộ “Jumpsuit” – áo liền quần đặc trưng. Nhưng có 1 chi tiết mà mình không rõ lắm trong Squid game có bám sát không (Theo trailer mình xem qua là có thấy chi tiết này hiện ra). Đó là trong các trang phục “Tù” – quần áo sẽ được may liền và kiểm soát chặt chẽ, tuyệt nhiên không có phần túi. Phần túi sẽ xảy ra nguy cơ phạm nhận giấu các dụng cụ nguy hiểm dành cho việc đào tẩu hay các hành vi đe dọa an ninh cho bạn tù hay quản ngục. Nếu Squid Game là 1 bộ phim nói về sinh tồn và theo concept Ban tổ chức – Ban thực hiện và lấy quần áo cảm hứng từ Prison “nên” không có túi. Vì logic hóa rằng các người chơi trong cuộc chiến sinh tồn sẽ không thể nào “Cheat” – “ăn gian” được nếu không có cơ hội tàng trữ các vật phục vụ cho mục đích đó. Nhưng đời thật là các sản phẩm đến từ đồng phục tù nhân gần như là không có sự xuất hiện của “Pocket” – “Túi”.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「runway fashion game」的推薦目錄:
runway fashion game 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
MÀU TIÊU CHUẨN CỦA NĂM – CÓ HAY KHÔNG ẢNH HƯỞNG VỚI NỀN CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG.
Trong hai ba ngày gần đây, rất nhiều kênh báo nói về việc hai màu sẽ là màu của năm 2021 là màu vàng có tên là Illuminating (Pantone 13-0647) và màu xám có tên là Ultimate Gray (Pantone 17-5104). Hai màu này được đưa ra bởi công ty Pantone LLC – một hệ thống được lập ra để xác định các dải màu độc quyền chuyên sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là graphic design, fashion design, product design vân vân và vân vân.
Đến khi nhiều nguồn thông tin khác nhau tại Việt Nam bắt đầu đưa ra thông báo trên và đại chúng bắt đầu suy tính tới việc “Năm sau sẽ theo đuổi xu hướng, ít nhất là về màu”. Vậy thực ra – điều này có đúng không?
Về cá nhân mình, có hai quan điểm nổi bật như sau:
1. Mình hơi ngạc nhiên về hai màu của năm 2021 này. Đơn giản là nó không phải mới mẻ gì trong nền công nghiệp thời trang nói riêng và văn hóa đại chúng nói chung. Mới mẻ ở đây là việc sử dụng các tone màu này trong năm 2020, đặc biệt là các runway collection từ các thương hiệu từ năm 2019 -2020 đến nay. Vậy nguyên cớ gì mà Pantone lại chọn những màu mà các thương hiệu thời trang đã sử dụng?
2. Vậy tiêu chuẩn thực sự và ý nghĩa của “Màu của năm” là gì. Nó là một thước đo để chúng ta đi theo hay là một công cụ cho các nhãn hàng “dắt” khách hàng phải theo ý muốn của họ dựa trên lý luận là “Đây là màu của năm nè, tụi tao làm đồ theo xu hướng đó. Mua đi ku”.
Vậy – cùng phân tích nhé:
1. Năm 2020 là một năm mà ai cũng biết nó khó khăn như thế nào. Thiên tai, biểu tình, xung đột chính trị, bầu cử và đặc biệt COVID 19 đã khiến cả ngành kinh tế trì trệ và dần chạm đáy. Thời trang cũng không phải là ngoại lệ. Mình tin tưởng về một lý thuyết : “Màu của năm” 2021 là 1 chiêu do các nhãn hàng thời trang hay CEO của các công ty mẹ tác động lên Pantone để “Kích cầu khách hàng” mua sắm trong giai đoạn này.
Tại sao lại ra vào thời điểm này vậy? Thời điểm ra là vào khoảng đầu tháng 12 – các bạn biết là dịp gì không. Đối với các nước phương Tây và có Công Giáo là tôn giáo chính, tháng 12 bắt đầu một kì nghỉ dài của họ bao gồm lễ Giáng Sinh và Năm mới. Chu kì thường niên đây là giai đoạn mua sắm kinh khủng nhất dành cho 2 sự kiện đặc biệt này đến từ thị trường. Việc Pantone ra 2 màu chủ đạo “Vàng” và “Xám” càng hợp lí hơn cho giả thuyết “Cố gắng” thuyết phục người mua bỏ tiền “chạy theo xu hướng” cho năm 2021.
Để củng cố cho giả thuyết này, chúng ta hãy cùng nhìn qua các collections gần đây của các nhãn hàng thời trang lớn nhỏ để xem xem nó có phải không?
Marc Jacobs Fall/Winter 2020 đã trình diễn các bộ trang phục với màu vàng mono đơn giản xuyên suốt từ đầu đến chân của người mẫu. Chanel Fall/Winter 2020 tiếp tục thuyết phục khách hàng sự sang trọng của họ bằng các mẫu tweed jacket và chân váy cũng có ánh vàng trong đó. Moschino Pre-Fall 2021 dưới thời của Jeremy Scott vẫn tiếp tục thể hiện vibe của thập niên 60s -70s với cách sử dụng màu vàng liên kết với da beo lông thú. Phụ kiện thì cũng không phải là ngoại lệ - khi mà Bottega Veneta trình làng chiếc túi có màu vàng trong năm, Gucci còn cho màu vàng chạy xuyên suốt chiến dịch hình ảnh của họ vào Pre-fall 2021.
Màu xám cũng tương tự như vậy, Prada/Dior/Fendi/Peter Do trong các mùa Fall/Winter 2020 hoặc Pre-Fall 2021. Hay cả những thương hiệu mình mà nhắc phía trên – cũng sử dụng vậy. Nó tùy thuộc vào các fashion designer thể hiện thiết kế và trò chơi màu sắc dựa vào thể khối, chất liệu khác nhau như thế nào mà thôi.
Dù Pantone có giải thích rằng họ cho màu của năm dựa vào dữ liệu mà họ thu thập được từ các nhãn hàng thời trang thì đây cũng đặt cho mình một dấu hỏi lớn là sao các nhãn hàng lại có sự liên kết chặt chẽ như vậy. Trong mùa Fall/Winter 2020 và Pre-Fall 2021 mới nhất – tất cả đều dưới “Một luật ngầm” theo 2-3 pantone màu nhất định, những kẻ đứng sau muốn điều khiển thị trường đấy. Và như mình luôn nói với các bạn – xu hướng là do con người tạo ra, chứ không phải tự nhiên mà có. Và Pantone như 1 “bằng chứng chỉ chấp nhận độ legit” mà thôi
Kẻ đứng sau (CEO, Nhà đầu Tư) -> Các nhãn hàng thời trang -> Các kênh thông tin confirm -> K.O.Ls mặc và spam trên các platform social network -> Thị trường chạy theo -> Bán Hàng -> Tạo ra một “màu của năm” gì gì đó mới.
Màu vàng này còn đập vào mắt chúng ta một lần nữa khi mà tựa game 7 năm của CD Projekt’s (Cha đẻ của The Witcher seriers) là CyberPunk 2077 vừa được tung ra và đạt doanh thu khủng. Poster của Cyberpunk 2077 cùng dòng chữ đặc trưng cũng nhuộm đầy màu vàng, một màu vàng thể hiện sự hỗn loạn – của một thế giới hậu tận thế /high-tech và low-life/. Một cách tự nhiên, màu vàng và xám ghi đã đập vào mắt chúng ta ầm ầm như thế, khiến chúng ta tin rằng chúng là màu của năm, màu của xu hướng.
2. Tuy nhiên, không phải lúc nào theo xu hướng cũng là tốt cho các thương hiệu. Có những màu đã trở thành iconic của họ và có thể được xem là “Timeless colour of the brand”/ “Những gam màu vô giá của thương hiệu. Hãy chọn tiêu biểu nhất chắc là Chanel, hãy coi bộ sưu tập Chanel’s 2021 Metiers D’Art để xem nó khủng khiếp như thế nào, Virginie Viard thật sự muốn mang lại cho người xem hay thị trường về một iconic Chanel đậm chất cổ điển với chỉ 2 màu đơn giản là: Trắng và Đen. Mà Chanel cũng đẹp nhất là Trắng và Đen. Giới mộ điệu điên đảo – phần màu của năm sẽ được nằm ở phần details với các chi tiết bằng vàng/ vốn dĩ truyền thống với cách phối Vàng – Đen.
Bên cạnh đó, hãy nói về phần Footwears – trong khi adidas tiếp nhận thông tin và ra nguyên 1 collection hợp tác với Cyberpunk 2077 nhằm theo đuổi tham vọng tạo ra xu hướng và mix n match với các bộ cánh trên. Nike trong những lần release gần đây vẫn đứng ở cương vị “Sân chơi của tao” khi tạo ra luật của riêng họ với các phối màu đa dạng.
Vậy – thực chất “Màu của năm” có ảnh hưởng như thế nào tới nền công nghiệp. Liệu nó có công tâm nếu đứng ở vị trí là khách hàng như chúng ta. Hãy suy nghĩ về điều đó.
Còn nếu hỏi mình là gam màu của 2021 như thế nào thì mình sẽ suy nghĩ là các nhà mẫu sẽ lại chọn 1 bảng màu liên quan đến tự nhiên sau một năm 2020 đất mẹ trừng phạt con người. Những màu liên quan đến nước (Thủy), đất (Thổ), trời (Không khí) như Xanh biển/Sand, vàng nâu/ Xanh lơ sẽ được ứng dụng để mang cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng cho năm 2021.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
runway fashion game 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
GAME – CÔNG CỤ TIẾP CẬN NGẦM CỦA THỜI TRANG.
Có thể không liên quan – nhưng ai cũng biết MV top 1 trending của anh Độ MixiGaming “Stream đến bao giờ” đạt gần 11 triệu views chỉ trong khoảng 4 ngày. Về lượng người theo dõi lúc công chiếu chỉ thua kém K.O.Ls số 1 Việt Nam hiện nay là Sơn Tùng MTP – vậy điều này chứng tỏ điều gì, khi một người trong ngành công nghiệp game/stream lại có thể “đứng chung mâm” với những người làm âm nhạc?
Game streaming là một ngành không hề lạ tại Việt Nam hiện nay – chứng tỏ rằng thế hệ người xem mới (Giao thoa giữa Gen Z và Gen Y) ngày càng bị ảnh hưởng bởi những người chơi game và thứ game mà họ đang chơi. Tác động của game tới người tiêu dùng từ hình ảnh, concept, nhân vật bây giờ dễ dàng hơn nhiều. Thực sự vậy, thông qua một người kể chuyện là “Streamer” – audience hiện tại không cần một bộ máy PC được đầu tư quá nhiều tiền, một bộ Portable Wifi Console (PS5) cùng những game bản quyền khó mua, họ dễ dàng tiếp cận với toàn bộ game thông qua các kênh video streaming hiện nay như Youtube, Twitch, NimoTv, Nonolive. Có người còn đùa vui rằng – chúng ta đang chơi 1 thứ game gọi là “Youtube Gaming”. Nhưng thông qua đó, thấy được sự dễ dàng hơn rất nhiều giữa 1 người tiêu dùng và game – cả những thứ gì trong đó.
Quay trở lại ngành công nghiệp thời trang – digital marketing hay các kênh truyền thông kĩ thuật số đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Dịch Covid19 đã thay đổi hoàn toàn các cách làm truyền thống mà các nhãn hàng có thể truyền tải được sản phẩm của họ tới với khách hàng, runway/fashion week. Sự quan tâm của khách hàng, data (dữ liệu về customer behavior/ tập tính khách hàng) trở nên khan hiếm – cách thuyết phục để tăng ham muốn sắm đồ trở nên ít lựa chọn. Không trải nghiệm thực tế, các fashion brands phải tìm cách để tiếp cận người dung bằng cách gây sự tò mò cho thị trường, tăng độ nhận diện thương hiệu, các bộ collection mới thông qua các công cụ 4.0. Và như vấn đề mình đề cập từ ban đầu – Game, nghiễm nhiên trở thành công cụ tiếp cận ngầm và đầy hiệu quả của giới thời trang.
Thị trường hiện tại mạnh nhất và chi tiền nhiều nhất (và sẽ, đang và tiếp tục là thị trường chính của kinh tế thế giới sau này) là cuối Gen Y và Gen Z. Cách Game tiếp cận họ như thế nào – mình đã giải thích bên trên. Đặc biệt, game còn tạo ra sự tò mò, thú vị cho người chơi bởi nội dung và đồ họa của nó. Mức độ “gây nghiện” và “thầm thương trộm nhớ” còn cao hơn rất nhiều vì có rất nhiều người (Trong đó có cả mình) sẵn sàng chi một số tiền để mua 1 outfit in-game, 1 skin hay bị hấp dẫn bởi game được streamer thực hiện. “Hi sinh đời thật, củng cố đời game” – minh chứng đã thể hiện rằng, nhiều người xuề xòa ở cuộc sống thực nhưng có những nhân vật vô cùng chất chơi trong game. (Đó là mặt trái của game, mình xin không nhắc tới). Số tiền bỏ ra không nhỏ cũng không hề quá lớn – NHƯNG – các thương hiệu thời trang đã cực kì thành công trong việc thông qua nhân vật game (giờ không khác gì 1 KOLs đời thực cả), streamer để “dạy dỗ” khách hàng, tiếp cận ngầm với ánh mắt nhìn của họ để logo, quần áo collection của hãng đắm chìm trong nhận thức ngày qua ngày. Họ cũng dạy rằng – dù là cả trong game, cũng không quá dễ dàng để sở hữu đồ của tao, muốn nhân vật mày đẹp với khác biệt ư? Luxury hơn ư? Mua đồ của tao đi con.
CHơi 1 ván, chơi 2 ván và chơi cả trăm ván game, chục tựa game. Khách hàng và chúng ta đã được “tiêm nhiễm thành công” về sản phẩm thời trang và thương hiệu mà không hề hay biết. Trong 100% người tiếp cận được sẽ chắc chắn có tỉ lệ 70% - 80% là “Tôi muốn mặc như nhân vật trong game của mình” (Con số này mình tự cho vì dựa vào sức ảnh hưởng của Digital lên con người hiện tại). Bingo – thành công rồi đó.
Thực ra thì, việc này không phải mới mẻ. Từ những năm 2012 – Facebook đã đưa 1 platform mobile game về thời trang mang tên là Fashion Week Live. Tại game này, người chơi có thể tự do xây dựng tủ đồ của họ, tham gia các tuần lễ thời trang, outfit battle với những người chơi khác. Những thương hiệu xuất hiện trên đó cũng được mua bản quyền hay tham gia vì họ hiểu được tiềm năng. Cái mà nó chưa thành công là tại 2012 – mọi thứ còn quá mới, social network chưa bùng phát mạnh. 2016 – 2020, với cuộc chiến Instagram đọ hình, Tiktok đọ video thì mọi thứ chín hơn rất nhiều.
Off-line game cũng không hề thua kém (Đặc biệt với các streamer hiện nay). Những tựa game huyền thoại như SimCity thực chất là 1 nơi mà các thương hiệu tiếp cận tới giới trẻ, còn định hình được tính cách, độ tuổi và giới tính của khách hàng mình thông qua người chơi. Tại Simcity, những nhân vật của bạn sẽ ăn mặc sành điệu, dựa vào bộ đồ mà tiếp cận – đơn vị tiền tệ cũng dựa trên tiền thật. Người chơi bị thuộc lòng tên nhãn hiệu, cách mặc đồ căn bản nhất. Thắng lớn không? Thắng lớn.
Tùy game tùy concept mà các hang cũng nhảy vào, chúng ta có một Acronym xuất hiện trong Death Stranding, chúng ta có Marc Jacobs, Valentino, Louis Vuitton trong Animal Crossing. Khi sức ảnh hưởng quá mạnh, các nhãn hàng không chỉ xuất hiện ẩn dật mà trực tiếp collab với các nhà phát hành games. Tiêu biểu nhất là Louis Vuitton với Riots thông qua bộ đồ của nhân vật trong game tựa game League of Legends, hay Bape với PUBG.
Chắc chắn rằng – game và thời trang, sẽ càng liên hệ mật thiết và hai bên sẽ trở thành công cụ để đưa tên tuổi của nhau đi lên.